2.2. Tình hình sản xuất rau trên thế giới và Việt Nam
2.2.3. Tình hình sản xuất rau xanh trong nước
Việt Nam là nước đứng thứ 3 trong Top sản xuất rau trên thế giới sau Trung quốc và Ấn Độ. Việt Nam là nước nông nghiệp có khí hậu, đất đai phù hợp với điều kiện trồng rau, các sản phẩm rau của Việt Nam rất đa dạng, từ các loại rau nhiệt đới như rau muống, rau ngót, rau cải đến các loại rau xứ lạnh như xu hào, bắp cải, cà rốt... rau cải chíp là rau được ưa chuộng trong mỗi gia đình, lượng tiêu thụ ở nước ta là rất lớn, vì thế rau cải chíp được trồng ở rất nhiều nơi trên khắp cả nước, như ở Bắc Giang, Hà Nội, Hưng Yên, Lâm Đồng (Wikipedia, 2016).
Ở nước ta, rau cải chíp là một loại cây rất phổ biến, được trồng trong nhiều vườn gia đình phục vụ cho bữa ăn thường ngày. Ngoài lượng rau cải chíp được sử dụng trong nước thì hàng năm có hàng trăm tấn rau cải chíp được xuất khẩu ra nước ngoài, chủ yếu xuất khẩu sang Đài Loan, Singapore, Mỹ,… Năm 2009, kinh ngạch xuất khẩu rau cải chíp đạt 1,9 triệu USD (Tổng công ty rau quả Việt Nam, 2010).
Ngoài ra hiện nay chúng ta có khoảng 70 loài thực vật được sử dụng làm rau hoặc chế biến thành rau; rau trồng có khoảng hơn 30 loại, trong đó, có khoảng 15 loại chủ lực, trong số này có hơn 80% là rau ăn lá. Theo số liệu thống kê từ năm 1967 cho tới nay, sản xuất rau không ngừng tăng nhanh đáp ứng nhu cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu. Diện tích rau tập trung ở 2 vùng chính là vùng đồng bằng Sông Hồng và vùng đồng bằng Nam Bộ. Tại vùng chuyên canh rau ven thành phố Hà Nội, theo mô hình trồng rau ngoài đồng 4 vụ, thu nhập bình quân 76 - 83 triệu đồng/ha/năm, trong nhà lưới 124 - 153 triệu là mức có thu nhập cao so với 26,8 triệu đồng/ha bình quân của ngành trồng trọt (Trần Khắc Thi và cs, 2005) [27].
Bảng 2.3. Diện tích, năng suất, sản lượng rau của Việt Nam qua các năm Năm Diện tích
(nghìn ha)
Năng suất (tạ/ha)
Sản lượng (nghìn tấn)
2014 881,712 147,555 13.010,090
2015 802,866 165,036 13.250,188
2016 816,822 169,132 13.815,107
2017 842,638 168,951 14.236,489
2018 865,681 171,883 14.879,631
(Nguồn: FAOSTAT, 2020) [30]
Qua bảng 2.3 cho thấy:
Về diện tích: Theo số liệu thống kê của FAO những năm gần đây diện tích trồng rau của nước ta có sự biến động nhẹ. Năm 2014 diện tích trồng rau là 881,712 ha. Sau đó diện tích giảm xuống còn 802,866 ha năm 2015 và tăng dần lên từ năm 2015 đến năm 2018 tăng 62,815 ha.
Về năng suất: Năm 2018 có năng suất cao nhất trong 5 năm, đạt 171,883 tạ/ha. Năm 2014, năng suất thấp nhất (147,555 tạ/ha). Năng suất rau có chiều hướng tăng, năm 2014 đạt 147,555 tạ/ha đến năm 2018 năng suất rau nước ta là 171,883 tạ/ha. Như vậy sau năm năm năng suất rau nước ta tăng lên 24,328 tạ/ha.
Về sản lượng: Sản lượng rau có chiều hướng gia tăng, năm 2000 đạt hơn 6 triệu tấn tăng 81% so với năm 1990, mức tăng sản lượng trung bình hằng năm từ 1990-2000 là xấp xỉ 260 nghìn tấn. Do diện tích tăng nhanh dẫn đến sản lượng rau ở nước ta tăng lên đáng kể từ 13.010,090 tấn năm 2014 đến năm 2018 sản lượng rau nước ta là 14.879,631 tấn. Như vậy sau năm năm sản lượng rau nước ta tăng lên 1.869,541 tấn. Sản lượng rau của nước ta được thu chủ yếu từ 2 vùng chính đó là vùng chuyên canh rau ven thành phố và vùng rau luân canh với cây lương thực.
Tuy nhiên, cùng với sự hình thành và phát triển của các thành phố, khu công nghiệp, khu dân cư thì các vùng trồng rau mới cũng được hình thành và phát triển nhằm cung cấp thực phẩm cho người tiêu dùng. Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu rau quả (2018), trong những năm gần đây những loại rau được xác định có khả năng phát triển để cung cấp sản phẩm cho xuất khẩu là cà chua, dưa chuột, đậu rau, ngô rau.... phát triển mạnh cả về quy mô và sản lượng, trong đó sản phẩm hàng hoá chiếm tỷ trọng cao. Hiện nay sản xuất rau ở Việt Nam được tập trung ở 2 vùng chính:
Vùng rau chuyên canh tập trung ven thành phố, khu tập trung đông dân cư chiếm 46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước. Sản xuất rau ở vùng này chủ yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Chủng loại rau vùng này rất phong phú bao gồm 60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu. Điển hình như vùng đất chuyên canh rau tập trung tại: Đà Lạt, thành phố Hồ Chí Minh và quanh các thành phố lớn khác diện tích 130.000 ha, sản lượng 1,78 triệu tấn. Diện tích gieo trồng chiếm 34,7% và sản lượng chiếm 37% tổng sản lượng cả nước (Trần Khắc Thi và cs, 2007) [23].
Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hoá, luân canh với cây lương thực tại các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả nước. Rau ở vùng này tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hoà, lưu thông rau trong nước. Những năm gần đây đã hình thành được một số vùng trồng rau tập trung: Vùng trồng cải bắp: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên; Vùng trồng cà chua: Lâm Đồng, Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên;
Vùng trồng ớt: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Bình, Bắc Ninh, Bắc Giang; Vùng trồng dưa chuột: Hưng Yên, Hà Nam, Vĩnh Phúc, Bắc Giang (Trần Khắc Thi và cs, 2007) [23].
Theo số liệu Tổng cục Thống kê bình quân sản lượng rau trên đầu người thu ở đất nông nghiệp ở Việt Nam khá cao so với các nước trong khu vực, năm 2009 đạt 141,49 kg/người/năm. Tuy nhiên, phân bố không đều có những tỉnh
như Lâm Đồng bình quân sản lượng rau trên đầu người đạt từ 800-1.100 kg/người trên năm. Đây là vùng sản xuất rau hàng hoá lớn nhất cả nước cung cấp rau cho cả nội tiêu và xuất khẩu. Hưng Yên là tỉnh có bình quân cao hơn bình quân cả nước có khả năng cung cấp rau tiêu dùng nội địa và 1 phần cung cấp rau cho chế biến xuất khẩu. Sơn La bình quân rau trên đầu người thấp chỉ khoảng 40-55 kg/người/năm đáp ứng nhu cầu nội tỉnh và 1 phần cung cấp rau trái vụ cho thị trường Hà Nội. Năm 2019 sản lượng rau các loại đạt 17,95 triệu tấn, tăng 855,3 nghìn tấn (diện tích tăng 26,1 nghìn ha);
Sản xuất rau theo hướng nông nghiệp công nghệ cao đã bước đầu được hình thành như: sản xuất trong nhà màn, nhà lưới chống côn trùng, sản xuất trong nhà plastic không cố định để hạn chế tác hại của các yếu tố môi trường bất lợi, trồng rau bằng kỹ thuật thuỷ canh, màng dinh dưỡng, nhân giống và sản xuất các loại cây quí hiếm, năng suất cao bằng công nghệ nhà kính của Israel có điều khiển kiểm soát các yếu tố môi trường.
Năm 2019 toàn thành phố Hà Nội có tổng diện tích gieo trồng rau các loại gần 33.160ha phân bố ở 22 quận, huyện, thị xã. Sản lượng rau hằng năm của thành phố đạt hơn 700.000 tấn, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 1,9%/năm. Chủng loại rau gieo trồng khá phong phú với trên 40 loại, chủ yếu gieo trồng ở vụ Đông Xuân. Diện tích rau an toàn của thành phố ổn định 5.044ha, tăng 11% so với năm 2015. Năng suất rau an toàn đạt 217tạ/ha, hiệu quả kinh tế sản xuất rau an toàn cao hơn so với sản xuất rau thông thường từ 10-20%. Diện tích rau hữu cơ là 50ha, năng suất dự kiến 50 tấn/ha/năm. Hiệu quả kinh tế sản xuất rau hữu cơ cao hơn so với sản xuất rau thông thường từ 20-30%. Thành phố đã hình thành 101 vùng sản xuất rau an toàn tập trung với quy mô từ 20ha trở lên tại các huyện: Đông Anh, Thanh Trì, Phúc Thọ, Hoài Đức, Gia Lâm, Chương Mỹ...; trong đó, vùng sản xuất rau an toàn giá trị đạt từ 400-500 triệu đồng/ha/năm (Minh Hương, 2019) [13].
Lâm Đồng là vùng rau chuyên canh lớn nhất nước ta. Năm 2013, diện tích trồng rau của Đà Lạt và các vùng phụ cận là 51.728 ha chuyên canh rau, củ, quả tập trung ở các địa phương Đà Lạt, Đức Trọng, Lạc Dương, Đơn Dương…
Trong đó có 11.887 ha diện tích canh tác theo mô hình nông nghiệp công nghệ cao, là vùng chuyên canh rau lớn nhất nước. Với sản lượng đạt trên 1.700.000 tấn. Từ ngày 23/10/2009, Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu Rau Đà Lạt mang số 135739 theo Quyết định số 22320/QĐ- SHTT cho 8 doanh nghiệp, đến cuối năm 2013 đã có 19 đơn vị, gồm: HTX DV nông nghiệp tổng hợp Anh Đào; HTX rau an toàn Xuân Hương; Công ty cổ phần nông sản thực phẩm Lâm Đồng; Công ty TNHH Nông Sản Trình Nhi;
Công ty TNHH LD “ORGANIK DALAT”; Công ty TNHH Đà Lạt GAP; HTX Tân Tiến; HTX Thạnh Nghĩa ; THT sản xuất rau an toàn Đơn Dương; DNTN Phú Sỹ Nông; Trang trại Phong Thúy; Công ty Tuấn Hùng Cường; CTY TNHH Ngọc Yến Minh; Chi nhánh Công ty TNHH Trồng trọt Thương mại Kim Bằng; Công ty TNHH Kim Quy; Công ty TNHH Vườn rau Đà Lạt; Cơ sở Nụng sản Đức Thành; Cơ sở Nguyễn Thị Hiền; Hộ ụng Vừ Tiến Huy. Đặc biệt, năm 2013 có 3 doanh nghiệp rau Lâm Đồng được người tiêu dùng bình chọn đạt danh hiệu Hàng Việt Nam chất lượng cao, gồm: Cty CP Nông sản thực phẩm Lâm Đồng, Cty Đà Lạt GAP và HTX DVNNTH Anh Đào. (Long Châu, 2014) [6]. Năm 2019 sản xuất rau được chứng nhận hữu cơ được thực hiện với diện tích 32,09 ha, sản lượng 318,6 tấn/năm của 05 doanh nghiệp đã được chứng nhận sản xuất hữu cơ, 01 doanh nghiệp đang xin cấp giấy chứng nhận (Lê Thị Thanh Nga, 2019) [21].
Tỉnh Thái Nguyên năm 2016 có diện tích rau là 2000ha với sản lượng 32.354 tấn đến năm 2018 tăng lên 2236 ha với sản lượng trên 37 nghìn tấn (Trịnh Phương, 2019) [22].
Tỉnh Hưng Yên tính hết tháng 8/2019, toàn tỉnh Hưng Yên đã thu hoạch hơn 2.300ha rau màu vụ hè thu, năng suất ổn định, đối với sản xuất vụ đông
xuân rau các loại là 5.314 ha, giảm 981 ha (giảm 15,59%) so với năm ngoái
(Cục Thống kê Hưng Yên) [7].
Khái quát tình hình xuất khẩu rau ở Việt Nam
Hiện nay mặt hàng rau Việt Nam đã có mặt ở khoảng 40 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới tại Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ, trong đó có nhiều thị trường nổi tiếng đòi hỏi cao về chất lượng như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, Hàn Quốc hoặc các nước như Đức, Hà Lan…Năm 2008, Việt Nam cung cấp được vào thị trường trên 40 triệu USD trong đó trị giá trên 38 triệu USD các loại rau tươi và chế biến. Sau 11 năm mặt hàng rau của Việt Nam năm 2019 xuất khẩu sang các thị trường lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản… đạt kim ngạch trên 100 triệu USD. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hàng rau quả trong tháng 5 năm 2019 đạt gần 359 triệu USD, giảm hơn 23% so với tháng trước, tăng gần 4% so với cùng kỳ năm 2018 5 tháng đầu năm, hàng rau quả xuất khẩu đạt 1,8 tỷ USD, tăng hơn 6% so với cùng kỳ năm ngoái. Năm 2020 xuất khẩu rau tăng mạnh 42,5% trong tháng 3/2020 so với tháng 2/2020, nhưng giảm 0,83% so với tháng 3/2019, đạt 361,59 triệu USD; tính chung cả quý 1/2020 thì kim ngạch lại giảm 6,2% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 889,64 triệu USD.
Theo số liệu của Tổng cục hải quan thống kê quý 1/2020, Trung Quốc luôn luôn là thị trường tiêu thụ nhiều nhất các loại rau quả của Việt Nam, chiếm trên 59% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước, đạt 525,65 triệu USD, giảm 22,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đứng sau thị trường chủ đạo Trung Quốc là thị trường Thái Lan đạt 50,52 triệu USD, tăng rất mạnh 308,8%, chiếm 5,7%; Hàn Quốc đạt 41,6 triệu USD, tăng 33%; EU đạt 37,1 triệu USD, tăng 10,3%; Mỹ đạt 35,82 triệu USD, tăng 12,9%; Nhật Bản đạt 35,59 triệu USD, tăng 26%.
Bảng 2.4. Thị trường xuất khẩu chủ lực rau quý 1/2020
(ĐVT: USD)
Thị trường Tháng 3/2020
So với tháng 2/2020
(%)
Quý 1/2020
So với quý 1/2019
(%)
Tỷ trọng
(%) Tổng kim ngạch XK 361.589.348 42,49 889.637.880 -6,24 100 Trung Quốc đại lục 228.296.966 75,39 525.650.210 -22,7 59,09
Thái Lan 15.294.547 -27,64 50.518.415 308,77 5,68
Hàn Quốc 14.423.336 -8,85 41.598.653 33,03 4,68
Mỹ 13.337.594 14,5 35.824.624 12,85 4,03
Nhật Bản 14.489.001 25,01 35.587.891 26,01 4
Hà Lan 7.281.940 5,41 18.617.375 11,64 2,09
Đài Loan (TQ) 6.306.160 15,6 15.298.729 97,32 1,72
Nga 6.263.754 31,18 14.443.469 220,13 1,62
Australia 4.492.587 -1,19 13.583.037 42,46 1,53
Lào 3.296.187 64,72 13.047.061 190,71 1,47
U.A.E 5.253.393 31,9 12.028.529 14,6 1,35
Malaysia 2.835.842 -31,81 9.799.457 16,41 1,1
Saudi Arabia 5.746.284 150,21 9.077.031 143,99 1,02
Pháp 2.407.528 -20,63 8.391.630 16,79 0,94
Hồng Kông (TQ) 3.053.675 13,62 7.705.587 40,22 0,87
Singapore 2.444.481 -5,94 7.501.067 -2,5 0,84
Canada 2.152.678 -15,56 6.905.803 35,61 0,78
Đức 1.824.888 -12,3 5.417.503 13,7 0,61
Indonesia 580.491 3,06 2.674.895 226,27 0,3
Anh 1.346.382 99,97 2.438.702 54,78 0,27
Italia 683.582 -13,9 2.233.145 -34,82 0,25
Ai Cập 563.469 -40,1 2.042.584 -62,69 0,23
Campuchia 463.044 -0,76 1.348.304 191,02 0,15
Thụy Sỹ 327.225 -15,87 1.129.961 -14,49 0,13
Kuwait 184.525 -13,9 807.304 -6,72 0,09
Na Uy 229.585 -16,81 718.109 12,81 0,08
Ukraine 110.675 125,39 198.899 -45,74 0,02
Senegal 73.217 -28,42 193.148 -8,71 0,02
(Nguồn: tổng cục Hải Quan Việt Nam 2020)
Trong quý 1/2020, xuất khẩu rau quả sang hầu hết các thị trường tăng kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, trong đó các thị trường tăng mạnh trên 100%
về kim ngạch, ngoài thị trường Thái Lan như trên, còn có một số thị trường như: Indonesia tăng 226,3%, đạt 2,67 triệu USD; Nga tăng 220%, đạt 14,44 triệu USD; Campuchia tăng 191%, đạt 1,35 triệu USD; Lào tăng 190,7%, đạt 13,05 triệu USD; Saudi Arabia tăng 144%, đạt 9,08 triệu USD.
Trong 6 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã xuất khẩu sang Italia 4,18 triệu USD tăng 34,93% so với cùng kỳ năm ngoái (Tổng cục Hải Quan).
Một số tỉnh ở Việt Nam đã xuất khẩu rau sang các nước như tỉnh Lâm Đồng năm 2014 xuất khẩu sang: Campuchia, Đài Loan, Trung Quốc, Singapore, Nhật, EU… trong đó, mặt hàng rau bó xôi đã nhiều năm có mặt tại thị trường Nhật Bản – một thị trường đòi hỏi chất lượng cao… (Long Châu, 2014)[6]. Trong 8 tháng đầu năm 2019 Mặt hàng rau-củ-quả có giá trị xuất khẩu đạt 30,21 triệu USD. Hiện nay tỉnh Lâm Đồng có 05/06 công ty đã được chứng nhận đều có hệ thống sơ chế đóng gói, bảo quản đã được cấp chứng nhập ISO 2200, HACCP đạt tiêu chuẩn Châu Âu, nhằm đảm bảo yêu cầu về chất lượng xuyên xuốt trong chuỗi sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của chính công ty mình: Công ty TNHH Liên Doanh Organic Đà Lạt; Công ty TNHH TM DV SX Tượng Sơn (Đức Trọng); Công ty TNHH Florama Việt Nam (Lạc Dương);
Công ty TNHH JAN’S (Lạc Dương); Công ty TNHH Univer (Lê Thị Thanh Nga, 2019) [21].
Nhu cầu tiêu thụ rau xanh trong nước
Rau xanh là nguồn thực phẩm quan trọng trong việc bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho con người mỗi ngày và có mặt tại tất cả tỉnh thành trong nước.
Rau được tiêu thụ hàng ngày với khối lượng lớn. Địa bàn cung ứng rộng, chủng loại rau nhiều, sản phẩm sau khi thu hoạch có 85 – 99% được trao đổi trên thị trường. Hoạt động mua bán rau do các doanh nghiệp, các cơ sở thu mua, đóng gói rau thông qua các chợ đầu mối ở các tỉnh thành phố như Chợ đầu mối Long Biên – Hà Nội, Chợ đầu mối chuyên kinh doanh rau phân phối
rau quả tại Thành phố Hồ Chí Minh. Rau xanh cũng có mặt tại hầu hết các hệ thống siêu thị trong nước như BigC, VinMark, CitiMart… Hiện nay, Công ty TNHH Sản phẩm Hữu cơ Hà Nội đang tiêu thụ rau hữu cơ cho nông dân. Các sản phẩm này đã được cơ quan có thẩm quyền quốc tế cấp giấy chứng nhận là sản phẩm hữu cơ để lưu hành trong nước và xuất khẩu. Sản lượng rau xanh của Thành phố đáp ứng được khoảng 65% nhu cầu của người tiêu dùng Thủ đô.
Khoảng 60% sản lượng rau an toàn tiêu thụ qua hình thức thương lái thu gom tại các ruộng sản xuất, sau đó, tập kết tại các chợ đầu mối, rồi đưa đến các chợ dân sinh; 40% được tiêu thụ qua các siêu thị, chuỗi thực phẩm, bếp ăn tập thể, các đơn vị chế biến (Minh Hương, 2019) [13].
Theo báo cáo của Nguyễn Thị Lâm, Hà Huy Khôi và cộng sự về “Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày và khả năng tiêu thụ rau của người Việt Nam” (1999) [18]
mức tiêu dùng rau ở Việt Nam thay đổi theo thời gian và vùng địa lý.
Theo Hoàng Bằng An (2008): Do sản xuất rau được tiến hành chủ yếu tại các hộ nông dân. Xuất phát từ đặc điểm này, nên tuỳ thuộc vào điều kiện của từng hộ mà họ chọn cho mình các giải pháp tiêu thụ rau khác nhau so cho có lợi nhất. Chính vì vậy, khi sản xuất chưa tập chung chuyên canh trên phạm vi rộng, đã hình thành nên nhiều kênh tiêu thụ. Đồng thời, bên cạnh rau sản xuất trong nước còn có nguồn rau nhập khẩu từ nước ngoài bổ sung cho nguồn rau cung cấp cho thị trường nội địa mà chủ yếu là các loại rau trái vụ như cà chua, cải bắp, cải bao…đến từ Trung Quốc.
Tóm lại, qua phân tích thị trường rau trong nước và thế giới thì Việt Nam không nên quy hoạch tăng diện tích rau mà tập trung nâng cao chất lượng và giảm giá thành để “hợp chuẩn” chất lượng trong hội nhập (AEC, TPP, và EVFTA), tăng số lượng rau đạt chuẩn để xuất sang các thị trường có giá cao, tăng giá trị gia tăng và sức cạnh tranh trên thị trường.