ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng chế phẩm sinh học emic xử lý phân hữu cơ đến sinh trưởng cây cải chíp tại thái nguyên (Trang 45 - 49)

ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu

Giống cải chíp (Brassica rapa Chinensis L) xanh lùn của công ty Japan Viet.

3.1.2. Vật liệu nghiên cứu

Phân hữu cơ đa dụng: gồm phân chuồng (phân lợn) đã ủ hoai mục kết hợp với chế phẩm emic (là tập hợp của nhiều vi sinh vật hữu hiệu thuộc các chi Bacillus, Lactobacillus, Streptomyces, Sacharomyces... có khả năng phân giải mạnh chất hữu cơ, sinh chất kháng sinh, chất ức chế tiêu diệt vi sinh vật có hại, vi sinh vật tổng số: >108CFU/g).

*Quy trình xử lý bằng chế phẩm Emic cho phân chuồng chưa hoai:

Bước 1: chia lượng phân chuồng đã mua thành 6 phần bằng nhau (mỗi phần 125 kg, tương đương mỗi phần là một công thức thí nghiệm

Bước 2: Trộn chế phẩm theo từng công thức thí nghiệm với lượng như sau:

CT1: 125 kg phân chuồng (phân lợn) + 25gr chế phẩm Emic (Đ/c) CT2: 125 kg phân chuồng (phân lợn) + 50gr chế phẩm Emic CT3: 125 kg phân chuồng (phân lợn) + 75gr chế phẩm Emic CT4: 125 kg phân chuồng (phân lợn) + 100gr chế phẩm Emic

Bước 3: cân chế phẩm bằng cốc đong tương đương với lượng ghi cho từng công thức, sau đó tưới chế phẩm vào phân lợn theo từng công thức thí nghiệm, đảo trộn đều, lên đống cao khoảng 40-50cm, sau ngày đảo 1 lần, sau 25-30 ngày tiến hành làm thí nghiệm cho cây rau.

3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu

Địa điểm: Thí nghiệm được tiến hành nghiên cứu tại Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

Thời gian nghiên cứu: tháng 2 năm 2020 đến tháng 6 năm 2020.

3.3. Nội dung nghiên cứu

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đa dụng đến thời gian sinh trưởng rau cải chíp.

Nghiên cứu ảnh hưởng của lượng phân hữu cơ đa dụng đến sinh trưởng, năng suất rau cải chíp.

Đánh giá tình hình sâu bệnh hại rau cải chíp.

3.4. Phương pháp nghiên cứu 3.4.1. Phương pháp bố trí thí ngiệm

Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh (RCBD) với 3 lần nhắc lại, diện tích ô thí nghiệm là: 5m2. Diện tích toàn thí nghiệm: 60m2( không kể dải bảo vệ). Sơ đồ bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm gồm 4 công thức được bố trí như sau:

Sơ đồ thí nghiệm

NLI CT1 CT2 CT4 CT3

NLII CT2 CT4 CT3 CT1

NLIII CT3 CT1 CT2 CT4

Công thức thí nghiệm:

Công thức

Lượng bón cho một công thức thí nghiệm

(15m2)

Lượng bón cho 1ha (kg)

CT1

21kg phân chuồng ủ mục + 0,6kg Đạm Urê + 0,6kg Supe

lân + 0,2 kg kali KCl

15000kg phân chuồng ủ mục + 152,2 kg Đạm Urê + 516,1

kg lân + 133,3 kg kali CT2 21kg phân chuồng ủ mục 15000kg phân chuồng ủ mục CT3 21kg phân chuồng ủ mục 15000 kg phân chuồng ủ mục CT4 21kg phân chuồng ủ mục 15000 kg phân chuồng ủ mục

Mật độ khoảng cách trồng:

Mật độ: 200.000 cây/1 ha.

Mật độ trồng thí nghiệm (tổng diện tích thí nghiệm 60 m2): 1200 cây Khoảng cách: hàng cách hàng 25 cm, cây cách cây 20 cm.

3.4.2. Chỉ tiờu và phương phỏp theo dừi - Chỉ tiêu về thời gian sinh trưởng:

+ Thời gian từ gieo đến mọc: 50% số cây mọc trên ô.

+ Động thái tăng trưởng chiều cao cây, đường kính tán, số lá trên cây:

mỗi cụng thức đo 10 cõy, làm với 3 lần nhắc lại, định kỳ 5 ngày theo dừi 1 lần:

Chiều cao cây (cm): đo từ mặt đất đến đỉnh cao nhất của lá; Đường kính tán cây (cm): đo theo hướng đông tây, nam bắc, sau đó tính trung bình; Số lá trên cõy (lỏ/cõy): đếm số lỏ xuất hiện trờn cõy, đỏnh dấu lỏ theo dừi.

+ Số lượng lá/cây.

+ Chiều dài lá thuần thục: đo từ gốc đến đỉnh mút lá. Đếm ở giai đoạn lá thuần thục, khi cây ở giai đoạn thu hoạch. Mỗi công thức, lựa chọn 15 cây, lựa chọn 2 lá đại diện của mỗi cây.

+ Chiều rộng lá thuần thục: đo ở khoảng giữa to nhất của bề mặt lá.

- Các chỉ tiêu về năng suất

+ Khối lượng trung bình cây (g/cây): Lấy ngẫu nhiên 10 cây trên công thức, làm với 3 lần nhắc lại, sử dụng cân kỹ thuật để đo đếm khối lượng trung bình cây trong phòng thí nghiệm

+ Năng suất thực thu (tấn/ha): Cân toàn bộ số cây thu hoạch trên ô thí nghiệm, sau đó quy đổi ra tấn/ha cho năng suất thực thu rau cải chíp

- Chỉ tiêu về sâu bệnh, hại

+ Thành phần, tần suất xuất hiện sâu bệnh hại: điều tra theo 5 điểm trên đường chéo góc:

+ Tần suất bắt gặp % = Số lần bắt gặp của mỗi loài

x 100

∑ số lần điều tra

- : Rất ít phổ biến (tần suất bắt gặp < 5%) + : Ít phổ biến (tần suất bắt gặp từ 5-19%) ++ : Phổ biến (tần suất bắt gặp từ 20-50%) +++ : Rất phổ biến (tần suất bắt gặp > 50%) - Hiệu quả kinh tế: HQKT = Tổng thu – tổng chi.

3.5. Phương pháp xử lý số liệu

Số liệu được xử lý thống kê bằng phần mềm SAS 9.1 (SAS Institute Inc., Cary, NC, USA).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng chế phẩm sinh học emic xử lý phân hữu cơ đến sinh trưởng cây cải chíp tại thái nguyên (Trang 45 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)