Tình hình sản xuất sử dụng phân bón ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng chế phẩm sinh học emic xử lý phân hữu cơ đến sinh trưởng cây cải chíp tại thái nguyên (Trang 33 - 43)

2014 đến năm 2018

2.3.2. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón ở Việt Nam

Tác giả Tạ Thu Cúc cho biếtngười Việt Nam đã sử dụng phân chuồng từ xa

xưa cùng với nền văn minh lúa nước. Đặc biệt, vị trí của bèo hoa dâu sử dụng làm phân bón hữu cơ đã được xác định từ thế kỷ 19. Phân hữu cơ rất cần cho cây trồng, nó vừa cung cấp chất dinh dưỡng cho cây, vừa duy trì độ phì cho đất. Phân hữu cơ bao gồm phân chuồng, phân xanh, phân ủ, và gần đây là phân vi sinh.

Vào những năm của thập kỷ 60 đến thế kỷ 20, do nguồn phân khoáng có hạn nên sử dụng phân chuồng bình quân hơn 6 tấn/ha/vụ. Trong giai đoạn 15

năm (1980-1995) việc sản xuất và sử dụng phân hữu cơ có giảm sút, nhưng từ năm 1995 lại đây do yêu cầu thâm canh, do sự khuyến khích sản xuất, sử dụng đã tăng lên đáng kể. Kết quả điều tra của Viện Thổ nhưỡng – Nông hóa cho thấy bình quân mỗi vụ cây trồng bón khoảng 8-9 tấn/ha/vụ, ước tính toàn quốc sản xuất, sử dụng khoảng 65-100 triệu tấn phân hữu cơ/năm. Nông sản hữu cơ đang là sản phẩm được người tiêu dùng ở các nước công nghiệp ưa chuộng và có tiềm năng mở rộng thị trường ngày càng lớn. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp cây trồng kết hợp với quản lý dịch hại tổng hợp là điều kiện tiên quyết cho sản xuất bền vững các nông sản an toàn. Kết hợp các tiến bộ kỹ thuật về phân bón vi sinh vật, phân bón sinh học và kiểm soát sinh học dịch hại cây trồng, tạo ra giải pháp tổng hợp chăm bón cây và đất trồng là xu hướng phát triển chính của nền nông nghiệp hữu cơ bền vững, trong đó phân vi sinh vật là yếu tố cơ sở quan trọng (Nguyễn Minh Hưng và cs, 2007) [12]. Theo Ngô Thị Đào và Vũ Hữu Yêm (2005) [8], có thể xem phân hữu cơ sau khi vùi vào đất sẽ phân giải có khả năng cung cấp thức ăn cho cây và cải tạo đất. Theo Phạm Tiến Hoàng (2003)[16], nếu không bón kết hợp phân hữu cơ với phân khoáng thì cho dù lượng phân khoáng có đủ cao cũng không cho năng suất bằng bón kết hợp phân khoáng với phân hữu cơ. Trần Nguyễn Thanh Tâm (2007) [25] đều cho thấy ở các nghiệm thức được bón phân HCVS làm tăng pH vì pH của phân hữu cơ cao hơn pH đất rất nhiều nên làm tăng pH đất (Võ Thị Gương et al., 2008) [10]. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương et al. (2004) [9] cho thấy việc bón 10 tấn/ha phân hữu cơ có hiệu quả tốt trong việc nâng cao hàm lượng đạm hữu cơ dễ phân hủy, đạm hữu dụng và hoạt động vi sinh vật đất, điều này cho thấy vai trò của vi khuẩn cố định đạm quan trọng đến nhu cầu cung cấp đạm cho cây bắp lai. Phân hữu cơ là nhân tố tham gia tích cực vào chuyển hóa lân trong đất từ dạng khó tiêu sang dạng dễ tiêu, hữu dụng cho cây trồng (Nguyễn Thị Thủy et al.,1997) [24]; Theo Ngô Ngọc Hưng et al. (2004) [14], thông thường sử dụng phân hữu cơ nhằm mục đích cung cấp dưỡng chất,

làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, bón phân hữu cơ không những góp phần làm gia tăng độ phì của đất mà còn ảnh hưởng đến độ hữu dụng của lân trong đất. Ngoài việc cải tạo tình trạng dinh dưỡng của đất, phân hữu cơ còn làm tăng lượng chất hữu cơ và mùn trong đất mà phân hóa học không có được (Ngô Ngọc Hưng et al., 2004) [14].

Hiện nay, ở hầu hết các nước trên thế giới, đã có Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ. ở Việt Nam, từ năm 1998, một số tổ chức phi chính phủ quốc tế như CIDSE, TERRA ORIENS (Phần Lan) phối hợp với một số tổ chức và cơ quan Việt Nam, đã khởi xướng Phong trào Nông nghiệp Hữu cơ. Canh tác hữu cơ

phải tuân thủ các tiêu chuẩn hữu cơ do IFOAM đề ra. Trong năm đầu, khi mới

chuyển từ canh tác hoá học sang canh tác hữu cơ, năng suất giảm do sâu bệnh và do đất chưa được cải tạo. Nhưng nếu ngay từ đầu, bón nhiều phân ủ (1tấn/sào/vụ) và phân vi sinh (50kg/sào/vụ), thì sang năm thứ 2, tình hình sẽ được cải thiện đáng kể: sâu bệnh giảm, năng suất tăng, đất tơi xốp hơn nhiều, có thể giảm bớt lượng phân ủ và phân vi sinh. Những người nông dân đã chuyển đổi sang canh tác hữu cơ, họ đang gắn bó với kỹ thuật mới này, vì họ nhìn thấy lợi ích về sức khoẻ, môi trường, đất đai và lợi ích kinh tế mà canh tác hữu cơ mang lại cho họ (Nguyễn Thanh Hiền, 2003) [11].

Theo Ivan Kennedy, thì những lợi ích phân vi sinh mang lại cho môi

trường còn lớn hơn nhiều so với lợi ích kinh tế. Những lợi ích cho môi trường là: Sử dụng hiệu quả hơn các chất dinh dưỡng trong đất (lân), trong không khí (đạm); Giảm sự rửa trôi phân đạm hoá học, gây nên sự ô nhiễm nguồn nước do

NO3- ; Giảm đáng kể quá trình denitrit hoá, sinh ra N2O, rất độc hại, độc hại

hơn nhiều NO3-; Giảm lượng khí đốt để sản xuất phân bón hoá học.

Tháng 4-2015 khởi động dự án khảo nghiệm công nghệ sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nông nghiệp. Dự án được triển khai theo biên bản thỏa thuận và hợp tác giữa Ban Quản lý Khu Nông nghiệp Công nghệ cao với Công ty Syudensya (Nhật Bản) và Trung tâm Nghiên cứu hệ thống nông nghiệp

(thuộc Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), được ký kết tại Hội nghị “Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản về ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp”, vào tháng 4-2015. Đây là dự án theo hình thức Đối tác công - tư (PPP) trong lĩnh vực nông nghiệp, do Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) tài trợ kinh phí một triệu USD, thời gian thực hiện trong 20 tháng để triển khai áp dụng thử nghiệm các công nghệ Nhật Bản trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh từ phụ phẩm nhằm tăng năng suất và giá trị cho nông sản. Đồng thời, giải quyết các vấn đề môi trường của hoạt động sản xuất nông nghiệp tại Việt Nam (Trịnh Bình 2015) [4].

Giai đoạn 2015-2017, Việt Nam xuất khẩu phân bón hữu cơ đến 34 quốc gia khác nhau với khối lượng tăng mạnh trong hai năm 2016 và 2017. Cụ thể, khối lượng xuất khẩu năm 2017 xấp xỉ 76.000 tấn, tăng hơn 6 lần so với năm 2015 (12.000 tấn). Về doanh nghiệp xuất khẩu: Năm 2015 mới chỉ có 2 doanh nghiệp xuất khẩu phân bón hữu cơ, năm 2016 là 12 doanh nghiệp, đến năm 2017 đã có 19 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phân bón hữu cơ, chủ yếu là Công ty Cổ phần hữu hạn VEDAN Việt Nam (gần 68.000 tấn), Công ty TNHH MTV Quế Lâm Phương Bắc (xấp xỉ 3.900 tấn), Công ty cổ phần Sê Công (trên 2.000 tấn) còn lại là các doanh nghiệp khác xuất khẩu từ 7-504 tấn. Về chủng loại: Năm 2015 có 17 sản phẩm phân bón hữu cơ được xuất khẩu, năm 2016 tăng lên 56 sản phẩm và năm 2017 đã có tổng cộng 75 sản phẩm phân bón hữu cơ được xuất khẩu ra nước ngoài. Trong số đó, chủ yếu là phân bón hữu cơ (42 sản phẩm với khối lượng xấp xỉ 60.000 tấn), phân bón hữu cơ khoáng (20 sản phẩm với khối lượng trên 9.500 tấn), phân bón hữu cơ vi sinh (11 sản phẩm với khối lượng xấp

xỉ 6.500 tấn) và một lượng ít phân bón khoáng hữu cơ (Bộ NN&PTNT).

Cục trưởng Bảo vệ thực vật Hoàng Trung cho biết, nhu cầu sử dụng phân bón ở Việt Nam hiện nay ước tính khoảng 11 triệu tấn các loại/năm. Tính trên đơn vị diện tích thì lượng phân bón sử dụng trung bình mỗi năm là 1 tấn/ha đất sản xuất nông nghiệp, hiệu quả sử dụng phân bón nói chung chỉ đạt 45 đến

50%. Việc sử dụng phân bón hóa học trong một thời gian dài đã gây ô nhiễm môi trường đất và ảnh hưởng đến chất lượng nông sản. Trong khi đó, sử dụng phân bón hữu cơ ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng còn có tác dụng cải thiện chế độ mùn, điều hòa dung dịch trong đất, cải thiện hệ vi sinh vật, giảm rửa trôi, bốc hơi, tăng hiệu suất sử dụng phân bón. Nước ta có khoảng mười triệu héc-ta đất canh tác, hiện nay trên cả nước đã có vài chục nghìn héc-ta sản xuất nông nghiệp hữu cơ, nhiều bà con ứng dụng bón phân hữu cơ trong sản xuất. Tuy nhiên, số lượng sản phẩm phân bón hữu cơ sản xuất công nghiệp đã đăng ký trong giấy phép sản xuất là 713 sản phẩm, mới chiếm 5% so với tổng sản phẩm phân bón đã đăng ký, còn lại 93,7% là các loại phân bón vô cơ và 1,3% là phân bón sinh học. Như vậy, số lượng sản phẩm phân bón đang được sản xuất, nhập khẩu, sử dụng trong nước (đã công bố hợp quy) thuộc loại phân

vô cơ nhiều hơn phân hữu cơ hơn 19 lần (Hoàng Hùng, 2018) [15].

Trên thực tế, nguồn nguyên liệu để sản xuất phân bón hữu cơ tại Việt Nam rất dồi dào. Chúng ta có nhiều thuận lợi, riêng phế phụ phẩm trong nông nghiệp có khoảng 60 đến 70 triệu tấn/năm, trong thủy sản khoảng 20 triệu tấn. Cùng với đó còn có phân bùn rất giá trị để sản xuất chế biến phân bón hữu cơ. Ðây là những điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất phân bón hữu cơ. Tuy nhiên, hiện nay mới có 20% số chất thải được sử dụng hiệu quả vào các mục đích như làm khí sinh học, phân bón… Như vậy 80% số chất thải chưa được sử dụng hiệu quả là nguồn nguyên liệu có giá trị tiềm năng để sản xuất phân hữu cơ. Hiện nay việc sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Ước tính đến cuối năm 2017, cả nước có khoảng 35 nghìn doanh nghiệp, đại lý và hộ gia đình sản xuất, kinh doanh phân bón. Tuy nhiên không có số liệu thống kê chính thức nào về số lượng cơ sở kinh doanh phân bón hữu cơ. Bên cạnh đó cũng không có cơ sở dữ liệu nào liên quan đến trình độ cũng như hiểu biết của các cơ sở kinh doanh này về phân bón nói chung và phân bón hữu cơ nói riêng. Hơn nữa, người dân quen với tập quán sử dụng

phân bón vô cơ do có tác dụng nhanh, hiệu quả mà chưa chú ý đến những tác hại của việc lạm dụng phân bón vô cơ như thoái hóa đất, ô nhiễm môi trường, để lại dư lượng trên sản phẩm. Công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ mới chỉ dừng ở việc sử dụng một số vi sinh vật phổ biến để ủ nguyên liệu hữu cơ hoặc bổ sung một số chất sinh học, chất điều hòa sinh trưởng cơ bản, chưa quan tâm đến tăng hiệu suất và hiệu quả sử dụng. Chưa có cơ chế, chính sách cụ thể về tín dụng, đất đai, thuế để khuyến khích sản xuất phân bón hữu cơ. Các chương trình khuyến nông để giới thiệu, đẩy mạnh sử dụng phân bón hữu cơ còn chưa được quan tâm đầu tư đúng mức. Bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn để kiểm tra chất lượng phân bón còn chưa đầy đủ, nhất là còn thiếu các tiêu chuẩn về phương pháp thử đến từng loài/chủng vi sinh vật nên gặp nhiều khó khăn trong quản lý

chất lượng và đăng ký lưu hành (Hoàng Hùng, 2018) [15].

Để thúc đẩy việc sử dụng và sản xuất phân bón hữu cơ, về lâu dài, cần xây dựng và đưa ra các chính sách khuyến khích ưu tiên sản xuất và sử dụng các loại phân bón hữu cơ; tạo điều kiện cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các loại sản phẩm này; có cơ chế, chính sách hỗ trợ tập huấn, tuyên truyền và sử dụng các sản phẩm phân bón hữu cơ. Xây dựng quy hoạch quốc gia về sản xuất phân bón trên cơ sở cân đối giữa phân bón vô cơ và hữu cơ, nâng dần tỷ trọng sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ. Xây dựng và triển khai các dự án điều tra cơ bản, nghiên cứu về đặc thù sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ đối với từng vùng miền, trong đó cần quan tâm đến nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Ðồng thời, xây dựng và ban hành các chính sách nhằm khuyến khích và phát triển các chuỗi liên kết nông nghiệp liên quan đến sản xuất và sử dụng phân bón hữu cơ; xây dựng, ban hành các chính sách để khuyến khích các tổ chức khoa học, doanh nghiệp, cá nhân đầu tư vào hoạt động nghiên cứu, chuyển giao, tiếp nhận, làm chủ và ứng dụng công nghệ sản xuất phân bón hữu cơ tiên tiến trên cơ sở tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có của nông nghiệp nước ta. Nghiên cứu, chuyển giao các sản phẩm phân bón hữu

cơ mới đáp ứng được các tiêu chí thân thiện với môi trường, bảo vệ đất, tác dụng nhanh và góp phần tăng năng suất cây trồng. Ðẩy mạnh công tác tuyên truyền, tập huấn để nông dân hiểu rõ ưu điểm của việc sử dụng phân bón hữu cơ. Theo Cục Bảo vệ thực vật, khối lượng phân bón hữu cơ nhập khẩu trong ba năm gần đây đều tăng đáng kể. Riêng năm 2017, khối lượng nhập khẩu phân hữu cơ của nước ta khoảng 220 nghìn tấn, tăng gấp hai lần so với năm 2016. Trong số đó phân bón vi sinh vật, khối lượng nhập khẩu năm 2017 (617 tấn) tăng gần 5 lần so với năm 2015 (126 tấn) và tăng gần 2 lần so với 2016 (319

tấn) (Hoàng Hùng, 2018) [15].

Năm 2019 Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm tổ chức Lễ khánh thành và đưa vào vận hành nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Quế Lâm Biotech sau 11 tháng kể từ khi khởi công xây dựng. Đây là nhà máy sản xuất phân bón thứ hai đặt tại tỉnh Vĩnh Phúc của Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm với số vốn đầu tư 500 tỷ đồng, có tổng công suất lên tới 250.000 tấn/năm. Tổng Giám đốc Công ty CP Tập đoàn Quế Lâm Nguyễn Thanh Vĩnh cho biết, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về số lượng và chất lượng phân bón, đặc biệt là nhu cầu về phân bón hữu cơ của khu vực 25 tỉnh phía bắc, Tập đoàn Quế Lâm đã quyết định mở rộng sản xuất, đầu tư dự án xây dựng nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Biotech với tổng số vốn đầu tư 500 tỷ đồng trên diện tích bốn héc-ta, có tổng công suất lên đến 250.000 tấn/năm. Đây là nhà máy thứ hai của Tập đoàn Quế Lâm đặt tại huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi khởi công xây dựng ngày 19-5-2018, Tập đoàn Quế Lâm đã quyết tâm, quyết liệt đôn đốc tiến độ xây dựng, nên chỉ sau 11 tháng xây dựng, nhà máy đã được hoàn thành và đi vào hoạt động sản xuất, vượt hai tháng so với tiến độ đề ra. Đây là nhà máy được đầu tư dây chuyền công nghệ cao, hiện đại nhất của Tập đoàn Quế Lâm, đồng thời là một trong những nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ hiện đại và quy mô lớn nhất ở khu vực phía bắc nước ta. Tất cả các dây chuyền sản xuất phân bón tại nhà máy Quế Lâm Biotech đều được tự động

hoá theo công nghệ tiêu chuẩn châu Âu, từ khâu xử lý nguyên liệu đầu vào đến quá trình sản xuất và đóng bao sản phẩm (Nguyên Minh, 2019) [19].

Hiện nay, cả nước có 180 doanh nghiệp đã được cấp Giấy phép sản xuất phân bón hữu cơ, chiếm 24,5% so với tổng số Giấy phép sản xuất mà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Công thương đã cấp (735 Giấy phép). Tổng công suất của các cơ sở sản xuất phân bón hữu cơ là 2,5 triệu tấn/năm, chiếm 8,5% so với tổng công suất các cơ sở sản xuất phân bón trong nước (29,5 triệu tấn/năm) và bằng gần 1/10 so với công suất sản xuất phân bón vô cơ (26,7 triệu tấn/năm). Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường khẳng định: “Việc đưa phân bón hữu cơ vào canh tác hữu cơ, canh tác nông nghiệp sạch không chỉ là một trào lưu mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, định dạng sản xuất nông nghiệp thời gian tới, đây là cơ hội cho các doanh nghiệp khi tham gia đầu tư vào lĩnh vực này. Theo số liệu của Cục Bảo vệ thực vật, tính đến tháng 6/2019, số lượng phân bón hữu cơ được công nhận lưu hành là 2.487 sản phẩm (chiếm 11,6% tổng số sản phẩm phân bón), gấp 3,5 lần so với tháng 12/2017. Cả nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng chế phẩm sinh học emic xử lý phân hữu cơ đến sinh trưởng cây cải chíp tại thái nguyên (Trang 33 - 43)