Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng chế phẩm sinh học emic xử lý phân hữu cơ đến sinh trưởng cây cải chíp tại thái nguyên (Trang 31 - 33)

2014 đến năm 2018

2.3.1. Tình hình sản xuất sử dụng phân bón trên thế giới

Hiện nay, thế giới và Việt Nam đang hướng tới ngành nông nghiệp hữu cơ an toàn, bền vững bằng cách sử dụng phân bón vi sinh, trong nước cũng như trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu về phân hữu cơ. Phân hữu cơ vừa cung cấp các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng, vừa cung cấp cho đất một lượng mùn lớn để duy trì sự hoạt động của các sinh vật và vi sinh vật. Theo Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc (FAO), Viện Nghiên cứu lúa quốc tế (IRRI) và Hiệp hội Phân bón quốc tế (IFA), việc bón phân bón đồng bộ sẽ giúp năng suất cây trồng tăng 35-45%. Cứ 03 người sống trên hành tinh thì có 01 người sống nhờ năng suất của phân bón.

Phân bón không chỉ có vai trò quan trọng đối với an toàn lương thực mà còn có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe con người. Việc trao giải hòa bình

năm 1970 cho tiến sĩ Norman Borlaug cho thấy thế giới đã ghi nhận mối liên

kết khoa học nông nghiệp với sức khỏe cộng đồng. Tăng cường sử dụng phân bón cho cây trồng đã đẩy mạnh sản xuất trên một đơn vị diện tích, tăng nguồn cung cấp lượng thực cũng như góp phần vào cải thiện chất lượng thực phẩm

như bổ sung các vi lượng thiết yếu (Tom W. Bruulsema et al., 2012) [29].

Ngay từ thời cổ đại, người Trung Quốc và Hi Lạp đã biết sử dụng tro đốt và phân chăn nuôi bón cho cây trồng. Tiêu thụ phân hóa học tăng mạnh là một trong những nguyên nhân làm tăng giá phân bón. Theo hiệp hội phân bón thế giới, mức tiêu thụ phân bón toàn cầu đã tăng đều qua các năm và đạt 155.483.000 tấn quy về dinh dưỡng nguyên chất (N + P2O5 + K2O) vào năm 2005, tăng 19,75% so với năm 1995 và 3,87% so với năm 1961. Gần đây mức tiêu thụ tại các nước đang phát triển tăng mạnh, trong khi các nước phát triển lại có xu hướng giảm. Trung Quốc là nước tiêu thụ nhiêu phân bón nhất với tổng lượng 46.204.100 tấn năm 2005, chiếm tỉ lệ 29,7% so với toàn cầu. Các số liệu khảo sát cho thấy, bình quân các nước Châu Á sử dụng phân khoáng nhiều hơn

bình quân thế giới. Tuy nhiên, Ấn Độ (nước có khí hậu nóng) lại dùng phân khoáng ít hơn so với bình quân Châu Á. Trong đó Nhật Bản và Trung Quốc lại sử dụng phân khoáng nhiều hơn so với toàn Châu Á. Việt Nam là nước sử dụng nhiều phân khoáng trong số các nước Đông Nam Á (IFA, 2005).

Bảng 2.6 Tình hình sử dụng phân bón ở một số nước Đông Nam Á năm 2017 STT Nước Lượng NPK sử dụng (tấn) 1 Campuchia 84.750,94 2 Indonexia 5.824.967,75 3 Malaysia 1.520.029,38 4 Thái lan 2.372.540,22 5 Việt Nam 3.186.088,27 (Nguồn FAOSTAT, 2020) [30]

Đánh giá vai trò của phân hữu cơ và khả năng thay thế phân hoá học, Gill

và cộng sự đã chỉ ra rằng sử dụng phân chuồng với mức 12 tấn/ha kết hợp với 80 kg N cho năng suất tương đương với mức 120 kg N. Ngoài ra các tính chất vật lý và hoá học đất cũng được thay đổi đáng kể. Sau 3 năm thí nghiệm liên tục hàm lượng hữu cơ tăng 0,072% so với đối chứng, hàm lượng lân tăng 0,15mg/kg và kali dễ tiêu cũng tăng đáng kể so với đối chứng. Từ năm 1992 -

1997, Quỹ Kellogg, W.K [28] tài trợ thử nghiệm bón phân hữu cơ được bổ

sung thêm một số loài vi sinh vật có ích thuộc 2 chi: Bacillus và Pseudomonas

có khả năng phân giải lân, Kali tại 2 vùng trồng chè trọng điểm của Srilanca và nhận thấy năng suất chè tăng 9 - 14% so với đối chứng có bón phân hữu cơ và tăng 17% so với đối chứng không sử dụng 2 loại phân bón này. Tại Thái Lan lợi nhuận đem lại do nhiễm vi khuẩn cho đậu tương 126,7 - 144 USD/ha, lạc 36,2 - 91,5 USD/ha, hay một gói chế phẩm/200g có thể thay thế cho 28,6 kg

ure. Tại Trung Quốc phân bón vi sinh vật cố định đạm làm tăng năng suất cây trồng từ 7-15% tiết kiệm 20% phân khoáng, phân vi sinh vật phân giải lân tăng năng suất cây trồng 5 - 30%, phân hỗn hợp vi sinh tăng năng suất cây lương thực 10 - 30% cây ăn quả trên 40% (Limin, 2001).

Ở Ấn Độ do sử dụng phân bón vi sinh vật cho các cây bộ đậu (lạc, đậu tương), lúa, cao lương đã mang lại lợi nhuận tương ứng là: 1204, 1015, 1149, và 343 rupi/ha tương đương với sự tăng năng suất lạc, đậu tương là 13,9%,

lúa 11,4%, cao lương: 18,2% và bông 6,8% (Juwarka, 1994). Hiện nay phân

bón vi sinh vật đã trở thành hàng hóa được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới. Riêng vi khuẩn nốt sần hàng năm đem lại 25 triệu USD, trong đó tại Mỹ sản phẩm này được bán ra với doanh số 19 triệu USD. Tại Thái Lan tỷ lệ tăng trưởng của phân vi khuẩn nốt sần từ năm 1980 đến 1993 cho đậu tương là 199%, lạc 280%. Tổng giá trị sản phẩm này năm 1995 đạt 406.571 USD (Cong ngoen, 1997).

Đến nay nhiều nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Anh, Đức, Thái Lan, Trung Quốc… đã sử dụng và sản xuất nhiều loại phân hữu cơ vi sinh có tác dụng làm tăng năng suất và chất lượng nông sản, không gây ô nhiễm môi

trường như: KANSO KEIFUN, Sumo, GFC ORGANIC COMPLEXY… (Nhật

Bản); Germany Organic Fertilizer, MULTI GERMANY…Đức), RHIZOPLEX 3-3-3, Bio SIMO, EMZ-FUSA… (Mỹ).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu liều lượng chế phẩm sinh học emic xử lý phân hữu cơ đến sinh trưởng cây cải chíp tại thái nguyên (Trang 31 - 33)