Chương 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận của đề tài
1.1.5. Tổng quan về Quản lý chất thải dựa trên cộng đồng (QLCTDTCĐ)
QLCTDTCĐ là hình thức quản lý chất thải chủ yếu dựa vào sự tham gia và hợp tác của các thành viên trong cộng đồng để: xác định các vấn đề liên quan đến chất thải, quản lý thực hiện các dự án QLCTDTCĐ, thu gom và vận chuyển chất thải…
QLCTDTCĐ có thể là giải pháp thích hợp trong trường hợp chính quyền địa phương không thể hoặc không giải quyết nhu cầu quản lý chất thải của cộng đồng.
Chính quyền địa phương có thể không có khả năng thu gom chất thải vì lý do tài chính. Ngoài ra, việc thiếu cơ sở hạ tầng tại những khu vực đông dân nghèo hoặc khu
ngoại ô (như các khu phố nhỏ hoặc tồi tàn) có thể gây khó khăn cho những người thu gom rác thải tiếp cận được cộng đồng. Hơn nữa, chính quyền địa phương có thể từ chối cung cấp dịch vụ nếu cộng đồng đó lại là khu định cư bất hợp pháp.
QLCTDTCĐ có thể tạo cơ hội cho việc trao thêm quyền và khả năng tự cải thiện trong việc phát triển cộng đồng, những điều rất cần thiết đối với vấn đề sức khoẻ và mỹ quan, những vấn đề có liên quan tới lượng rác thải quá mức trong các khu dân cư.
Nói chung, trong QLCTDTCĐ, chất thải sinh hoạt được thu gom từ các hộ gia đình và tập trung tại một địa điểm để sau đó chuyển đi. Hệ thống thu gom có thể sử dụng những người được thuê để làm nhiệm vụ thu gom hoặc có thể là người dân tự mang rác thải nhà mình tới địa điểm tập trung. QLCTDTCĐ có thể bao gồm thu gom chất thải, phân loại phế liệu có thể tái chế và/hoặc chất thải hữu cơ ở cộng đồng, tổng vệ sinh đường phố..vv... Nguyên tắc cơ bản của QLCTDTCĐ là tạo ra giá trị từ chất thải, có thể là từ việc bán lại nguyên liệu đã được thu gom hoặc là từ phí thu gom (dựa vào nhận thức của cộng đồng về giá trị của việc rác thải của họ được loại bỏ). Trong khi cơ cấu của các dự án QLCTDTCĐ thay đổi tuỳ theo tình hình, một số yếu tố cơ bản dường như không bao giờ thay đổi. Ví dụ, những dự án QLCTDTCĐ thường kết hợp sự tham gia của các tổ chức dựa trên cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ, các đối tác chính quyền và các doanh nghiệp địa phương. Trong phạm vi hộ gia đình thì phụ nữ và trẻ em có xu hướng đóng vai trò quan trọng trong việc tổ chức và thực hiện quản lý chất thải [14].
* Một số mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn dựa vào cộng đồng đã triển khai tại Việt Nam
1.1.5.1. Thành lập Đội thu gom rác dân lập thị xã Cửa Lò, Nghệ An
Đội thu gom rác dân lập thực hiện các hoạt động thu gom chất thải sinh hoạt tại các gia đình và đưa đến địa điểm tập kết để Công ty Môi trường đô thị chở ra bãi rác.
Nguồn kinh phí thu được của Đội một phần do Công ty Môi trường đô thị chi trả, một phần thu phí của các hộ gia đình. Sau một thời gian hoạt động, Đội đã giải quyết được việc thu gom, vận chuyển chất thải sinh hoạt trên địa bàn, hạn chế ô nhiễm môi trường, nâng cao nhận thức và sự quan tâm về BVMT của cộng đồng. Do tổ chức gọn nhẹ, phương tiện đơn giản, thô sơ nhưng phối hợp với địa bàn dân cư nhỏ và với mức phí thu gom rác thải không cao, lại tận dụng được một đội ngũ lao động dư thừa nên hiệu quả tổng hợp khá tốt [5].
1.1.5.2. Cộng đồng tham gia xử lý chất thải hộ gia đình huyện Từ Liêm, Hà Nội
Mô hình này xuất phát từ một nhánh của đề tài Xây dựng cơ chế, chính sách xã hội hóa trong BVMT, hộ gia đình đã được chọn để áp dụng phương thức xử lý chất thải và nước thải do sản xuất gây ra bằng việc hướng dẫn dung chế phẩm vi sinh EM,
sau đó chuyển giao kỹ thuật xử lý cho xã để tổ chức thực hiện và nhân rộng. Kết quả đã giảm được khối lượng lớn rác hữu cơ do được chế biến thành mùn và phân hữu cơ, khử được mùi hôi thối từ chất thải và nước cống rãnh, môi trường sống được cải thiện và ý thức BVMT của người dân được nâng lên. Với kỹ thuật đơn giản, người dân có thể tự sản xuất ra chế phẩm vi sinh để xử lý rác, đem lại lợi ích thiết thực cho các hộ gia đình, vì vậy nhiều người đã hưởng ứng và tham gia thực hiện mô hình [6].
1.1.5.3. Thành lập Hợp tỏc xó vệ sinh mụi trường thị trấn Phố Mới, huyện Quế Vừ, Bắc Ninh
Được thành lập từ năm 2001, Hợp tác xã (trước đó là tổ vệ sinh môi trường) đã tiến hành thu gom chất thải sinh hoạt hàng ngày của thị trấn và đưa đến địa điểm tập kết, vệ sinh quét dọn nơi công cộng, khơi thông cống rãnh thoát nước, trồng và chăm sóc cây xanh... Sau khi thực hiện, lượng rác thải được thu gom tăng gấp đôi, môi trường sạch hơn, qua đó tạo niềm tin trong cộng đồng, nâng cao ý thức trách nhiệm BVMT của người dân, số dân tự nguyện đóng góp phí vệ sinh ngày càng tăng, từ đó mua sắm thêm được các phương tiện phục vụ công tác vệ sinh môi trường. Do tổ chức theo phương thức nhỏ gọn, các phương tiện sử dụng đơn giản, nên hoạt động của Hợp tác xã rất hiệu quả và dễ áp dụng tại các thị trấn, thị tứ [2].
1.1.5.4. Mô hình thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn đô thị ở Tam Kỳ, Quảng Nam Năm 2000, thị xã Tam Kỳ có 127.224 khẩu (40.005 hộ), lượng chất thải sinh hoạt hằng ngày trên 200 khối, khu vực nội thị là 80 khối. Chất thải sinh hoạt thị xã Tam Kỳ nhất là khu vực nội thị tăng rất nhanh, dự kiến đến năm 2005 rác thải của cả thị xã khoảng 460 khối/ ngày, trong đó nội thị khoảng 146 khối. Để thu gom lượng rác này hàng năm ngân sách địa phương chi khoảng 200 triệu đồng và tiền phí của dân là trên 400 triệu đồng (năm 2001 khoảng 460 triệu đồng). Công ty môi trường đô thị Tam Kỳ không thể bao quát hết việc thu gom và vận chuyển rác của thị xã. Hơn nữa, ý thức của dân chúng trong việc quản lý chất thải thấp, ỷ lại cho nhà nước. Trước tình hình này, Uỷ ban nhân dân (UBND) thị xã, với sự tư vấn của công ty môi trường đô thị Tam Kỳ đã xây dựng mô hình cộng đồng tham gia giữ vệ sinh môi trường và thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn ở những nơi công cộng, đường phố.
Đảng uỷ phường ra nghị quyết về nhiệm vụ quản lý chất thải trên địa bàn phường không để tình trạng vứt rác ra đường hay không tập trung để thu gom. UBND phường đề ra chương trình quản lý chất thải rắn trong phường, trong đó có thống kê tình hình rác thải, các điểm thu gom, lập tổ vệ sinh môi trường.
UBND phường lập ban vệ sinh do đồng chí chủ tịch phường trực tiếp chỉ huy gồm các thành phần: mặt trận, phụ nữ, thanh niên, y tế, công an, phường đội. Giúp việc cho ban có 2 tổ chuyên trách gồm lực lượng công an và dân phòng phường, mỗi tổ có 4 người.
Cộng đồng dân cư tham gia vào chương trình này được tham khảo ý kiến về lượng rác thải ra, giờ thu gom rác, mức phí nộp, đóng góp ý kiến để hoàn thiện cách quản lý chất thải trong phường thông qua các buổi sinh hoạt tổ dân phố.
Người dân sống trong địa bàn có tổ chức vệ sinh môi trường hoạt động, được quyền giao rác thải của hộ gia đình mình cho tổ chức vệ sinh môi trường; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường, giám sát việc giải quyết rác thải của các đơn vị đóng trên địa bàn; kiến nghị với các cấp chính quyền về công tác quản lý chất thải, quản lý tại các khuôn viên nhà mình.
Song song với các quyền trên người dân địa phương có trách nhiệm không thải đổ rác ra nơi công cộng; thực hiện phân loại rác, rác chứa trong sọt và để nởi thuận lợi trong nhà, giao rác cho người thu gom đúng thời gian, đúng phương thức; đóng tiền hàng tháng; phát hiện và tố giác hành vi thải đổ rác không đúng nơi quy định.
Hội phụ nữ tham gia công tác quản lý bồ rác và thu tiền hàng tháng (được hưởng 4% trên tổng doanh thu) trang bị sọt rác đồng bộ. Kết hợp với xí nghiẹp đô thị Tam Kỳ tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức cho hội viên một cách thường xuyên; phát động và duy trì hàng tuần làm vệ sinh trước, xung quanh nhà, tham gia tổng dọn vệ sinh nơi công cộng; giám sát hoạt động của tổ vệ sinh môi trường.
Mặt trận tổ quốc phường đưa công tác vệ sinh môi trường là một trong các nội dung chính của việc xây dựng tổ văn hoá mới, có kế hoạch thực hiện và kiểm tra đôn đốc thực hiện.
Đoàn thanh niên phường tổ chức Đội tình nguyện xanh, hoạt động vào ngày chủ nhật hàng tuần về giải quyết rác công cộng, tổ chức tuyên truyền công tác chất thải và tuần tra, phát giác các trường hợp đổ rác bừa bãi với UBND phường.
Công an, y tế phường thực hiện công tác kiểm tra, xử lý các trường hợp vi phạm theo quy định của nhà nước.
Tổ chức vệ sinh môi trường địa phương thực hiện việc thu nhận rác từ hộ dân một cách thường xuyên, đúng giờ, khi thu rác phải có kẻng hiệu, hướng dẫn việc tuyển rác hộ nhân dân đảm bảo chất lượng phục vụ, xác định tuyến đường, khu phố cần quét rác hộ dân, để thực hiện theo lịch được duyệt.
Kết quả hoạt động của mô hình này là lượng rác quản lý được nhiều hơn, rác công cộng được giải quyết, rác công nghiệp, rác y tế bước đầu đưa vào quản lý đúng theo quy định. Công tác thu gom rác tốt sẽ góp phần giảm ô nhiễm môi trường. Mặt khác, nhận thức của cộng đồng, các cấp chính quyền, đoàn thể về môi trường được nâng lên và về kinh tế tăng thu từ cộng đồng, giảm chi phí bù ngân sách, việc tuyển loại rác ngay tại hộ gia đình để tận dụng, tái sinh rác là góp phần tạo của cải vật chất xã hội, giảm bớt lượng rác cần xử lý [3].
1.1.6. Các yếu tố đảm bảo tính bền vững của sự tham gia cộng đồng dân cư về vấn