+ Hạn chế phát sinh chất thải rắn:
- Khuyến khích người dân thực hiện lối sống thân thiện với môi trường; Thực hiện nguyên tắc “3T: Tiết kiệm – Tận dụng – Tái sinh” (sử dụng tiết kiệm, hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên; tiêu dùng ít phát sinh rác thải; khuyến khích tái chế, tái sử dụng).
- Khuyến khích sử dụng, tái sử dụng các loại bao gói có chất liệu dễ phân hủy trong tự nhiên, các sản phẩm có gắn nhãn sinh thái.
- Khuyến khích đem theo dụng cụ đựng hàng hóa (giỏ, làn, túi xách) thay cho việc dùng túi nilong khi đi mua sắm; hạn chế và tiến tới loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng túi nilong khi đi mua sắm.
+ Khuyến khích thu gom, phân loại rác tại nguồn: * Phương thức thu gom, phân loại, xử lý:
- Tận dụng chất thải để sử dụng cho mục đích khác: quần áo cũ có thể cho người khác hoặc làm giẻ lau, sách báo cũ làm giấy gói hoặc đốt lò;
- Đất đá, chất thải rắn từ vật liệu xây dựng (gạch, ngói , vữa, bê tông, vật liệu kết dính quá hạn sử dụng, cát, đá, sỏi, sành sứ vụn) có thể tái chế hoặc tái sử dụng làm vật liệu san lấp cho các cong trình giao thông, xây dựng;
- Bùn, đất hữu cơ từ đào đất, nạo vét lớp mặt đất có thể sử dụng để bồi đắp cho đất trồng cây.
- Thu gom và bán cho cơ sở tái chế đối với những phế thải làm từ vật liệu có thể tái chế như kim loại, thủy tinh, nhựa, giấy.
- Chất thải hữu cơ dễ phân hủy (các loại cây, lá cây, rau, thực phẩm dư thừa): khuyến khích các hộ gia đình tận dụng cho chăn nuôi gia súc hoặc xử lý bằng cách ủ làm phân bón cho nông nghiệp.
- Đối với phân chuồng, thức ăn dư thừa cho vào hầm ủ bioga để tạo thành chất đốt phục vụ thắp sáng, đun nấu.
- Chất thải rắn vô cơ không thể tái chế, tái sử dụng: phân loại riêng để các đon vị chức năng thu gom đưa về bãi tập kết rác thải của xã.
- Các loại rác độc hại, gồm: pin, bình ắc quy, hóa chất các loại, thuốc trừ sâu, bao bì chứa hóa chất độc hại hoặc sản phẩm hóa chất đã hết hạn sử dụng phải được lưu giữ vào một thiết bị riêng, có nắp đậy.
* Dụng cụ thu gom: Các địa phương cần vận động, khuyến khích các hộ gia đình thu gom và phân loại chất thải rắn tại gia đình mình bằng các dụng cụ chứa hợp vệ sinh.
+ Phương thức vận chuyển, xử lý:
- Mỗi thôn, xóm, làng, bản phải thành lập tổ, đội vệ sinh môi trường thu gom chất thải rắn; mỗi xã/phường/thị trấn thành lập hợp tác xã vệ sinh môi trường hoặc công ty môi trường có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt từ các thôn, xóm tới các trạm tung chuyển và vận chuyển tới khu xử lý chất thải rắn của địa phương.
- Các hộ gia đình, cơ sở sản xuất kinh doanh đăng ký với hợp tác xã, tổ đội vệ sinh, công ty môi trường địa phương để thực hiện thu gom chất thải.
- Các hộ gia đình tại các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa chưa có hệ thống thu gom phải thực hiện xử lý chất thải rắn theo hướng dẫn của chính quyền địa phương, không được đổ chất thải ra đường, ao hồ, sông suối, kênh rạch và các nguồn nước mặt.
- Đối với những hộ gia đình không sử dụng dịch vụ thu gom rác thải phải đào hố xử lý rác hữu cơ để tránh rác thải tràn lan gây mất vệ sinh. Mùa khô nên gom đốt rác sạch sẽ, mùa mưa cần có nắp che kín miệng hố không để nước ngập trong hố rác và tràn ra ngoài gây ô nhiễm môi trường.
- Đối với chất thải rắn nông nghiệp: Khuyến khích sử dụng các hình thức tổ hợp vườn, ao chuồng, thùng rác, hầm chứa rác, hố rác tự phân hủy, hố ủ phân trát bùn tại các hộ gia đình để xử lý chất thải rắn từ sinh hoạt, trồng trọt, chăn nuôi.
+ Phương thức xử lý:
- Mỗi xã, phường, thị trấn, huyện, thị xã, thành phố phải quy hoạch xây dựng và tổ chức thu gom, xử lý chất thải rắn theo quy định.
- Việc xây dựng bãi xử lý chất thải rắn phải tuân thủ các tiêu chuẩn theo quy định tại TCVN 6696 – 2000- Bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh. Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường và Tiêu chuẩn thiết kế TCXDVN 261 – 2001- Bãi chôn lấp chất thải rắn.