Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tình hình phát thải rắn và quản lý CTR trên địa bàn huyện Hòa Vang, Đà Nẵng
Bảng 3.4. Bảng phân bố các cơ sở phát thải chất thải rắn (CTR) trên địa bàn huyện Hòa Vang và các xã nghiên cứu
Nguồn phát sinh ĐVT Toàn
huyện Hòa Tiến Hòa Châu Hòa Phước
Số khu dân cư (thôn) Khu 118 11 8 10
Số dân Người 120698 16066 13164 12356
Số hộ Hộ 30046 3982 3285 2975
Số trường học Trường 48 6 5 4
Cơ sở y tế Cơ sở 12 1 1 1
Số cơ quan hành chính
nhà nước tập trung Cơ quan 14 4 1 1
Số cơ sở sản xuất kinh
doanh, doanh nghiệp Cơ sở 811 82 63 60
Nguồn: Số liệu thống kê 2012
+ Nguồn chất thải từ hộ gia đình và khu dân cư
Trong những năm gần đây, do tốc độ phát triển của nền kinh tế xã hội nói chung và khu vực huyện Hũa Vang núi riờng mức sống của người dõn tăng lờn rừ rệt: Tổng GTSX bình quân trong ba năm gần đây đạt mức tăng 11,37%/ năm. Bên cạnh đó tỷ lệ gia tăng dân số ngày một tăng qua các năm. Tại khu vực điều tra các hộ dân cho biết nhu cầu tiêu dùng hàng hóa của người dân có chiều hướng tăng lên theo mức thu nhập.
Lượng rác được thải ra từ các khu dân cư cũng tăng nhanh chóng theo thời gian.
+ Nguồn rác thải từ dịch vụ, công cộng - Từ chợ
Để đáp ứng nhu cầu của người dân, hệ thống cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho sản xuất đời sống của người dân trong khu vực được cải thiện trong đó có hệ thống chợ. Chợ trong huyện đã được địa phương đầu tư phát triển ngày càng sung túc hơn, đáp ứng nhu cầu buôn bán, trao đổi hàng hóa của người dân. Nhu cầu mua bán của người dân tăng cao nên số lượng rác cũng tăng lên nhanh chóng.
- Từ trung tâm y tế huyện và trạm y tế xã
Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế từ hoạt động khám, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, xét nghiệm...nếu không chú trọng đến các hoạt động kiểm soát quá trình phát sinh, thu gom, xử lý chất thải đặc biệt là chất thải nguy hại sẽ gây ô nhiễm đến môi trường và nguy cơ gây bệnh.
- Từ trường học
Toàn huyện có 14 trường mầm non, 19 trường tiểu học, 11 trường trung học cơ sở, 3 trường cấp 3 và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên.Với số lượng trường tập trung đông nên số lượng rác thải ra là rất lớn, đặc biệt là các trường cấp 3.
+ Cơ quan hành chính.
Trên địa bàn huyện tập trung 14 cơ quan hành chính nhà nước nên lượng rác thải ra mỗi ngày từ các cơ quan này cũng chiếm số lượng tương đối.
+ Cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp
Trên địa bàn huyện tập trung nhiều cơ sở kinh doanh dịch vụ nên lượng rác thải ra chiếm tỷ lệ lớn.
3.2.2. Khối lượng CTR trên địa bàn huyện
Bảng 3.5. Khối lượng chất thải phát sinh từ các khối xóm năm 2014
Loại chất thải Toàn huyện
(tấn/năm) Từ đô thị (%) Từ nông thôn (các xã, thôn, làng, %) Chất thải rắn sinh
hoạt từ khu dân cư, hộ gia đình
7992 75,5 24,5
Chất thải nguy hại
công nghiệp 734,4 95 5
Chất thải nguy hại
bệnh viện 237,6 85 15
Tổng 8964
Nguồn: Báo cáo dự tính khối lượng rác phát thải năm 2015 của XNMT Hòa Vang Theo báo cáo dự tính khối lượng rác như trên ta thấy trong tổng 8964 tấn khối lượng chất thải phát sinh trong một năm thì có đến hơn 70% khối lượng là chất thải sinh hoạt từ khu dân cư, hộ gia đình. Nguồn phát thải rác sinh hoạt từ đô thị chiếm 75,50 %, và từ nông thôn cũng khá là lớn (24,5%). Như vậy vấn đề chất thải sinh hoạt vùng ven đô có xu hướng phát triển về khối lượng, vì vậy yêu cầu quản lý hiệu quả chất thải sinh hoạt vùng ven đô sắp tới đang được đặt ra và phải giải quyết kịp thời.
3.2.3. Quản lý CTR trên địa bàn huyện
* Công tác thu gom, vận chuyển và xử lý
Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Hoà Vang đã phối hợp với Xí nghiệp Môi trường (XNMT) và UBND các xã đã lắp đặt thùng thu gom trên các tuyến đường thu gom gần khu dân để người dân dễ dàng đổ rác hằng ngày; đối với chất thải trạm y tế các đơn vị hợp đồng trực tiếp với Xí nghiệp thu gom; chất thải không độc hại vận chuyển đến bãi rác Khánh Sơn; rác thải công nghiệp chiếm tỷ lệ nhỏ, theo số liệu Công ty Môi trường Đô thị thì lượng chất thải công nghiệp hiện nay chiếm khoảng 6- 7% lượng rác thải. Một số nhà máy tự phân loại tái chế, tìm cách sử dụng sau đó hợp đồng vận chuyển và xử lý. Công suất thu gom vận chuyển chất thải hiện nay trên địa bàn huyện là 23 tấn/ ngày
Phương tiện thu gom chất thải trên địa bàn huyện gồm thùng thu gom rác loại 240 l, 660 l, xe ba gác và xe cuốn ép, xe nâng gắp
Chất thải sinh hoạt (hộ gia đình, quán
ăn, chợ…)
Chất thải công nghiệp, y
tế
Các thùng 660l, 240l rác bố trí cố định trên đường KDC liên thôn,
xã, huyện)
Xe nâng gắp
Xử lý, vận chuyển đến bãi thải Xe ba gác
gắn thùng chứa rác
Điểm tập kết Xe nâng gắp
Xe cuốn ép trực tiếp
Tại các khu dân cư trên tuyến đường , thu gom trực tiếp các hộ dân
Xe chuyên dụng
Lò đốt Tái chế
Bảng 3.6. Cơ sở hạ tầng và trang thiết bị quản lý chất thải trên địa bàn huyện Chỉ tiêu ĐVT Toàn huyện Hòa Tiến Hòa Châu Hòa Phước Diện tích bãi xử
lý rác M2 150000 0 0 0
Số lò đốt rác lò 1 0 0 0
Số bãi tập kết bãi 50 12 10 9
Số xe ba gác xe 5 1 1 1
Số xe cuốn ép
3,2 tấn xe 1 0 0 0
Số xe cuốn ép
4,5 tấn xe 1 0 0 0
Số thùng 240l cái 420 55 50 40
Số thùng 660l cái 20 3 4 4
Nguồn: Xí nghiệp môi trường Hòa Vang
Hình 3.2. Quy trình thu gom CTR trên địa bàn huyện
* Phương án thu gom trên toàn huyện
+ Phương án 1: Đối với dân cư ven quốc lộ, dọc tuyến giao thông chính bố trí các thùng rác loại 240 lít, khoảng cách trung bình 250m ở các đường chính và đặt một số thùng rác nơi công cộng để người dân tự đổ rác. Chất thải được phát sinh từ các hộ dân sinh sống ngoài mặt đường được thu gom vào thùng rác công cộng đặt trên các tuyến đường có tuyến thu gom chính hoặc được thu gom trực tiếp bằng xe cuốn ép.
+ Phương án 2: Đối với khu dân sinh sống tập trung, ở các khu dân cư phía trong có khoảng cách ngắn đối với tuyến thu chính, tổ chức thu gom cách nhật bằng xe ba gác đưa đến các điểm tập kết ở mặt đường chính để thu gom. Rác được tập trung về điểm tập kết và các xe ba gác có thùng được nhân công mang vào để thu trực tiếp rác thải sinh hoạt của các hộ dân sau đó rác được tập trung về điểm trung chuyển hoặc điểm tập kết để được xe cuốn ép thu gom.
+ Phương án 3: Đối với thôn, xóm ở cách xa tuyến thu gom chính và có mật độ dân cư thấp. Xây nhà tập kết rác tập trung trong đó có bố trí thùng thu gom trên các tuyến đường liên thôn, liên xã.
Cụ thể tại khu vực nghiên cứu:
1/ Xã Hoà Tiến:
Địa bàn đã phục vụ: Đường ĐT 605 đặt thùng 240L và 280L cố định dùng xe cuốn ép nâng thùng cố định hằng ngày
- Thu gom bằng xe cuốn ép các thôn các nhật: : 07 thôn Cẩm nê, yến nê 2, yến nê 1, la bông , Dương sơn. Lệ sơn 1, lệ sơn 2 => Ban nhân dân (BND) các thôn bố trí công nhân thu gom trong dân và đem ra điểm tập kết XN bố trí xe thu gom.
- Thu gom rác dân :(dọc trục đường ĐT 605 đoạn từ đường rây đến UBND
xã + Thôn Lệ Sơn 1 quanh khu vực chợ lệ trạch.=> XNMT bố trí nhân công thu gom.
- Khối lượng bình quân 1 ngày: 3.96 tấn 2/ Xã Hoà Châu:
Địa bàn đã phục vụ: Đặt thùng 240l và 280l cố định dọc trục Đường Phạm Hùng từ cầu Cẩm Lệ đến Quán Hoa Kế. Xí nghiệp dùng xe cuốn ép nâng thùng cố định hằng ngày.
Thôn Phong Nam, Tây An, Quan Châu, Đông Hoà, Giáng Đông, Dương sơn =>
BND Các thôn bố trí công nhân thu gom trong dân và đem ra điểm tập kết XNMT bố trí xe thu gom. (Trong đó có 05 thôn: Tây an, Quan Châu, Phong Nam, giáng Đông, Dương sơn xây nhà chứa rác cho nhân đem ra bỏ vào điểm tập kết)
- Thu gom rác dân : (dọc trục phía trong song song với đường Phạm Hùng thuộc thôn Bầu Cầu + Tổ Đoàn kết Số 7) .=> XNMT bố trí nhân công thu gom.
- Khối lượng bình quân 1 ngày: 3.6 tấn
3/ Xã Hoà Phước:
Địa bàn đã phục vụ: Xí nghiệp dùng xe cuốn ép: nâng thùng cố định cách nhật các tuyến đường: Đường Phạm Hùng từ Quán Hoa Kế đến ngã ba miếu bông. Đường QL1A từ cầu đỏ đến giáp Quảng Nam
Thôn Tân Hạnh, Trà Kiểm, Quá Giáng 1,2. Nhân Thọ, dọc Quốc Lộ 1A.=> xây nhà chứa rác cho nhân đem ra bỏ vào điểm tập kết
- Thôn bố trí công nhân thu gom trong dân và kéo ra điểm tập kết xe cuốn ép nâng gắp cụ thể là thôn : Giáng Nam 1 và Giáng Nam 2
- Thu gom rác dân: Thôn Miếu Bông, dọc trục đường Vũ Miên phía trong song song với đường phạm hùng.(cách nhật)=> XNMT bố trí nhân công thu gom
- Khối lượng bình quân 1 ngày: 2.88 tấn
3.3. Thực trạng CTR ở các xã nông thôn ven đô