CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2.2. Công tác lập quy hoạch xây dựng
3.2.2.1. Thực trạng công tác lập quy hoạch xây dựng
Từ năm 1998, thành phố Nha Trang tiến hành lập Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Nha Trang đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt tại Quyết định số 487/QĐ-UB, ngày 02/3/1998. Đồ án đã là cơ sở để thành phố Nha Trang triển khai xây dựng và phát triển trong những năm vừa qua. Sau 10 năm thực hiện, một số nội dung quy hoạch trước đây đã tỏ ra bất cập, không còn đáp ứng được vai trò định hướng phát triển cho thành phố.
Tốc độ và định hướng phát triển của tỉnh Khánh hòa có nhiều biến chuyển, đòi hỏi phải có một quy hoạch chung hữu hiệu hơn nhưng đồng thời mềm dẻo hơn, cho phép độ linh động trong việc thực hiện các dự án kinh tế, đô thị theo những định hướng chiến lược rừ ràng. Trong thực tế, nhiều dự ỏn quy hoạch chi tiết đó phải làm khác với quy hoạch chung, đòi hỏi được cập nhật trong đồ án điều chỉnh quy hoạch mới. Đồng thời nội dung đồ án quy hoạch chung cần được cải tiến để tránh tình trạng quy hoạch chi tiết buộc phải không tuân thủ quy hoạch chung trong tương lai.
Chủ trương chung của Bộ Xây dựng về việc đổi mới trong phương pháp quy hoạch (thông qua quy chuẩn về quy hoạch xây dựng ban hành năm 2008), tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng quy hoạch cấu trúc chiến lược, đáp ứng tốt hơn và linh hoạt hơn nhu cầu phát triển và cạnh tranh đô thị trong cơ chế thị trường.Vịnh Nha trang được kết nạp làm thành viên thứ 29 của câu lạc bộ các vịnh đẹp nhất thế giới năm 2003, đòi hỏi có những định huớng phát triển phù hợp, cả từ phía thành phố.
Vì vậy, năm 2012 Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012.
Hiện nay, trên địa bàn thành phố Nha trang có trên 50 dự án và quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị (không kể đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 khu vực Tây Nha Trang), trong đó có 15 dự án và quy hoạch chi tiết xây dựng các khu đô thị mới. Tổng diện tích các dự án và quy hoạch chi tiết các khu dân cư mới là khoảng 1.500 ha, với khoảng 250.000 dân. Bao gồm một số quy hoạch quan trọng như:
Đồ án quy hoạch chi tiết (tỷ lệ 1/500) Khu đô thị hành chính mới tỉnh Khánh Hòa.
Đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 Khu vực phía Đông đường Trần Phú - Phạm Văn Đồng, TP Nha Trang đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2786/QĐ-UBND ngày 17/10/2014.
Quy hoạch chi tiết xây dựng (tỷ lệ 1/2000) Khu đô thị phía Tây thành phố Nha Trang đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 1843/QĐ-UBND ngày 15/10/2007, với quy mô 2.032,14 ha.
Một số chỉ tiêu chính trong Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang đến năm 2025 như sau:
- Phạm vi nghiên cứu điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang có tổng diện tích khoảng 26.547 ha (bao gồm các khu vực thuộc ranh giới của Thành phố Nha Trang hiện nay với tổng diện tích tự nhiên 25.260 ha và khoảng 1.287 ha thuộc phía Đông huyện Diên Khánh) và được giới hạn như sau:
+ Bắc giáp huyện Ninh Hoà + Nam giáp huyện Cam Lâm + Đông giáp biển Đông
+ Tây giáp QL1A cải tuyến - đoạn qua huyện Diên Khánh.
- Dân số khu vực đô thị trung tâm: Dân số toàn Thành phố là 389.031 người, trong đó dân số nội thành là 290.128 người, tỷ lệ đô thị hóa đạt 74,6% (năm 2009 là 74,4%).Dự báo đến năm 2015 có khoảng 340.000 người và năm 2025 dân số nội thành vào khoảng 450.000 người.
- Quy mô đất đai: Diện tích thành phố Nha trang có thể được phân tích theo 3 khu vực chính: khu vực đô thị trung tâm hiện hữu, với diện tích khoảng 1.600 ha, Khu vực đô thị dự định mở rộng trong tương lai gần: gồm một vành đai đô thị phát triển từ khu vực hiện hữu ra phía tây và phía nam có diện tích khoảng 2.000 ha và khu vực Tây Nha trang, với diện tích khoảng 2.000 ha.
Đất xây dựng đô thị thành phố Nha Trang được dự báo như sau:
Hiện trạng 2010: Tổng diện tích đất xây dựng đô thị là 2.706 ha, trung bình 93,3 m2/người, trong đó đất các đơn vị ở 1.574 ha (54,3 m2/người);
Dự báo năm 2015: Tổng nhu cầu đất xây dựng đô thị là khoảng 4.000 ha - trung bình 121 m2/người, trong đó đất các đơn vị ở khoảng 1.900 ha (58 m2/người);
Dự báo năm 2025: Tổng nhu cầu đất xây dựng đô thị là koảng 5.500 ha - trung bình 122 m2/người, trong đó đất các đơn vị ở khoảng 2.350 ha (52 m2/người).
- Về định hướng phát triển không gian và kiến trúc cảnh quan đô thị:Thành phố Nha Trang nằm trong một thung lũng chạy dài từ phía Tây là khu vực Diên Khánh ra tới biển, có núi bao bọc gần như kín phía Bắc và phía Nam. Thung lũng này là đồng bằng châu thổ sông Cái Nha Trang. Như vậy, điều đầu tiên có thể dễ dàng nhận thấy là toàn bộ dải thung lũng này, từ thượng nguồn sông Cái phía Tây, qua Diên Khánh ra đến biển đều thuộc một hệ thống địa lý có quan hệ mật thiết với sông Cái và phải được coi là một thể thống nhất, vì mọi can thiệp vào hệ sinh thái này từ thượng nguồn đều có ảnh hưởng đến tận vùng Vịnh. Xét trên góc độ này, việc nghiên cứu quy hoạch chung thành phố Nha trang không thể chỉ giới hạn trong phạm vi hành chính của thành phố hiện nay, mà phải kéo dài về phía Tây, bao gồm toàn bộ vùng thung lũng sông Cái.
- Về phân khu chức năng: bao gồm
+ Khu đô thị ven biển: quy mô đất xây dựng đô thị 2.740 ha, quy mô dân số dự báo là 245.000 người.
+ Khu đô thị sinh thái phía Nam đường Phong Châu: Quy mô đất xây dựng đô thị 350 ha, quy mô dân số dự báo là 14.000 người.
+ Khu đô thị tiếp giáp với phía Tây khu đô thị ven biển (khu vực Hòn Nghê, khu Đất Lành - phía Tây Nam núi Giáng Hương và khu Phước Đồng, Sông Lô): diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 1.250 ha, quy mô dân số 98.000 người.
+ Khu đô thị phía Bắc đường 23/10: diện tích đất xây dựng đô thị khoảng 100 ha, quy mô dân số đô thị khoảng 5.000 người.
+ Khu đô thị phía Nam đường 23/10 và các khu vực giáp thị trấn Diên Khánh:
Diện tích đất xây dựng các khu chức năng đô thị khoảng 275 ha; Quy mô dân số đô thị khoảng 19.000 người.
+ Khu vực phía Bắc sông Cái, nằm hai bên QL1A: khu dự trữ phát triển.
+ Khu vực Vịnh Nha Trang: Tổng diện tích đất xây dựng các khu chức năng trên các đảo là khoảng 385 ha; quy mô dân số 9.500 người.
- Hệ thống các trung tâm thành phố gồm: Hệ thống trung tâm dịch vụ, hệ thống trung tâm hành chính - chính trị, các khu lịch nghỉ ngơi, các khu trung tâm chuyên ngành (khu ở cho người nước ngoài, các trường đào tạo, viện nghiên cứu khoa học, trụ sở cơ quan nhà nước,…), các khu an ninh quốc phòng.
3.2.2.2. Kết quả thực hiện quy hoạch xây dựng
Về cơ bản việc xây dựng và phát triển đô thị trong một số năm qua đã bám sát với phương án quy hoạch đã được lập (năm 1998) và được điều chỉnh (năm 2012), cụ thể:
- Các dự án phát triển đô thị mới đang được triển khai theo đúng định hướng quy
án khu đô thị Vĩnh Trung; dự án Khu dân cư Hưng Thịnh, khu đô thị Lê Hồng Phong I, khu Lê Hồng Phong II, khu đô thị Mỹ Gia, Khu biệt thự Núi Cô Tiên, Khu đô thị VCN, khu đô thị An Bình Tân, Khu đô thị Thái Xuân, khu đô thị trên đảo Hòn Tre,…
- Phát triển cơ sở hạ tầng đã từng bước được đầu tư cải thiện, nâng cấp các tuyến đường trọng điểm trên địa bàn Thành phố (Đường Trần Phú, đường Hoàng Hoa Thám, đường Trần Hưng Đạo,…), đường Phong Châu, Quốc lộ 1C, và đang tiến hành xây dựng đường vành đai Nha Trang - Cầu Lùng.
- Từng bước hình thành các cơ sở sản xuất vào những vùng công nghiệp được xác định trong mặt bằng quy hoạch chung (Khu công nghiệp Phước Đồng, Trảng É,…).
3.2.2.3. Đánh giá về công tác lập và thực hiện quy hoạch xây dựng a. Về lập và điều chỉnh quy hoạch
Qua tình hình công tác lập quy hoạch xây dựng ở Nha Trang cho thấy quy hoạch chung xây dựng Thành phố đã được lập và điều chỉnh tương đối phù hợp với các yêu cầu phát triển của Thành phố. Đây là nhân tố quan trọng để góp phần thúc đẩy việc phát triển Nha Trang thành đô thị hiện đại, xứng đáng là một trong những trọng điểm của vùng cũng như của cả nước. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay quá trình phát triển và đô thị hoá ở Nha Trang vẫn tiếp tục những bước tiến mạnh mẽ, trong khi đó quy hoạch xây dựng chưa được tiếp tục điều chỉnh, một số mục tiêu đã không còn phù hợp gây khó khăn cho quá trình thực hiện, từ đó giảm tính khả thi cho các phương án quy hoạch xây dựng đã lập. Việc điều chỉnh quy hoạch cũng chưa được quan tâm đầy đủ trong bối cảnh ở Nha Trang có bước phát triển về bố cục không gian đô thị ngày càng nhanh cả về quy mô và tính chất của các khu vực đô thị.
b. Về thực hiện quy hoạch
Nhìn chung Đồ án được duyệt năm 1998 đã là cơ sở quan trọng để Thành phố quản lý và thực hiện phát triển đô thị trong hơn mười năm qua, cảnh quan đô thị ngày càng đẹp, thành phố đã ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế. Số lượng khách du lịch đến Nha Trang, năm 2011, đạt 2.073.000 lượt khách (tăng 18,54% so với năm 2010) trong đó khách quốc tế là 440.000 lượt, số ngày lưu trú bình quân của khách là 2,09 ngày (bằng so với năm 2010) với tổng doanh thu du lịch đạt 2.142,9 tỷ đồng (tăng 20,28% so với năm 2010 và tăng hơn 2 lần so với năm 2007).
Tuy nhiên thực tế phát triển đô thị cho thấy một số vấn đề như sau:
- Quy mô dân số đô thị đã tăng trưởng thấp hơn nhiều so với dự báo. Thực tế tỷ lệ tăng dân số (%/năm) của thành phố Nha Trang trong những năm qua đã ngày càng giảm. Số lượng dân số gia tăng trong giai đoạn 2000 - 2010 thực tế chỉ bằng khoảng
15% so với dự báo của đồ án được phê duyệt năm 1998 (tăng 21.000 người trong thực tế so với tăng 150.000 người theo dự báo).
- Trong khi quy mô dân số gia tăng chỉ đạt khoảng 15% so với quy mô dân số gia tăng theo dự báo của đồ án năm 1998, quy mô đất xây dựng đô thị năm 2010 (bao gồm cả diện tích đất đã giao cho các dự án nhưng chưa đưa vào khai thác sử dụng) lại đạt khoảng 90% quy mô đất xây dựng đô thị được đồ án 1998 dự báo cho năm 2010 (hiện trạng đất xây dựng đô thị năm 2010 là 3.206 ha so với 3.592 ha theo dự báo của đồ án năm 1998). Nhiều khu đô thị lớn được quy hoạch chi tiết và triển khai đầu tư nằm ngoài phạm vi định hướng phát triển không gian đến năm 2020 của đồ án năm 1998 như: khu đô thị An Viên, khu đô thị Vĩnh Thái, khu đô thị Tây Nha Trang.
Những so sánh về quy mô dân số và quy mô đất đai cho thấy sự cần thiết phải rà soát lại tình hình triển khai nhiều dự án phát triển đô thị mới với quy mô rất lớn, nhưng tỷ lệ đưa vào khai thác sử dụng rất thấp trong thời gian vừa qua.
- Việc phát triển đô thị chưa quan tâm thỏa đáng đến nhu cầu nâng cấp, cải tạo các khu đô thị hiện hữu. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật được cải thiện rất chậm, không đạt được các mục tiêu đề ra của đồ án trước đây, nước thải đô thị và công nghiệp vẫn không được xử lý, gây ô nhiễm môi trường, tình hình úng ngập cục bộ trong đô thị vẫn chưa được giải quyết, giao thông đô thị vẫn chưa thân thiện với người đi bộ,…, điều này cho thấy thành phố cần tập trung nguồn lực nhiều hơn nữa chocông tác cải tạo và nâng cao chất lượng các khu đô thị hiện hữu, phát huy tiềm lực sẵn có của đô thị, đặc biệt là trong khu đô thị trung tâm với tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch;
- Cảnh quan môi trường đô thị ở khu vực ven đô cũng như trên các đảo đã không được quan tâm thỏa đáng, việc đào núi lấy đất san nền cho các khu đô thị mới và du lịch gây ra những suy giảm nghiêm trọng về cảnh quan và sinh thái môi trường, điều này đặt ra yêu cầu ứng xử thận trọng hơn với môi trường cảnh quan và hệ sinh thái để không những không làm suy giảm các giá trị quý báu của Thành phố mà còn cần tôn tạo làm cho các giá trị cảnh quan đô thị cũng như sinh thái tự nhiên ngày càng trở nên hấp dẫn đối với du khách, giúp cho Nha Trang có thể vươn lên tầm trung tâm du lịch quốc tế.
- Đồ án được lập với phương pháp lập quy hoạch nặng về phân khu chức năng là phương pháp bộc lộ nhiều bất cập, làm giảm khả năng cạnh tranh và thích ứng của đô thị trong nền kinh tế thị trường và thiếu các hướng dẫn cần thiết về thiết kế đô thị đảm bảo tạo dựng được không gian đô thị có bản sắc. Các khu đô thị mới được quy hoạch chi tiết tuy tạo ra được những khu đô thị đồng bộ hơn nhưng còn thiếu bản sắc riêng và các giá trị cảnh quan đặc trưng.
3.3. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY