ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 58)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

3.3. ĐÁNH GIÁ MỐI QUAN HỆ GIỮA QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ QUY

HOẠCH XÂY DỰNG TẠI THÀNH PHỐ NHA TRANG

3.3.1. Phân tích, đánh giá về sự phù hợp và chưa phù hợp giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Nha Trang

3.3.1.1. Công tác lập, thẩm định và xét duyệt quy hoạch

Việc lập, điều chỉnh, thẩm định và xét duyệt quy hoạch quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại thành phố Nha Trang đều dựa trên các luật, tiếp đó là các văn bản dưới luật: các nghị định, thông tư, quyết định, nghị quyết, công văn,… Việc lập quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chung xây dựng đều đã áp dụng các quy định chung và có sự khác nhau về thời gian, không gian lập quy hoạch, thể hiện:

a. Quy định về lập quy hoạch

Bảng 3.2. So sánh một số quy định về thời gian, không gian lập quy hoạch sử

dụng đất và quy hoạch xây dựng

TT Nội dung

so sánh Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch xây dựng

1 Văn bản pháp quy điều chỉnh

Luật Đất đai, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Luật Xây dựng, Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn của Bộ Xây dựng. Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ; Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường; Công văn số 5763/BTNMT-ĐKTKĐĐ ngày 25/12/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường,…

Nghị quyết số 39/NQ/TW ngày 16/8/2004 của Bộ Chính Trị (khóa IX); Nghị định số 37/2010/NĐ-CP; Luật Quy hoạch đô thị,…

2 Thời gian

quy hoạch 10 năm, kỳ kế hoạch 5 năm

- Quy hoạch xây dựng vùng: Ngắn hạn: 5 năm, 10 năm; dài hạn: 20 năm và dài hơn.

- Quy hoạch chung; Ngắn hạn: 5 năm, 10 năm; dài hạn: 20 năm.

- Quy hoạch xây dựng điểm dân cư nông thôn: Ngắn hạn: 5 năm; dài hạn: 10 - 15 năm.

TT Nội dung

so sánh Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch xây dựng

Trong đó: Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và lập kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) thành phố Nha Trang - tỉnh Khánh Hoà được phê duyệt tại Quyết định số 1702/QĐ-UBND ngày 21/9/2007.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố Nha Trang đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Khánh Hoà phê duyệt tại Quyết định số 487/QĐ-UB, ngày 02/3/1998.

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kì đầu (2011-2015) thành phố Nha Trang được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt theo Quyết định số: 2851/QĐ-UBND ngày 11/11/2013.

Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1396/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 3 Không gian lập quy hoạch Các cấp: cả nước, vùng kinh tế, tỉnh, huyện, xã (theo lãnh thổ hành chính)

Cơ bản không theo các cấp hành chính (có thể không theo lãnh thổ hành chính)

Thành phố Nha Trang gồm toàn bộ diện tích tự nhiên lãnh thổ thành phố Nha Trang với diện tích 25.385,04 ha.

Tổng diện tích khoảng 26.547 ha (bao gồm các khu vực thuộc ranh giới của Thành phố Nha Trang hiện nay với tổng diện tích tự nhiên 25.260 ha và khoảng 1.287 ha thuộc phía Đông huyện Diên Khánh) và được giới hạn như sau:

+ Bắc giáp huyện Ninh Hoà + Nam giáp huyện Cam Lâm + Đông giáp biển Đông

+ Tây giáp QL1A cải tuyến - đoạn qua huyện Diên Khánh.

Một số nhận xét:

- Về thời kỳ (thời hạn) quy hoạch: Quy hoạch sử dụng đất tại thành phố được lập 10 năm 1 lần, trong đó phân làm 2 kỳ kế hoạch là kỳ đầu và kỳ cuối. Kỳ kế hoạch kéo dài 5 năm tương ứng với giai đoạn kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, trong kỳ kế hoạch lại phân ra kế hoạch cho từng năm.Trong khi đó, quy hoạch xây dựng tại thành phố Nha Trang được lập cho 20 năm, 30 năm, phân ra giai đoạn là 5 năm. Cụ thể:

+ Điều chỉnh Quy hoạch sử dụng đất thời kỳ 2006-2010 thành phố Nha Trang được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt ngày 21/9/2007. Quy hoạch này được lập cho thời kỳ 10 năm và trong đó xây dựng kế hoạch sử dụng đất cho các giai đoạn 5 năm. Đến năm 2013 thành phố đã lập phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (giai đoạn 2011-2015) của thành phố Nha Trang được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt ngày 11/11/2013.

+ Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang đến năm 2020 được UBND tỉnh Khánh Hòa phê duyệt ngày 3/2/1998. Đến ngày 25/9/2012 Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt đồ án điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang đến năm 2025.

Như vậy, giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng thành phố Nha Trang đã không có sự không thống nhất về thời kỳ quy hoạch cũng là một khó khăn, trở ngại trong việc phối hợp đồng bộ hai loại quy hoạch từ khâu lập quy hoạch đến tổ chức thực hiện quy hoạch. Thời điểm lập quy hoạch khác nhau cũng là nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau, dẫn đến mâu thuẫn về nội dung giữa hai loại quy hoạch trên cùng một địa bàn cụ thể.

Do không có sự thống nhất về thời kỳ quy hoạch và thời điểm lập quy hoạch nên giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng thành phố gặp khó khăn trong việc phối hợp thực hiện và không thể tránh khỏi những nội dung chồng chéo, mâu thuẫn với nhau. Về cơ bản, mỗi loại quy hoạch dựa trên những điều kiện về tự nhiên, kinh tế - xã hội ở những thời điểm khác nhau; tính toán, dự báo về các chỉ tiêu quy hoạch cho khoảng thời gian khác nhau nên khó có thể đạt được sự thống nhất, phù hợp hoàn toàn với nhau.

- Về không gian lập quy hoạch: Các loại hình, các cấp quy hoạch và không gian quy hoạch của hai loại quy hoạch là rất khác nhau. Sự khác nhau này làm cho tính thống nhất, tính đồng bộ giữa hai loại quy hoạch bị hạn chế; làm nảy sinh những bất cập, chồng chéo trong công tác lập cũng như thực hiện quy hoạch.

Các quy hoạch sử dụng đất ở Nha Trang được lập theo phạm vi lãnh thổ gồm toàn bộ diện tích tự nhiên của từng đơn vị hành chính các cấp: Thành phố, xã, phường. Quy hoạch sử dụng đất của thành phố Nha Trang được lập theo phạm vi lãnh thổ gồm

Trong khi đó, quy hoạch xây dựng có thể theo hoặc không theo phạm vi lãnh thổ của các đơn vị hành chính. Tùy theo loại hình quy hoạch xây dựng (quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết hay quy hoạch điểm dân cư), tùy theo đơn vị hành chính lập quy hoạch là đô thị hay nông thôn mà phạm vi không gian của quy hoạch xây dựng có thể là toàn bộ đơn vị hành chính hoặc chỉ một phần lãnh thổ của đơn vị hành chính. Quy hoạch chung xây dựng thành phố có phạm vi không gian rộng hơn phạm vi không gian lập quy hoạch sử dụng đất, bao gồm các khu vực thuộc ranh giới của Thành phố Nha Trang hiện nay với tổng diện tích tự nhiên 25.260 ha và khoảng 1.287 ha thuộc phía Đông huyện Diên Khánh.

Do sự khác nhau về không gian lập quy hoạch nên việc so sánh các chỉ tiêu quy hoạch tương ứng để phối hợp giữa hai loại quy hoạch trên cùng một địa bàn có những khó khăn nhất định; một số chỉ tiêu không có tính chất tương đồng để so sánh. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm cho giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở Nha Trang chưa có sự thống nhất, phù hợp với nhau.

b. Thẩm định và xét duyệt quy hoạch

Bảng 3.3. So sánh quy định về thẩm định và xét duyệt quy hoạch sử dụng đất và

quy hoạch xây dựng

Nội dung so sánh Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch xây dựng

Thẩm quyền thẩm định quy hoạch

- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Khánh Hòa

- Sở Xây dựng tỉnh Khánh Hòa thẩm định

Thẩm quyền xét duyệt quy hoạch

- Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa

- Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chung xây dựng thành phố Nha Trang

(Nguồn: [5], [13], [14], [15])

Bảng 3.3 cho thấy: Thẩm quyền thẩm định quy hoạch giữa hai loại quy hoạch được quy định tương đối tương đồng. Đối với quy hoạch sử dụng đất thành phố Nha Trang do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thẩm định, sau khi thẩm định, quy hoạch sử dụng đất được Hội đồng nhân dân thành phố Nha Trang thông qua trước khi trình Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xét duyệt. Đối với quy hoạch xây dựng, việc thẩm định do Ủy ban nhân dântỉnh Khánh Hòa thẩm định trước khi Bộ Xây dựng tổ chức thẩm định, sau đó mới trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

3.3.1.2. Hệ thống phân loại đất được áp dụng trong quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Trong quy hoạch sử dụng đất cũng như quy hoạch xây dựng, việc bố trí sử dụng đất đai được thể hiện thông qua các chỉ tiêu về diện tích của từng loại đất (từng mục đích sử dụng) cụ thể. Tuy nhiên, theo quy định chung cũng như thực tế ở thành phố Nha Trang, giữa hai loại quy hoạch này đang áp dụng hai hệ thống phân loại đất khác nhau nên số lượng, tên gọi các loại đất cũng rất khác nhau.

Quy hoạch sử dụng đất áp dụng hệ thống phân loại đất theo chỉ tiêu sử dụng đất tại thành phố Nha Trang gồm các nhóm đất chính: nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất đô thị, nhóm đất khu bảo tồn thiên nhiên, nhóm đất khu du lịch, nhóm đất chưa sử dụng. Trong khi đó quy hoạch xây dựng áp dụng hệ thống phân loại đất có hai nhóm chính: nhóm đất xây dựng đô thị và nhóm đất khác. Các nhóm đất ở quy hoạch xây dựng và quy hoạch sử dụng đất được phân làm nhiều loại đất khác nhau thể hiện ở bảng 3.4.

Bảng 3.4. So sánh hệ thống phân loại đất được sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố Nha Trang

Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch xây dựng STT Mục đích sử dụng đất STT Mục đích sử dụng đất 1 Đất nông nghiệp 1 Đất xây dựng đô thị

1.1 Đất trồng lúa 1.1 Đất cư trú đô thị

1.1.1 Đất chuyên trồng lúa nước 1.1.1 Đất nhà ở 1.1.2 Đất trồng lúa nước còn lại 1.1.2 Đất công cộng

1.2 Đất trồng cây lâu năm 1.1.3 Cây xanh và công trình TDTT 1.3 Đất rừng phòng hộ 1.1.4 Đất giao thông, quảng trường 1.4 Đất rừng đặc dụng 1.2 Đất phi cư trú đô thị

1.5 Đất rừng sản xuất 1.2.1 Đất công nghiệp 1.6 Đất nuôi trồng thủy sản tập trung 1.2.2 Đất du lịch

2 Đất phi nông nghiệp 1.2.3 Đại học 2.1 Đất xây dựng trụ sở cơ quan, công

trình sự nghiệp 1.2.4 Đất công cộng (đơn vị hành chính sự nghiệp, công trình văn hóa, y tế,…) 2.2 Đất quốc phòng 1.2.5 Đất di tích

Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch xây dựng STT Mục đích sử dụng đất STT Mục đích sử dụng đất

2.4 Đất khu, cụm công nghiệp 1.2.7 Đất quốc phòng 2.5 Đất cơ sở sản xuất kinh doanh 1.2.8 Nghĩa trang, nghĩa địa 2.6 Đất sản xuất vật liệu xây dựng gốm sứ 1.2.9 Giao thông khu vực 2.7 Đất cho hoạt động khoáng sản 1.2.10 Công trình hạ tầng 2.8 Đất di tích danh thắng 2 Đất khác

2.9 Đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại 2.1 Đất nông nghiệp và nuôi trồng 2.10 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 2.2 Sông

2.11 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 2.3 Đất cư trú nông thôn 2.12 Đất có mặt nước chuyên dùng 2.4 Rừng

2.13 Đất phát triển hạ tầng 2.5 Đất dự trữ

2.13.1 Đất giao thông 2.13.2 Đất thủy lợi

2.13.3 Đất công trình năng lượng

2.13.4 Đất công trình bưu chính viễn thông 2.13.5 Đất cơ sở văn hóa

2.13.6 Đất cơ sở y tế

2.13.7 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 2.13.8 Đất cơ sở thể dục - thể thao 2.13.9 Đất chợ

3 Đất đô thị

Đất ở tại đô thị

4 Đất khu bảo tồn thiên nhiên 5 Đất khu du lịch

6 Đất chưa sử dụng

(Nguồn: [21],[19], [1], [4])

Bảng 3.4 cho thấy tiêu chí phân loại đất của hai hệ thống phân loại rất khác nhau. Phân loại đất trong quy hoạch sử dụng đất được thực hiện theo mục đích sử dụng theo nguyên tắc có bao nhiêu loại mục đích sử dụng thì có bấy nhiêu loại đất. Phân loại đất

trong quy hoạch xây dựng được thực hiện vừa theo mục đích sử dụng (theo quy hoạch), vừa theo khu vực chức năng trong quy hoạch nên dẫn đến tình trạng vừa thiếu tên loại đất để biểu thị hiện trạng sử dụng, vừa có sự trùng lặp.

Sự khác nhau về hệ thống phân loại đất được sử dụng trong quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng làm cho một số loại đất trong hai loại quy hoạch không giống nhau và không tương đồng. Vì vậy, việc so sánh các chỉ tiêu về diện tích các loại đất giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đôi khi gặp khó khăn, chỉ mang tính tương đối. Do đó khi lập quy hoạch, việc tham khảo phương án quy hoạch sử dụng đất cho việc lập quy hoạch xây dựng cũng như việc tham khảo phương án quy hoạch xây dựng để lập quy hoạch sử dụng đất đôi khi gặp khó khăn.

3.3.1.3. Phân tích, so sánh về nội dung lập quy hoạch giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Việc phân tích, so sánh nội dung lập quy hoạch và tác động qua lại về nội dung quy hoạch giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng là một nội dung nghiên cứu rất quan trọng nhằm chỉ ra mối quan hệ chủ yếu, có tính bản chất giữa hai loại quy hoạch. Đồng thời, nội dung quy hoạch thể hiện chủ yếu những mặt phù hợp, thống nhất cũng như những nội dung còn mâu thuẫn, chưa phù hợp với nhau, làm hạn chế đến chất lượng và hiệu quả của mỗi loại quy hoạch.

a. Về nội dung quy hoạch

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở thành phố Nha Trang có những nội dung giống nhau, tương đồng với nhau, hỗ trợ nhau trong việc đối chiếu và so sánh. Tuy nhiên cũng có những nội dung hoàn toàn khác nhau không thể sử dụng hay áp dụng cho nhau để đối chiếu, so sánh.

* Giống nhau:

- Nêu căn cứ để lập quy hoạch (dựa vào các văn bản nào).

- Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội tại thành phố Nha Trang từ đó đưa ra các dự báo, kế hoạch.

- Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch giai đoạn trước - Lập các kỳ, các giai đoạn cho quy hoạch.

- Dự kiến sử dụng đất từng giai đoạn quy hoạch - Xác định giải pháp tổ chức thực hiện quy hoạch. * Khác nhau:

Quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng áp dụng các quy định hiện hành về nội dung không giống nhau, cụ thể thể hiện ở bảng 3.5.

Bảng 3.5. Nội dung quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng

Quy hoạch sử dụng đất Quy hoạch xây dựng

1. Điều tra, nghiên cứu, phân tích, tổng hợp điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.

2. Đánh giá hiện trạng và biến động sử dụng đất trong kỳ quy hoạch trước theo các mục đích sử dụng.

3. Đánh giá tiềm năng đất đai và sự phù hợp của hiện trạng sử dụng đất so với tiềm năng đất đai, xu hướng phát triển kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ.

4. Đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất đã được quyết định, xét duyệt của kỳ quy hoạch trước.

5. Xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch.

6. Xây dựng các phương án phân bổ diện tích các loại đất cho nhu cầu phát triển kinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 58)