PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 28)

3. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN

2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3.1. Phương pháp điều tra cơ bản:

Phương pháp điều tra cơ bản được áp dụng trong quá trình điều tra, khảo sát, thu thập các tài liệu, số liệu về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; đánh giá thực trạng công tác lập và thực hiện hai loại quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu. Phương pháp điều tra cơ bản bao gồm:

- Điều tra, thu thập số liệu thứ cấp:

Việc thu thập các tài liệu, số liệu điều tra phục vụ nhu cầu nghiên cứu đề tài chủ yếu sử dụng phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp: thu thập và xử lý các tài liệu, số liệu sẵn có của địa bàn nghiên cứu tại các cơ quan chức năng của tỉnh Khánh Hòa như: Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thống kê và các phòng ban chuyên môn của thành phố Nha Trang (Phòng Tài nguyên và Môi trường, Phòng Quản lý đô thị,…). Các tài liệu, số liệu thu thập bao gồm:

+ Tài liệu, số liệu về các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Nha Trang có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng;

+ Tài liệu, số liệu, bản đồ về thực trạng công tác lập, thực hiện quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở Nha Trang;

+ Các quy định của Nhà nước, của thành phố Nha Trang có liên quan đến công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng.

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp:

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu sơ cấp được sử dụng để điều tra các thông tin bổ sung, khảo sát, đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng ở Nha Trang trên cơ sở các tài liệu, số liệu điều tra thứ cấp; nhằm bổ trợ cho phương pháp điều tra, thu thập các số liệu thứ cấp.

- Phương pháp xử lý các tài liệu, số liệu thống kê thu thập được phục vụ cho nghiên cứu đề tài:

Các tài liệu, số liệu được tổng hợp, xử lý trên máy tính bằng phần mềm Excel.

2.3.2. Phương pháp kế thừa và chọn lọc các tư liệu sẵn có:

Phương pháp kế thừa được sử dụng trong việc nghiên cứu tổng quan về công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng ở trong nước và ngoài nước; đồng thời trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu, các tài liệu về công tác lập và thực hiện quy hoạch và các lĩnh vực có liên quan để phân tích, đánh giá nhằm làm rõ các nội dung nghiên cứu của đề tài.

2.3.3. Phương pháp so sánh:

Là phương pháp được sử dụng chủ yếu trong quá trình phân tích sự thống nhất và chưa thống nhất trong các quy định về quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; sự phù hợp và chưa phù hợp về nội dung giữa hai loại quy hoạch; sự tác động qua lại giữa hai loại quy hoạch nhằm phát hiện những bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo với nhau.

2.3.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Trên cơ sở phân tích, tổng hợp các tư liệu, tài liệu có liên quan và thực trạng công tác quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng cho phép đưa ra những nhận xét, đánh giá về nội dung và bản chất của mối quan hệ giữa hai loại quy hoạch; xác định được những vấn đề còn bất cập, mâu thuẫn giữa hai loại quy hoạch để đề ra phương hướng khắc phục. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để nghiên cứu các nội dung: Đánh giá tổng quan công tác quy hoạch trong và ngoài nước; Đánh giá thực trạng công tác quy hoạch trên địa bàn nghiên cứu; Phân tích tác động qua lại và phát hiện sự bất cập giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng; Xác định vai trò, vị trí và nhiệm vụ của quy hoạch sử dụng đất và đề xuất sửa đổi các quy định hiện hành có liên quan để nâng cao chất lượng quy hoạch sử dụng đất trong mối quan hệ với quy hoạch xây dựng.

2.3.5. Phương pháp phân tích thống kê, xử lý và tổng hợp số liệu

- Số liệu thứ cấp sau khi thu thập về được tổng hợp, phản ánh thông qua các bảng, đồ thị,,…

- Số liệu sơ cấp được tổng hợp, phân tích, xử lý bằng phần mềm Microsoft Excell trên máy tính.

2.3.6. Phương pháp bản đồ

Sử dụng các bản đồ quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng để đưa ra các phân tích về mối quan hệ giữa hai loại hình quy hoạch.

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ NHA TRANG 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 3.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Nha Trang là trung tâm hành chính - kinh tế - văn hoá - du lịch - dịch vụ của tỉnh Khánh Hoà. Ranh giới Thành phố được xác định như sau:

- Phía Bắc giáp thị xã Ninh Hoà.

- Phía Nam giáp huyện Cam Lâm và huyện Diên Khánh. - Phía Đông giáp biển Đông.

- Phía Tây giáp huyện Diên Khánh.

Và có toạ độ địa lý từ 12o8’33” đến 12o25’18” vĩ độ Bắc và từ 109o07’16” đến 109o14’30” độ kinh Đông.

Nha Trang có một vị trí đặc biệt quan trọng về phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng; có bờ biển dài là trung tâm du lịch của tỉnh và cả nước.

Nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước như Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc - Nam, nối liền Nha Trang với các tỉnh phía Bắc, phía Nam. Đại lộ Nguyễn Tất Thành nối liền Nha Trang với sân bay Cam Ranh, cảng Nha Trang có nhiệm vụ đưa đón khách du lịch, vận chuyển hàng hóa,,… đã tạo nên một Nha Trang tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực giao thông.

Vị trí địa lý như trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho Nha Trang phát triển sản xuất hàng hoá và mở rộng giao lưu kinh tế - xã hội với các tỉnh trong cả nước và quốc tế.

3.1.1.2. Địa hình

Địa hình Nha Trang khá phức tạp, có vùng đồng bằng là khu vực nội thành; vùng đồi núi chủ yếu nằm ở hai đầu Bắc - Nam và phía Tây thành phố, vùng ngoài biển phía Đông thành phố có nhiều đảo lớn nhỏ.

Nha Trang có độ cao từ 0 m đến 900 m so với mặt nước biển, trong đó có những đỉnh núi cao như núi Hòn Thơm (Vĩnh Ngọc) có độ cao 224 m, núi Hòn Mặt (Phước Đồng) có độ cao 566 m, Hòn Rớ (Phước Đồng) có độ cao 338 m, Hòn Xanh (Phước Đồng) có độ cao 900m, Hòn Ngang (Vĩnh Hoà) có độ cao 320 m, Hòn Chùa (Vĩnh Phương) có độ cao 663 m và Hòn Chỏng Gọng (Vĩnh Lương) có độ cao 637 m.

- Vùng địa hình bằng thấp, độ dốc dưới 3o: Đây là vùng tập trung đông dân cư, cơ sở hạ tầng xã hội và đất đai sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản,,…. Vùng địa hình này phân bố ở khu vực trung tâm thành phố và có diện tích 8.130,37 ha, chiếm 32,19 % tổng diện tích tự nhiên.

- Vùng địa hình có độ dốc 3 -> 8o: Đây là khu vực chuyển tiếp giữa đồng bằng và đồi núi, có diện tích 2.322 ha, chiếm 9,19% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố. Vùng địa hình này tập trung chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố, là nơi sản xuất cây lâu năm, cây lâm nghiệp và khai thác đất, đá xây dựng.

- Vùng địa hình có độ dốc 8 -> 15o: Loại địa hình này chủ yếu là đồi thấp, có diện tích 6.791,43 ha, chiếm 26,89% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở phía Tây thành phố. Hiện nay, trên dạng địa hình này người dân đã trồng cây nông nghiệp lâu năm và trồng rừng.

- Vùng địa hình có độ dốc trên 15 -> 20o: Loại địa hình này chủ yếu là núi thấp, có diện tích 4.622 ha, chiếm 18,30% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố.

- Vùng địa hình có độ dốc trên 20o: Loại địa hình này chủ yếu là núi cao, có diện tích 3.393,80 ha, chiếm 13,43% tổng diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở phía Tây và Đông Nam thành phố.

3.1.1.3. Khí hậu

Thành phố Nha Trang thuộc tiểu vùng khí hậu II.2.2 của tỉnh Khánh Hòa (tiểu vùng khí hậu Diên Khánh - Nha Trang). Đậy là tiểu vùng khí hậu có chế độ thời tiết ôn hòa nhất trong vùng khí hậu đồng bằng và ven biển tỉnh Khánh Hòa. Nha Trang chịu sự chi phối chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa có ảnh hưởng khí hậu Đại dương.

Những đặc trưng chủ yếu về khí hậu Nha Trang là: nhiệt độ cao đều quanh năm (250 C - 260 C), tổng tích ôn lớn (> 9.5000 C), mưa phân mùa khá rõ ràng (mùa mưa và mùa khô) và ít bị ảnh hưởng của bão. So với các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ, Nha Trang là vùng có điều kiện khí hậu thời tiết khá thuận lợi để phát triển du lịch, nghỉ dưỡng.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 26,30C:

- Nắng: Ở Nha Trang, tổng số giờ nắng trung bình một năm là 2.570 giờ, trung bình một tháng có 214 giờ nắng.

- Độ ẩm tương đối trung bình năm khoảng 79%. Tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 10 với 83%, độ ẩm thấp nhất trong năm là 33 %.

- Lượng bốc hơi trung bình năm ở Nha Trang là 1.431 mm/năm.

- Lượng mưa trung bình năm 1.356 mm. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 và kết thúc vào tháng 12, lượng mưa chiếm gần 80% lượng mưa cả năm (1.025 mm). Khoảng 10 - 20 % số năm mùa mưa bắt đầu từ tháng 7, 8 hoặc kết thúc sớm vào tháng 11.

3.1.1.4. Thuỷ văn

a. Sông, suối

- Sông Cái Nha Trang (còn gọi là sông Thác Ngựa ở phần thượng lưu) là con sông lớn nhất tỉnh Khánh Hoà với diện tích lưu vực 2.000 km2. Sông có chiều dài 75 km, với hệ số uốn khúc 1,4, hệ số hình dạng 0,3, độ dốc sông 3,7%o, mật độ lưới sông 0,8 km/km2. Đoạn hạ lưu thuộc địa phận TP. Nha Trang có chiều dài khoảng 10 km, chảy qua các xã Vĩnh Thái, Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, phường Ngọc Hiệp, Vạn Thắng, Vạn Thạnh, Vĩnh Thọ, Xương Huân, Vĩnh Phước và đổ ra biển.

+ Lưu lượng nước bình quân: Qo = 55,70 m3/s. + Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 7,32 m3/s.

Sông Cái Nha Trang là nguồn cung cấp nước chủ yếu đối với nông nghiệp, lâm nghiệp (của các huyện Diên Khánh và Khánh Vĩnh), công nghiệp, du lịch, dịch vụ, nuôi trồng thuỷ sản và sinh hoạt (của thành phố Nha Trang).

- Sông Quán Trường: Có chiều dài 15 km, chảy qua địa phận các xã Vĩnh Trung, Vĩnh Thái và Phước Đồng. Sông được chia thành 2 nhánh, nhánh phía Đông có chiều dài 9 km (nhánh chính) và nhánh phía Tây (nhánh phụ) có chiều dài 6 km.

+ Lưu lượng nước bình quân: Qo = 20,40 m3/s. + Lưu lượng nước mùa kiệt: Qk = 2,90 m3/s.

b. Biển và thuỷ triều

- Thuỷ triều: thuộc dạng nhật triều không đều, biên độ nhật triều trung bình lớn nhất từ 1,4 - 3,4 m.

- Độ mặn: Biến thiên theo mùa từ 1 - 3,6%.

- Độ pH nước: vùng cửa sông và đầm có độ pH thay đổi từ 7,5 - 6,6. - Mức nước biển dâng trung bình 1,28 m.

3.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

a. Tài nguyên đất

Theo kết quả Điều tra, bổ sung bản đồ đất tỉnh Khánh Hoà (Viện Quy hoạch & TKNN thực hiện năm 2005), TP. Nha Trang có những nhóm đất sau:

- Nhóm bãi cát, cồn cát và đất cát ven biển: Diện tích 1.423 ha, chiếm 5,63% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lương và Phước Đồng.

- Nhóm đất mặn: Diện tích 1.678 ha, chiếm 6,64% tổng diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở xã Vĩnh Lương, Vĩnh Thái, phường Phước Long, Phước Hải.

- Nhóm đất phèn: diện tích có 578 ha, chiếm 2,29 % diện tích tự nhiên toàn thành phố.

Đất phèn tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thái và Vĩnh Hiệp.

- Nhóm đất phù sa: diện tích có 1.416 ha, chiếm 5,60 % diện tích tự nhiên toàn thành phố, trong đó:

+ Đất phù sa không được bồi, chua có diện tích 190 ha. + Đất phù sa có tầng gley có diện tích 943 ha.

+ Đất phù sa ngòi suối có diện tích 283 ha.

Đất phù sa phân bố chủ yếu ven sông Cái Nha Trang và các sông suối khác, tập trung chủ yếu ở các xã Vĩnh Thạnh, Vĩnh Ngọc, Vĩnh Trung, Vĩnh Phương.

- Nhóm đất xám bạc màu có diện tích 1.518 ha, chiếm 6,0 % diện tích tự nhiên toàn thành phố và phân bố chủ yếu ở khu vực xã Phước Đồng.

- Nhóm đất đỏ vàng có diện tích 16.936,43 ha, chiếm 67,05 % diện tích tự nhiên toàn thành phố. Nhóm đất này phân bố chủ yếu ở vùng đồi núi, đất có tầng dày mỏng, độ dốc lớn, thảm thực vật chủ yếu là cây bụi xen gỗ rải rác.

- Đất xói mòn trơ sỏi đá có diện tích 708,26 ha, chiếm 2,80 % diện tích tự nhiên toàn thành phố.

- Các loại đất khác có diện tích 591,58 ha (đất sông suối và mặt nước chuyên dùng không điều tra).

b. Tài nguyên rừng

Nha Trang có 4.533,37 ha đất lâm nghiệp, trong đó phần lớn là rừng sản xuất 4.230,04 ha, chiếm khoảng 93% diện tích đất lâm nghiệp; đất rừng phòng hộ 303,33 ha, chiếm khoảng 7%. Diện tích đất có rừng giàu, trữ lượng lớn hiện nay không còn mà chủ yếu là rừng non, rừng nghèo kiệt; đất trống đồi núi trọc còn nhiều, cần tích cực trồng rừng mới và khoanh nuôi tái sinh rừng để tăng độ che phủ rừng. Ngoài ra còn có các khu nhà-vườn ở khu vực ngoại thành tham gia vào hoạt động du lịch sinh thái nông nghiệp, góp phần cải thiện môi trường sinh thái và cảnh quan độc đáo của thành phố.

c. Tài nguyên khoáng sản

Theo Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản tỉnh Khánh Hòa, trên địa bàn TP. Nha Trang hiện nay có một số loại khoáng sản sau:

- Nguyên liệu thạch anh quang áp: điểm thạch anh quang áp Hòn Sạn (N 0120) thuộc phường Vĩnh Hải, TP. Nha Trang, phân bố trên bề mặt phong hóa đá xâm nhập phức hệ Cà Ná (G/K2cn). Các tinh thể thạch anh đường kính 210 mm, dài 0,51 cm, màu trắng đục, ám khói đến vàng nhạt, nguồn gốc pegmatit, chưa rõ triển vọng. Ngoài ra còn phát hiện được ở một số điểm khác như Hòn Tre.

- Mỏ andesit Hòn Thị (N0156): thuộc xã Phước Đồng, TP.Nha Trang. Mỏ nằm ở sườn đông núi Hòn Thị, có đỉnh cao nhất là 226 m, phân bố đá phun trào của hệ tầng Nha Trang. Đá có màu xám đen, xám xanh, cứng chắc, cấu tạo khối, kiến trúc porphir. Lớp vỏ phong hóa triệt để dày 15 m, trung bình 3,5 m, trữ lượng cấp C1+C2 (tương đương cấp 122 + 333 mới).

- Mỏ đất san lấp Đắc Lộc (N0108): phân bố ven chân Tây Nam núi Đá Bạc, thuộc thôn Đắc Lộc, một phần thuộc thôn Vĩnh Thành, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang. Diện tích dải là 148,168 ha. Mỏ Đắc Lộc nằm hoàn toàn trong thành tạo vỏ phong hóa phun trào hệ tầng Đèo Bảo Lộc. Tài nguyên dự báo đất san lấp của mỏ là 8.149.256 m3.

- Mỏ nước khoáng Vĩnh Phương (N0105):

Vị trí: thôn Đắc Lộc, xã Vĩnh Phương, thành phố Nha Trang. Từ nhà máy sợi Nha Trang theo Quốc lộ I đi về phía Cam Ranh khoảng 2 km, lỗ khoan nằm sát bên trái đường, gần chân cầu Đắc Lộc.

Dạng xuất lộ: nước khoáng xuất lộ thành 2 điểm nằm trong 2 gò bùn khoáng (còn gọi là Gò Ráng Trong và Gò Ráng Ngoài) trên cánh đồng thuộc xã Vĩnh Phương.

* Tại Gò Ráng Trong: nước khoáng xuất lộ giữa gò bùn khoáng cách cầu Đắc Lộc 700 m về phía Nam, nhiệt độ nước đo được vào tháng 12/2003 là 500C.

* Tại Gò Ráng Ngoài: nước khoáng xuất lộ ở rìa Đông Nam gò, cách cầu Đắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng tại thành phố nha trang, tỉnh khánh hòa (Trang 28)