CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯƠNG GIÁO DỤC CỦA CÁC TRƯỜNG THPT TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ ĐỒNG XOÀI – BÌNH PHƯỚC
2.1 Thực trạng về chất lượng giáo dục THPT trên địa bàn thị xã Đồng Xoài tỉnh Bình Phước
2.1.3 Thực trạng về đội ngũ giáo viên THPT ở thị xã Đồng Xoài
Bảng 2. 1: Tổng hợp cán bộ, giáo viên – nhân viên và học sinh 3 trường
Năm học
Số
trường Số lớp Số giáo viên
Số học sinh
Tỉ lệ
GV/lớp Số BQ HS/1GV
2011-2012 03 96 241 4058 2,51 17 HS/GV
2012-2013 03 107 252 4170 2,35 17 HS/GV
2013-2014 03 105 239 4159 2,28 17 HS/GV
2014-2015 03 107 245 4090 2,29 16 HS/GV
2015-2016 03 105 258 4068 2,36 16 HS/GV
(Nguồn: Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước) Theo số liệu của Sở GD&ĐT Bình Phước, từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016, quy mô HS THPT đã có sự tăng trưởng nhưng không đáng kể.
Năm học 2011 - 2012 thị xã có 4058 HS THPT, đến năm học 2015 - 2016 huy động 4068 HS, tăng 0,25%. Giáo viên các trường THPT năm học 2011 - 2012 có 241 người, đến năm học 2015 - 2016 là 258 người. Như vậy, số lượng ĐNGV THPT từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016 thay đổi không đáng kể và số trường THPT cũng không tăng (03 trường). Số bình quân của HS và GV thay đổi từ 17 HS/GV năm 2011-2012 xuống 16 HS/GV năm 2015-2016, số lượng giáo viên thừa so với qui định 20 HS/GV.
Một thực tế tồn tại về xây dựng và phát triển ĐNGV ở tỉnh Bình Phước nói chung và khu vực thị xã Đồng Xoài nói riêng là từ sau khi tái lập tỉnh Bình Phước (1997) do tình trạng GV thiếu gay gắt, nhiều giải pháp tình thế về GV được áp dụng, đã làm ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và giảm sút chất lượng đào tạo.
Bên cạnh đó, các biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ chưa có nhiều điều kiện để chú trọng.
2.1.3.2 Cơ cấu đội ngũ giáo viên THPT - Cơ cấu tuổi
Bảng 2. 2: Tổng hợp về tuổi đời của ĐNGV tính đến năm học 2015-2016
STT
Trường
Tổng số GV
Đội ngũ giáo viên THPT Dưới 30
tuổi
Từ 30 – 40 tuổi
Từ 41 – 50 tuổi
Từ 51 – 60 tuổi SL % SL % SL % SL % 1 THPT Hùng Vương 94 29 30.9 60 63.8 3 3.2 2 2.1
2 THPT Đồng Xoài 84 1 1.2 64 76.2 17 20.2 2 2.4 3 THPT Nguyễn Du 70 3 4.3 54 77.1 6 8.6 5 7.1
Tổng 245 70 28.6
155 63.3
12 4.9
8 3.3
(Nguồn: Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước)
0 10 20 30 40 50 60 70
Dưới 30 tuổi 30-40 tuổi 40-50 tuổi 50-60 tuổi
Dưới 30 tuổi 30-40 tuổi 40-50 tuổi 50-60 tuổi
Biểu đồ 2. 1: Tổng hợp về tuổi đời của ĐNGV tính đến năm học 2015 - 2016
Biểu đồ tổng hợp về tuổi đời của ĐNGV cho ta thấy lực lượng GV của 3 trường là rất trẻ, nằm trong độ tuổi có nhiều điều kiện để phát triển. Đội ngũ giáo viên có tuổi đời dưới 30 tuổi chiếm 28,6%, từ 30 đến 40 tuổi 63,3%. Trong khi đó, tuổi đời từ 40 đến 60 tuổi chỉ chiếm 8,2%.
Như vậy, với thực trạng ĐNGV trẻ của 3 trường như hiện nay có những mặt thuận lợi: năng động, sáng tạo, ham học hỏi, dễ tiếp thu, dễ thích ứng với những cái mới, có khả năng ứng dụng CNTT và thiết bị dạy học hiện đại.
Tuy nhiên, lực lượng GV trẻ cũng gặp không ít khó khăn về kinh nghiệm giảng dạy, đặc biệt là kinh nghiệm giáo dục còn hạn chế, năng lực bồi dưỡng HS yếu, HS giỏi, học sinh thi ĐH, CĐ còn chưa cao. Cơ hội dự giờ để học hỏi kinh nghiệm của các thế hệ GV đi trước không nhiều.
Với những thuận lợi và khó khăn của ĐNGV trẻ, lãnh đạo các nhà trường cần quan tâm giúp đỡ, tạo điều kiện để ĐNGV được giao lưu học hỏi kinh nghiệm với các thế hệ đồng nghiệp đi trước có nhiều kinh nghiệm. Đồng thời tạo điều kiện để họ tiếp tục được đào tạo, bồi dưỡng nhằm không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phục vụ cho công tác giáo dục, đào tạo tại địa bàn thị xã.
- Cơ cấu giới tính
Theo Bảng tổng hợp về cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên của 3 trường THPT ở thị xã Đồng Xoài năm học 2015- 2016 có 71,8% ĐNGV là nữ, trong đó tỷ lệ nữ trong độ tuổi sinh sản chiếm tỷ lệ cao. Có nhiều bộ môn nữ chiếm tỷ lệ trên 80% : Công nghệ, Lịch Sử, Tin, Tiếng Anh, Ngữ Văn, GDCD, Sinh học. Lực lượng GV nữ chiếm tỷ lệ cao gây khó khăn cho các nhà trường: tình trạng thiếu GV cục bộ diễn ra thường xuyên đối với cả 3 trường do GV nữ nghỉ sinh con, nghỉ vì con bị ốm đau…Sự thiếu GV cục bộ như vậy ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng GD của các nhà trường.
Bảng 2. 3: Tổng hợp về cơ cấu giới tính của ĐNGV của 3 trường THPT ở thị xã Đồng Xoài tính đến năm học 2015 – 2016
STT Trường Đội ngũ giáo viên
Số lượng Nam % Nữ %
1 Văn 36 3 8,3 33 91,7
2 Sử 16 1 6,3 15 93,7
3 Địa 16 5 31,3 11 68,7
4 GDCD 10 1 10,0 9 90,0
5 Tiếng Anh 27 2 7,4 25 92,6
6 Toán 34 21 61,8 13 38,2
7 Tin 15 1 6,7 14 93,3
8 Vật Lý 27 12 44,4 15 55,6
9 Hóa 24 9 37,5 15 62,5
10 Sinh 16 2 12,5 14 87,5
11 Công nghệ 6 0 0 6 100
12 Thể dục 17 12 70,6 5 29,4
13 GDQP-AN 1 0 0 1 100
Tổng 245 69 28,2 176 71,8
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước)
0 10 20 30 40 50 60 70 80
Nữ Nam
Nữ Nam
Biểu đồ 2. 2: Sự phân về cơ cấu giới tính của ĐNGV của 3 trường THPT ở thị xã Đồng Xoài tính đến năm học 2015 – 2016
- Cơ cấu chuyên môn
Bảng 2. 4: Cơ cấu đội ngũ giáo viên theo bộ môn ở 3 trường năm học 2015-2016
Môn
(Số tiết TB/tuần) Tổng số GV
Tỉ lệ % GVbm/ tổng
số GV
Định mức GVbm
(*)
Thừa (+) Thiếu (-)
Văn (3,44) 36 14,7 21,2 14,8
Sử (1,5) 16 6,5 9,3 6,7
Địa (1,5) 16 6,5 9,3 6,7
GDCD (1) 10 4,1 6,2 3,8
Tiếng Anh (3,33) 27 11,0 20,6 6,4
Toán (3,56) 34 13,9 22 12
Tin (1,67) 15 6,1 10,3 4,7
Vật Lý (2,22) 27 11,0 13,7 13,3
Hóa (2,17) 24 9,8 13,4 10,6
Sinh (1,44) 16 6,5 8,9 7,1
Công nghệ (1,33) 6 2,5 8,2 -2,2
Thể dục (2) 17 6,9 12,4 4,6
GDQP-AN (1) 1 0,4 6,2 -5,2
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước)
Nhìn vào Bảng 2.4 trên cho ta thấy: Cơ cấu giáo viên theo bộ môn tương đối dồi dào và đồng đều giữa các bộ môn. Với tổng số lớp của 3 trường là 105, tổng số giáo viên là 248 và số tiết tiêu chuẩn 17 tiết/ tuần đối với giáo viên THPT (theo Qui định tại Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT, ngày 21/10/2009 của Bộ GD & ĐT) thì số lượng giáo viên của các bộ môn đa số là thừa so với nhu cầu thực tế biên chế GV cần có, với định mức theo qui định là 2,25 giáo viên/ lớp trong khi tỉ lệ giáo viên/
lớp của 3 trường là 2,33. Chỉ có 2 bộ môn là còn thiếu giáo viên đó là môn Công Nghệ và môn GDQP-AN.
Nguyên nhân thiếu giáo viên môn Công Nghệ là do các nhà trường chưa chủ động xây dựng nhu cầu biên chế cho môn học này vì các trường có thể sử dụng giáo viên bộ môn Vật lý và Sinh học để dạy môn Công Nghệ, đây cũng là một bất cập cần được khắc phục trong thời gian tới. Môn GDQP-AN thiếu là do việc đào tạo giáo viên của môn học này chưa đáp ứng đủ cho các trường phổ thông, các trường chủ yếu lấy giáo viên dạy Thể dục sang dạy GDQP-AN hoặn liên kết với các đơn vị quân sự ở địa phương.
2.1.3.3 Chất lượng đội ngũ giáo viên THPT
Bảng 2. 5: Tổng hợp trình độ đào tạo đội ngũ giáo viên 3 trường trong năm học: 2015-2016
STT Trường
Tổng số GV
Số GV/
lớp
Trình độ đào tạo đội ngũ GV Trên
chuẩn % Đạt
chuẩn %
Chưa đạt chuẩn
%
1 THPT Hùng Vương 88 2,3 6 6,8 82 93,2 0 0
2 THPT Đồng Xoài 89 2,4 2 2,2 87 97,8 0 0
3 THPT Nguyễn Du 68 2,3 1 1,5 67 98,5 0 0
Tổng cộng 245 2,3 9 3,7 236 96,3 0 0
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước) Bảng 2. 6: Thống kê trình độ đội ngũ giáo viên 3 trường trong 2 năm học:
2014-2015 và 2015-2016
Năm học 2014-2015 Năm học 2015-2016
Môn Số
lượng
Trình độ
Môn Số
lượng
Trình độ Thạc
sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
Thạc sĩ
Đại học
Cao đẳng
Trung cấp
BGH 12 2 10 0 0 BGH 12 2 10 0 0
Nhân
viên 34 0 5 2 15 Nhân
viên 32 0 5 2 15
GV 252 9 242 1 0 GV 245 9 236 0 0
Văn 35 2 33 0 0 Văn 36 2 34 0 0
Sử 17 1 16 0 0 Sử 16 1 15 0 0
Địa 16 1 15 0 0 Địa 16 1 15 0 0
GD
CD 11 0 11 0 0 GD
CD 10 0 10 0 0
Tiếng
Anh 28 1 27 0 0 Tiếng
Anh 27 1 26 0 0
Toán 35 2 33 0 0 Toán 34 2 32 0 0
Tin 16 0 16 0 0 Tin 15 0 15 0 0
Vật Lý 29 0 29 0 0 Vật Lý 27 0 27 0 0
Hóa 24 1 23 0 0 Hóa 24 1 23 0 0
Sinh 16 1 15 0 0 Sinh 16 1 15 0 0
Công
nghệ 6 0 6 0 0 Công
nghệ 6 0 6 0 0
Thể
dục 15 0 14 1 0 Thể
dục 17 0 16 1 0
GD
QP 4 0 4 0 0 GD
QP 1 0 1 0 0
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước) Nhìn vào bảng thống kê trên ta thấy: Đội ngũ giáo viên của các trường khảo sát đều đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định của Luật giáo dục tức là có trình độ đại học, một số có trình độ đào tạo trên chuẩn (thạc sĩ). Tuy nhiên, với đòi hỏi ngày càng cao về trình độ GV trong xu thế hội nhập, vấn đề nâng chuẩn cho GV vẫn cần phải được thực hiện, đồng thời bồi dưỡng cập nhật kiến thức cho họ thường xuyên để đáp ứng những yêu cầu đổi mới GD.
0 20 40 60 80 100
Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ
Biểu đồ 2. 3: Tổng hợp về trình độ đào tạo của ĐNGV tính đến tháng 12/2015 Bên cạnh trình độ đào tạo, trình độ ngoại ngữ, tin học cũng ảnh hưởng nhất định tới khả năng cập nhật kiến thức và việc đổi mới phương pháp dạy học của giáo viên các trường THPT.
Bảng 2. 7: Thực trạng về trình độ Ngoại ngữ, Tin học của ĐNGV tính đến tháng 12/2015
STT Trình độ A B C Đại học
GV % GV % GV % GV %
1 Ngoại ngữ 36 14,7 16 6,3 9 3,7 30 12,2
2 Tin học 103 42,0 23 9,4 5 2,0 16 6,5
(Nguồn: Báo cáo thống kê của 3 nhà trường) Bảng 2.7 cho thấy đa số GV ở 3 trường khảo sát có trình độ ngoại ngữ và tin học còn rất hạn chế. Hơn một nửa số GV không biết ngoại ngữ hoặc nếu biết thì chủ yếu ở trình độ A và những GV có chuyên môn chính là ngoại ngữ. Gần một nửa số GV không biết tin học và nếu biết thì phần lớn cũng chỉ dừng ở trình độ A. Đây cũng là một trở ngại không nhỏ cho việc nâng cao chất lượng dạy học mà HT các nhà trường cần phải quan tâm hơn nữa.
- Năng lực chuyên môn của giáo viên
Để tìm hiểu sâu hơn nữa về thực trạng năng lực chuyên môn giáo viên THPT thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, chúng tôi đã tiến hành đánh giá bằng cách lấy ý kiến thông qua các phiếu hỏi, những người được hỏi ý kiến đã đánh giá cho điểm theo 4 mức độ sau (Tốt: 3 điểm; Khá: 2 điểm; Trung bình: 1 điểm; Yếu: 0 điểm) với hai nhóm đối tượng khảo sát:
- 100 giáo viên thuộc 03 trường: THPT Hùng Vương, THPT Đồng Xoài và THPT Nguyễn Du.
- 50 người là Hiệu trưởng, Phó Hiệu Trưởng, Tổ trưởng chuyên môn, Phó tổ trưởng chuyên môn và những giáo viên có uy tín đang giảng dạy ở 03 trường.
Kết quả khảo sát tại Bảng2. 8 sau cho thấy năng lực được giáo viên tự đánh giá cao nhất là “Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy” và “Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá học sinh chính xác, khách quan theo đúng các quy định hiện hành”. Trong khi đó, năng lực được các giáo viên tự đánh giá kém nhất là “Có kiến thức phổ
thông về chính trị, XH và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng CNTT, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học” và “Có khả năng bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu hay học sinh còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ”. Cụ thể:
Bảng 2. 8: Kết quả khảo sát năng lực giáo viên THPT của 3 trường ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Đối tượng khảo sát là giáo viên)
STT Những năng lực cụ thể
Phần đánh giá
Giá trị Tốt TB
3
Khá 2
TB 1
Yếu 0 1 Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng
chuẩn trình độ của GV giảng dạy ở cấp học 83 17 0 0 2,83
2
Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy
89 11 0 0 2,89
3
Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy
45 55 0 0 2,45
4 Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ,
chính xác, có hệ thống 81 19 0 0 2,81
5 Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến
thức chuyên sâu về môn học 25 75 4 0 2,29
6 Có khả năng bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu
hay HS còn nhiều hạn chế trở nên tiến bộ 20 58 22 0 1,98
7
Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử và xử lý tình huống sư phạm trong giáo dục phù hợp với từng đối tượng HS
43 52 5 0 2,38
8
Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá học sinh chính xác, khách quan theo đúng các quy định hiện hành
84 16 0 0 2,84
9 Có kiến thức phổ thông về chính trị, XH và nhân 27 41 32 0 1.95
văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng CNTT, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học 10 Có hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hóa, xã hội của tỉnh, huyện, xã nơi công tác 43 50 7 0 2.36 (Nguồn: Phiếu điều tra CBQL và giáo viên 3 trường) Nguyên nhân của việc giáo viên tự đánh giá thấp ở tiêu chí 6 và tiêu chí 9 có thể xuất phát từ việc các nhà trường chưa quan tâm công tác bồi dưỡng, khuyến khích GV để nâng cao kiến thức về chính trị, XH và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng CNTT, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để phục công tác giảng dạy và GD.
Hơn nữa, với ĐNGV trẻ, họ chưa có kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém. Đây là vấn đề mà các trường cần chú tâm trong công tác chỉ đạo tăng cường chất lượng và đổi mới hình thức, nội dung sinh hoạt tổ chuyên môn để GV có điều kiện trao đổi, học hỏi lẫn nhau.
Còn theo số liệu khảo sát từ Bảng 2.9 sau đây cho thấy CBQL đánh giá lạc quan hơn về năng lực chuyên môn của giáo viên, thể hiện ở điểm trung bình khá cao trong cả 10 tiêu chí, mức độ đánh giá ở các tiêu chí tương đối đều nhau. Nhìn chung, CBQL cho rằng đội ngũ giáo viên đã “Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn trình độ của giáo viên giảng dạy ở cấp học”, “Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy”, đồng thời “Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá HS chính xác, khách quan theo đúng các quy định hiện hành”. Qua khảo sát, các CBQL cũng cho rằng năng lực bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh kém và sự hợp tác về chuyên môn giữa các giáo viên không tốt bằng các năng lực khác. Đây cũng là một thực tế đang tồn tại ở 3 trường, công tác bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo học sinh kém chỉ tập trung ở một số giáo viên có kinh nghiệm, có thâm niên trong giảng dạy và giáo dục. Điều này cho thấy lãnh đạo các nhà trường cần quan tâm đến việc đào tạo đội ngũ kế cận trong thời gian tới.
Bảng 2. 9: Kết quả khảo sát năng lực GV của 3 trường THPT ở thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước (Đối tượng khảo sát là cán bộ quản lý)
S T T
Những năng lực cụ thể
Phần đánh giá Giá trị TB Tốt
3
Khá 2
TB 1
Yếu 0 1 Có trình độ chuyên môn được đào tạo theo đúng chuẩn
trình độ của GV giảng dạy ở cấp học 92 8 0 0 2,92
2
Nắm vững mục tiêu, nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa của các môn học được phân công giảng dạy
85 15 0 0 2,85
3
Có kiến thức chuyên sâu, đồng thời có khả năng hệ thống hóa kiến thức trong cả cấp học để nâng cao hiệu quả giảng dạy đối với các môn học được phân công giảng dạy
46 54 0 0 2,46
4 Kiến thức cơ bản trong các tiết dạy đảm bảo đủ, chính
xác, có hệ thống 80 20 0 0 2,8
5 Có khả năng hướng dẫn đồng nghiệp một số kiến thức
chuyên sâu về môn học 24 74 2 0 2,22
6 Có khả năng bồi dưỡng HS giỏi, giúp đỡ HS yếu hay HS
còn nhiều hạn chế trở lên tiến bộ 22 57 21 0 2,01
7
Có kiến thức cơ bản về tâm lý học sư phạm và tâm lý học lứa tuổi, giáo dục học của cấp học và vận dụng được vào việc lựa chọn phương pháp giảng dạy, cách ứng xử và xử lý tình huống sư phạm trong GD phù hợp với từng đối tượng HS
44 52 4 0 2,4
8
Có kiến thức về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của HS và vận dụng phù hợp với cấp học, đánh giá HS chính xác, khách quan theo đúng các quy định hiện hành
83 17 0 0 2,83
9
Có kiến thức phổ thông về chính trị, xã hội và nhân văn, kiến thức liên quan đến ứng dụng CNTT, ngoại ngữ, tiếng dân tộc để đáp ứng yêu cầu dạy học
28 52 20 0 2,08
10 Có hiểu biết cơ bản về nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn
hóa, XH của tỉnh,, huyện, xã nơi công tác 41 53 6 0 2,35
(Nguồn: Phiếu điều tra CBQL và giáo viên 3 trường)
- Nghiệp vụ sư phạm
Bảng 2. 10: Kết quả khảo sát nghiệp vụ sư phạm của giáo viên
S
TT Những năng lực cụ thể
Phần đánh giá Giá trị TB Tốt
3
Khá 2
TB 1
Yếu 0
1
Lập được kế hoạch dạy học trong năm học và từng học kỳ nhằm cụ thể hóa chương trình GD cấp học theo quy định của Bộ GD&ĐT phù hợp với đặc điểm của trường, lớp, đối tượng học sinh được phân công giảng dạy
51 47 2 0 2,49
2
Biết cách soạn giáo án theo hướng đổi mới; chuẩn kiến thức, kỹ năng, thể hiện các hoạt động dạy học tích cực của thầy và trò
55 40 5 0 2,5
3 Xây dựng môi trường học tập thân thiện, hợp tác 81 19 0 0 2,81 4 Lựa chọn và kết hợp tốt các PPDH thực hiện các
hoạt động trên lớp 53 45 2 0 2,51
5 Phát huy được tính năng động sáng tạo, chủ động
học tập của học sinh 38 58 4 0 2,34
6 Biết cách hướng dẫn học sinh tự học 39 57 4 0 2,35
7 Sử dụng hình thức kiểm tra, đánh giá phù hợp đối
tượng học sinh 74 26 0 0 2,74
8 Sử dụng kết quả kiểm tra để điều chỉnh việc học
tập của học sinh một cách tích cực 87 13 0 0 2,87
9 Biết khai thác và sử dụng tốt thiết bị, đồ dùng dạy
học nhằm hỗ trợ quá trình học tập của học sinh 35 62 3 0 2,32
10
Ngụn ngữ giảng dạy trong sỏng, trỡnh bày rừ ràng, mạch lạc cỏc nội dung của bài học. Núi rừ ràng, rành mạch, phát âm chuẩn tiếng Việt khi giao tiếp trong phạm vi nhà trường
76 24 0 0 2,76
11 Có các biện pháp giáo dục phù hợp với từng đối
tượng học sinh 37 60 3 0 2,34
12 Có khả năng phối hợp với gia đình và các đoàn thể địa phương để theo dừi, giỳp đỡ để làm tốt cụng tỏc giáo dục học sinh
81 19 0 0 2,81
13 Tổ chức các buổi ngoại khóa hoặc tham quan học
tập, sinh hoạt tập thể thích hợp 48 48 4 0 2,44
14 Thường xuyên trao đổi góp ý với học sinh về tình
hình học tập 71 29 0 0 2,71
15 Tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 27 64 7 0 2,16 16 Có các giải pháp để cải tiến và nâng cao chất lượng
học tập của học sinh sau từng học kỳ 41 56 3 0 2,38
17 Biết cách xử lý tình huống cụ thể để giáo dục học
sinh 40 55 5 0 2,35
18 Vận dụng việc xử lý tình huống vào giáo dục, vào
tổng kết sáng kiến kinh nghiệm giáo dục 38 57 5 0 2,33 19 Ứng xử với đồng nghiệp, cộng đồng luôn giữ đúng
phong cách nhà giáo 68 32 0 0 2,68
20 Xây dựng, bảo quản và sử dụng có hiệu quả hồ sơ
giáo dục và giảng dạy 65 35 0 0 2,65
(Nguồn: Phiếu điều tra CBQL và giáo viên 3 trường)