4. Kêt quả dự kiến đạt được
1.6 Kiểm định chất lượng giáo dục
1.6.1 Khái niệm.
Chất lượng giáo dục có thể đánh giá trực tiếp qua sản phẩm giáo dục, qua chất lượng HS tốt nghiệp, tuy nhiên cũng có thể đánh giá gián tiếp qua các điều kiện để bảo đảm chất lượng. Kiểm định được hiểu là "Chứng nhận trường đạt được những tiêu chuẩn cơ bản về nguồn lực và các chỉ số thực hiện để củng cố chất lượng, khuyến khích tự đánh giá, tăng cường tự quản và bảo đảm với công chúng rằng cơ sở giáo dục đạt được những chuẩn mực chất lượng cơ bản (Stanley và Patrick, 1998).
Kiểm định chất lượng tiếp cận theo cách phối hợp hai cách đánh giá trên. Bởi lẽ đánh giá chất lượng đào tạo trực tiếp qua chất lượng HS tốt nghiệp nhiều khi mang tính chủ quan của người dạy. Mặt khác, không thể nói một nhà trường đào tạo có chất lượng trong khi trường không có những điều kiện tối thiểu để bảo đảm chất lượng giáo dục và chương trình giáo dục của trường không phù hợp với yêu cầu của xã hội và của người học.
Kiểm định chất lượng là một hệ thống tổ chức và giải pháp để đánh giá và công nhận chất lượng giáo dục (đầu ra) và các điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục theo các chuẩn mực được quy định.
Những chương trình giáo dục và cơ sở giáo dục đạt chuẩn sau khi kiểm định, được thông báo công khai cho người học, cha mẹ và toàn xã hội như một bằng chứng bảo đảm cho chất lượng giáo dục của các cơ sở và các chương trình giáo dục đó.
1.6.2 Vai trò của kiểm định trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc kiểm định chất lượng giáo dục của một cơ sở giáo dục có nội dung quan trọng là đánh giá hệ thống quản lí chất lượng của cơ sở giáo dục đó và chứng minh được rằng hệ thống quản lí chất lượng là có hiệu quả, đảm bảo các sản phẩm được quản lí trong hệ thống đúng với những đăng kí chất lượng đã được cơ sở cam kết
thực hiện trước CMHS (mục tiêu giáo dục đã được cơ sở công bố).
Trong giáo dục, có hai loại kiểm định: kiểm định nhà trường và kiểm định chương trình. Hai loại này có một số khác biệt, song giữa chúng cũng có những mối quan hệ mật thiết với nhau. Sự khác nhau giữa hai loại là ở trọng tâm chú ý của công việc đánh giá.
Khi kiểm định nhà trường, trọng tâm chú ý là các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo và hệ thống quản lí chất lượng của nhà trường. Với một lôgic hiển nhiên là với các điều kiện bảo đảm chất lượng và một hệ thống quản lí chất lượng tốt tất yếu sẽ cho ra những sản phẩm có chất lượng. Như vậy các chương trình giáo dục chỉ được xem xét như là một bộ phận trong việc kiểm định chất lượng của nhà trường.
Khi đánh giá, kiểm định chất lượng của chương trình giáo dục, trọng tâm của sự chú ý lại tập trung ở hệ thống quản lí chất lượng trong quá trình giáo dục: mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục của các môn học có được xác định hợp lí, phù hợp với trình độ khoa học - công nghệ và các nhu cầu của xã hội hay không; Tổ chức quá trình giáo dục theo chương trình giáo dục có đảm bảo để đạt được mục tiêu đề ra hay không... Lẽ đương nhiên các điều kiện chung của hệ thống quản lí chất lượng của nhà trường cũng được đề cập đến như là bối cảnh để thực hiện quá trình giáo dục. Không thể có một chương trình giáo dục của một bậc, cấp, lớp nào đó có chất lượng tốt khi bối cảnh triển khai nó có nhiều khiếm khuyết. Công tác kiểm định có 2 mục đích cơ bản:
- Đánh giá, xác nhận hệ thống đảm bảo chất lượng giáo dục của một trường hoặc một chương trình giáo dục theo bộ tiêu chuẩn do cơ quan kiểm định đề ra và được nhà trƣờng thừa nhận và cam kết thực hiện.
- Trợ giúp nhà trường cải thiện, nâng cao chất lượng giáo dục của mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu xã hội bảo đảm lợi ích chung của xã hội, phụ huynh, người sử dụng lao động và của người học.
Để đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục đảm bảo tính khoa học và chính xác, số liệu điều tra được thu thập và phân tích theo cơ cấu tổ chức, các mặt hoạt động của trường. Tất cả các tiêu chí định lượng và không có tính định lượng được
tổng hợp lại và áp dụng những phương pháp xử lí thống kê xã hội học khác nhau để xác định độ tin cậy và độ giá trị của các số liệu thu thập. Sau đó tính toán hệ số tương quan giữa các quá trình, giữa các lĩnh vực và giữa các tiêu chí, đồng thời xác định sự tác động qua lại giữa các tiêu chí, giữa các lĩnh vực. Từ các kết quả đó xác định quá trình nào, những lĩnh vực nào và những tiêu chí nào có trọng số lớn có tác dụng quyết định chất lượng giáo dục, những tiêu chí hoặc những chỉ số không tương quan có thể bị loại bỏ.
Quá trình phân tích đánh giá tổng hợp sẽ cho biết hiệu quả và hiệu suất đào tạo trong từng trường, phương thức giáo dục nào hiệu quả và hợp lí hơn, giúp nhà nước hoạch định các chính sách đầu tư cho giáo dục một cách khoa học, kinh tế và có hiệu quả.