Kiểm tra đánh giá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông trên địa bàn TX đồng xoài tỉnh bình phước (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC

1.4 Các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục

1.4.8 Kiểm tra đánh giá

a. Chức năng của kiểm tra đánh giá

Kiểm tra là công cụ hay phương tiện đo lường kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học. Đánh giá là một khái niệm nhằm xác định mức độ, trình độ của người học mà cụ thể là điểm số.

Kiểm tra là phương tiện của đánh giá. Đánh giá là mục đích của kiểm tra. Mục đích đánh giá quyết định nội dung và hình thức của kiểm tra. Kiểm tra đánh giá có các chức năng sau đây:

 So sánh: so sánh giữa mục đích dạy học với kết quả đạt được.

 Phản hồi: từ thông tin của kiểm tra đánh giá, người học tự giác sửa chữa các khuyết điểm, phát huy ưu điểm, lấp đầy các lỗ hổng kiến thức của mình trong quá trình học tập, GV cải tiến phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng người học hơn.

 Tiên đoán: Qua kết quả kiểm tra đánh giá giúp GV tiên đoán được khả năng kết quả học tập của người học trong một tương lai gần.

b. Các phương pháp kiểm tra

 Kiểm tra vấn đáp (kiểm tra miệng)

Đây là hình thức kiểm tra có thể sử dụng bất cứ lúc nào trong quá trình dạy học. Kiểm tra vấn đáp có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

 Kiểm tra vấn đáp giúp GV dễ dàng nắm được tư tưởng và cách suy luận của người học để kịp thời uốn nắn những sai sót trong lời nói đồng thời giúp người học sử dụng đúng những thuật ngữ và diễn đạt một cách lôgic.

 HS hiểu rừ và nhớ lõu hơn nhờ trỡnh bày bằng ngụn ngữ của mỡnh.

 Giúp GV có thể nhận định được ngay và xác định đúng trình độ của người học khi hỏi thêm các câu hỏi phụ.

 Kiểm tra vấn đáp là plương tiện giúp người học mạnh dạn phát biểu ý kiến, luyện tập khả năng diễn đạt ý tưởng. Sử dụng phương pháp này giúp HS tích cực tham gia vào bài học và tạo không khí sinh động cho lớp học.

Nhược điểm:

 Kết quả trả lời của một số HS không thể coi là đại diện cho cả lớp, không cho phép GV đánh giá đúng mức trình độ chung của cả lớp.

 Áp dụng kiểm tra cho cả lớp mất nhiều thời gian. Các câu hỏi phân phối cho HS có độ khó không đều nhau.

 Do những yếu tố ngoại lai có thể dẫn tới sự chủ quan của GV.

 Kiểm tra tự luận

Kiểm tra đánh giá

Nội dung Người học

Giáo viên

Hình 1. 4: Chức năng phản hồi của kiểm tra đánh giá

Kiểm tra tự luận thường được sử dụng để kiểm tra định kỳ sau khi học xong một chương trình hay một phần, thời gian kiểm tra thường từ một tiết trở lên. Kiểm tra viết cũng có thể sử dụng ngay trong lúc giảng nhưng trong thời gian ngắn, vì vậy có ý nghĩa khảo sát sự chuyên cần của HS. Kiểm tra vấn đáp có những ưu nhược điểm sau:

Ưu điểm:

 Trong một thời gian ngắn có thể kiểm tra toàn bộ HS của lớp về một nội dung nhất định.

 HS có đủ thời gian để suy nghĩ, vận dụng kiến thức và trình bày đầy đủ hiểu biết của mình đồng thời phát huy được năng lực sáng tạo. Qua bài kiểm tra, GV nắm được trình độ chung của lớp và của từng HS.

Nhược điểm:

 Nội dung kiểm tra thường không bao trùm được toàn bộ chương trình cần kiểm tra. Chính vì vậy, HS có thể học tủ.

 Kết quả kiểm tra thường chịu ảnh hưởng bởi cách trình bày, chữ viết và cách hành văn của người làm bài.

 Kiểm tra trắc nghiệm

Trắc nghiệm thành tích học tập với tính cách một công cụ để khảo sát trình độ học tập của người học, nó có đặc điểm cơ bản là có tính tin cậy cao. Tính tin cậy của trắc nghiệm biểu hiện qua sự ổn định của kết quả đo lường. Điểm số trắc

nghiệm không phụ thuộc vào người chấm nên còn gọi là kiểm tra trắc nghiệm khách quan. Tính tin cậy của trắc nghiệm còn thể hiện ở kết quả đo lường phân biệt được trình độ của HS.

 Kiểm tra thực hành

Đây là hình thức kiểm tra hữu hiệu nhất và không loại kiểm tra nào có thể thay thế được để đánh giá kỹ năng, kỹ xảo, tay nghề. Tuy vậy, nhược điểm của hình thức kiểm tra này là đũi hỏi nhiều thời gian để thực hiện, GV phải theo dừi suốt quỏ trỡnh và phải có đầy đủ phương tiện, dụng cụ, trang thiết bị, máy móc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của các trường trung học phổ thông trên địa bàn TX đồng xoài tỉnh bình phước (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)