PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
2.3. Phừn tớch cụng tỏc quản lý vật tư,tài sản cố định
2.3.1. Các loại nguyên vật liệu dùng trong doanh nghiệp
Nguyên vật liệu chủ yếu dùng cho sản xuất kinh doanh của công ty bao gồm: bông, xơ ( đối với nhà máy sợi), chủ yếu nhập ngoại từ các nước nh Hàn quốc, Tây phi, Nga. Sợi, hoá chất, thuốc nhuộm, thuốc tẩy (đối với nhà máy dệt nhuộm, nhà máy denim),ngoại trừ mặt hàng
sợi cotton,PE là công ty sản xuất được còn lại các loại nguyên liệu khác như sợi chun, hoá chất thuốc nhuộm công ty phải nhập từ các công ty trong và ngoài nước.
2.3.2. Cách xây dựng mức sử dụng nguyên vật liệu
- Hiện nay nguyên vật liệu sản xuất cua công ty chủ yếu là các loại bông cotton và xơ PE chiếm tỷ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm (65-70%)cho nên vấn đề tiết kiệm và định mức tiêu hao bông xơ là cần thiết.
- Công ty đã sử dụng phương pháp kinh nghiệm và phương pháp khảo sát thực tế để xây dựng định mức tiêu hao vật tư theo các bước sau:
- Khảo sát từng công đoạn : bông, chải, ghép, thô, sợi con.
- Từ số liệu khảo sát kết hợp với các kết quả kinh doanh ở kỳ trước người làm công tác định mức sẽ tạm giao định mức (kgbông,xơ/kg sợi) các số liệu khảo sát sẽđược xem xét định kỳ hàng tháng.
- Tiếp tục theo dừi thực hiện định mức một thỏng một lần, phõn tớch nguyờn nhõn tăng giảm so với định mức tạm được giao.
- Xem xét lại định mức để rót ra kinh nghiệm và tìm biện pháp khắc phục sửa chữa kịp thời.
- Việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu sẽ giúp công ty tính toán chính xác được nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất, từ đó có thể đưa ra được khối lượng nguyên vật liệu cần nhập để phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện tốt hơn công tác quản lý nguyên vật liệu và đóng vai trò quan trọng trong việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu.
2.3.3. Tình hình sử dụng NVL của doanh nghiệp
Nguyên vật liệu là một trong những doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về ngành Dệt May, nhưng cũng giống như rất nhiều doanh nghiệp khác Hanosimex bị phụ thuộc quá lớn vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu và hầu như không có nguồn nguyên liệu trong nước để thay thế. Hiện nay, nguyên vật liệu sản xuất chủ yếu là các loại bông cotton và xơ Pe chúng chiếm tỉ lệ khá cao trong giá thành sản phẩm (65 - 70%) cho nên vấn đề tiết kiệm và định mức tiêu hao bông xơ là rất cần thiết.
Trong quá trình xây dựng định mức, Công ty thường chú ý tới công đoạn chải kỹ là công đoạn có lượng bông tiêu hao cao do sợi, chải nhiều nhất, để làm giảm tới mức tối thiểu bông phế liệu. Tóm lại việc xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu đã được nâng lên giúp Công ty tính toán chính xác được nguyên vật liệu cần thiết để sản xuất từ đó có thể đưa ra được khối lượng nguyên vật liệu cần nhập để phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh.
Bảng 2.16: Tình hình thực hiện định mức bông sơ.
Đơn vị
sản xuất Loại nguyên vật liệu Tỷ lệ
( Kg bông, xơ / Kg sợi ) So sánh bông sơ ( Kg ) Định mức Thực hiện
N/m Sợi I
Xơ PE 1,018 1,0172 -2601,3
Bông chải kỹ 1,268 1,265 -2703,3
Bông chải thô 1,085 1,0824 -562,1
N/m Sợi II
Bông cho sợi cotton 1,085 1,1023 6778
Bông cho chải kỹ xơ PE 1,268 1,12883 6034
Bông phế sản xuất sợi OE cotton 1,018 1,10154 -5745
Bông hồi sản xuất sợi OE peco 1,34 1,5429 11278
N/m sợi Vinh
Xơ PE 1,02 1,0192 -1040,4
Bông chải kỹ 1,27 1,2745 37
Bông chải thô 1,088 1,0886 500,2
Nguồn : Phòng kế hoạch vật tư.
Qua bảng ta thấy rừ tỷ lệ Kg bụng, xơ/ Kg sợi cú sự chờnh lệch giữa quỏ trỡnh định mức và thực hiện là không đáng kể, điều này chứng tỏ Tổng công ty đã quản lý và xây dựng định mức nguồn nguyên vật liệu là rất tốt.
2.3.4. Tình hình dữ trữ, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu
+ Tình hình dự trữ: Nguyên vật liệu chính để sản xuất là bông xơ được nhập khẩu chủ yếu từ nước ngoài nên tình hình sản xuất của công ty phụ thuộc rất nhiều vào việc nhập khẩu nguyên vật liệu. Vì vậy dự trữ nguyên vật liệu là điều cần thiết để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được liên tục và đạt hiệu quả. Hiện nay do giá cả nguyên vật liệu bông xơ, hoá chất trên thị trường thế giới lên xuống thất thường vì thế công ty hiện đang áp dụng hình thức dự trữ theo quý, tháng đối với từng loại nguyên vật liệu khác nhau. Bông, hoá chất thuốc nhuộm theo quý. Nilon, ống giấy theo tháng.
+ Tình hình bảo quản: Kho có kê cao để hàng hoá để phòng chống bão lụt. Hàng hoá được bọc túi nilon và đóng kiện. Có hệ thống PCCC như bình bột cứu hoả ,vòi nước chữa cháy để đề phòng hoả hoạn có thể xảy ra.
+ Tình hình cấp phát nguyên vật liệu: Cấp phát nguyên vật liệu có hạn mức và được khống chế. Nguyên vật liệu được cấp phát theo tháng căn cứ vào dự trù vật tư hàng tháng của các bộ phận trong công ty. Bông là nguyên liệu chính được cấp phát ba lần trong một tuần. Sợi, hoá chất thuốc nhuộm được cấp trước tám ca sản xuất, sau khi sử dụng hết lại cấp tiếp bởi vì các hàng hoá trên đều phải được bảo quản trong điều kiện kho tàng phải theo tiêu chuẩn cho phép.
2.3.5. Cơ cấu và tình hình tài sản cố định
Tài sản cố định của công ty dệt may Hà Nội bao gồm nhiều loại mỗi loại có vai trò, vị trí khác nhau trong quá trình sản xuất kinh doanh, chúng thường xuyên biến động về quy mô, kết cấu, tình trạng kỹ thuật.
Hanosimex luôn chú trọng đến đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo điều kiện tốt nhất để phục vụ sản xuất. Nhìn chung, diện tích nhà xưởng có quy mô lớn, đặc biệt là nhà máy sợi có diện tích nhà xưởng hơn 50 nghìn m2, và các nhà máy dệt vải có diện tích hơn 10 nghìn m2.
Nhìn chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật của Hanosimex khá đồng bộ, được công ty chú trọng đầu tư, cách bố trí, không gian làm việc rộng rãi thoáng mát thuận lợi cho công việc.
Bên cạnh tài sản cố định như nhà cửa, phân xưởng sản xuất, công ty có các trang thiết bị hiện đại bao gồm: 100 máy may của Nhật (Đầu tư năm 1994) và 200 thiết bị máy may và thiết bị chuyên dùng của Đài Loan (mua sắm năm 1996) và đặc biệt có một dây chuyền dệt kim 100 máy đạt hiệu suất cao, loại máy dệt kim này đã giúp công ty có thể may các sản phẩm cho các loại áo trong mùa rét. Nhìn chung, tài sản cố định của công ty còn mới và hiện đại, khấu hao TSCĐ đặc biệt là thiết bị chiếm tỷ trọng cao trong tổng khấu hao, nhưng cũng chưa khấu hao được nhiều.
Công ty là một Công ty sản xuất kinh doanh ngành may mặc xuất khẩu do đó TSCĐHH trong công ty chủ yếu là nhà xưởng, văn phòng, máy móc thiết bị, máy may…phục vụ trực tiếp sản xuất tạo ra sản phẩm. TSCĐHH của Công ty tương đối lớn, đa dạng, phong phú về chủng loại.
- TSCĐHH hiện có của Công ty đến nay
+ Tổng nguyên giá TSCĐHH : 600.095.578.188 VNĐ + Tổng giá trị hao mòn : 90.153.913.550 VNĐ + Giá trị còn lại : 86.941.664.638 VNĐ
• Phân loại TSCĐHH theo 2 cách
* Theo nguồn hình thành:
+ Nguồn ngân sách : 40.393.885.944 + Nguồn bổ sung : 34.271.026.304 + Nguồn khác : 50.430.665.940 Tổng : 124.095.578.188
* Theo đặc trưng kỹ thuật :
+ Đất : 43.000.000 + Nhà cửa vật kiến trúc : 22.109.050.583 + Phương tiện vận tải : 1.023.471.372 + Máy móc thiết bị : 42.744.119.980 + Thiết bị, dụng cụ quản lý : 1.175.936.433
Tổng : 67.095.578.188
2.3.6. Tình hình sử dụng tài sản cố định
Bảng 2.17: Bảng trích khấu hao TSCĐ năm 2010 Đơn vị: Triệu đồng
Nhóm tài sản Thành tiền
1. Đất đai, nhà xưởng 52.777.823
2. Máy móc thiết bị 24.779.234
3. Phương tiện vận tải 1.656.853
4. Thiết bị quản lý 7.484.345
Nguồn: phòng Kế toán
Do công ty dệt may hà nội là công ty sản xuất nên máy móc thiết bị của công ty chiếm phần lớn. Máy móc của công ty sử dụng hầu hết được nhập từ nhiều nước khác nhau như Đức, Nhật, Thụy sỹ... Công ty tính khấu hao cho tài sản bằng phương pháp khấu hao đều.Gần đây công ty mới tại và nhà máy dệt nhuôm để nâng cao sản lượng và chất lượng sản phẩm.
Về phương pháp tính khấu hao công ty áp dụng theo nghị định 1062/BTC. Mỗi một loại TSCĐ công ty áp dụng tỷ lệ khấu khác nhau cụ thể như sau: Nhà cửa kiến trúc 2%, máy móc thiết bị sản xuất là 8% và TSCĐ khác là 5%.
Hệ sè hao mòn= Số trích KHTSCĐ/nguyên giá TSCĐ *100 =55,5%
2.3.7. Nhận xét về công tác quản lý vật tư và tài sản cố định
Công tác quản lý TSCĐHH: Công ty không ngừng đổi mới, cải tiến trang thiết bị, máy móc phù hợp với công nghệ kỹ thuật. Máy móc thiết bị thường xuyên được kiểm tra, sửa chữa nhằm đảm bảo nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, chất lượng ngày một tốt hơn.
Đội ngũ cán bộ công nhân viên quản lý thiết bị có tay nghề cao. Luôn luôn đảm bảo cho hoạt động sản xuất không bị gián đoạn, loại bỏ những TSCĐHH không đảm bảo kỹ thuật, thay thế những kỹ thuật lạc hậu, áp dụng những thành tựu KH- KT tiên tiến vào quy trình công nghệ sản xuất nhằm thay thế cho người lao động nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
Phải đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, trang bị thêm các dây truyền sản xuất hiện đại đảm bảo phục vụ cho công tác sửa chữa chế tạo sản phẩm sản xuất ra phải có chất lượng cao, mẫu mã đẹp, giá thành phải chăng đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và đó cũng chính là một chiến lược tăng tốc của ngành dệt may Việt Nam
Bên cạnh việc đầu tư đổi mới trang thiết bị là sự cải tiến một cách có hiệu quả công tác hạch toán kế toán TSCĐHH phải được thực hiện tốt, thường xuyên cập nhập tình hình tăng, giảm, hiện có, khấu hao sửa chữa…cũng như tính toán một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐHH của các doanh nghiệp. Công tác hạch toán chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐHH tốt không chỉ góp phần nâng cao chất lượng quản lý và sử dụng hiệu qủa sử dụng tài sản mà nó còn có ý nghĩa hết sức thiết thực trong quá trình định hướng đầu tư.
2.4. Phừn tớch chi phớ và giỏ thành của doanh nghiệp