Phân tích một số tỷ số tài chính đặc trưng Hệ số về khả năng thanh toánHệ số về khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần dệt may hà nội (Trang 47 - 52)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

2.5. Phừn tớch tỡnh hỡnh tài chớnh của doanh nghiệp

2.5.3. Phân tích một số tỷ số tài chính đặc trưng Hệ số về khả năng thanh toánHệ số về khả năng thanh toán

Khi tiến hành phân tích khả năng thanh toán, Tổng Công ty CP dệt may Hà Nội xác định khả năng thanh toán tổng quát và khả năng thanh toán nhanh thông qua các chỉ tiêu:

- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát = Tổng tài sản/ Tổng nợ phải trả - Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn = Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn

- Hệ số khả năng thanh toán nhanh ( tức thời) = Tiền + Đầu tư ngắn hạn + Các khoản phải thu ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

Bảng 2.24: Hệ số về khả năng thanh toán

Đơn vị :Lần

HỆ SỐ VỀ KHẢ NĂNG THANH TOÁN 2008 2009 2010

Hệ số khả năng thanh toán TQ 1,38 1,325 1,31

Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn 1,07 0,93 0,97

Hệ số khả năng thanh toán nhanh 0,8 0.63 0,53 Nguồn : Số liệu được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hà Nội 2008, 2009, 2010.

Hình 2.5: Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Năm 2008, khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty là 0,97 nghĩa là cứ một đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng 0,97 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số này giảm xuống 0,93 vào năm 2009, do tài sản ngắn hạn giảm và các khoản nợ ngắn hạn lại tăng. Năm 2010, Hệ số này là 1,07 .Chứng tỏ Tổng công ty đảm bảo khả năng chi trả các khoản nợ và chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền đã cải thiện đáng kể. Nên tiếp tục phát huy điều này

Khả năng thanh toán nhanh

Hệ số khả năng thanh toán nhanh thể hiện khả năng doanh nghiệp chuyển nhanh thành tiền các loại tài sản lưu động để trả nợ.

- Năm 2009, hệ số thanh toán nhanh bằng 0,53 cho thấy khả năng thanh toán tức thời của doanh nghiệp tương đối tốt.

- Năm 2010, hệ số này thăng lên 0,63. Sự tăng lên này là do tiền và các khoản đầu tư tài chính tăng.

- Năm 2011, hệ số này tiếp tục tăng lờn 0,8.Đừy là xu hương tốt Tổng cụng ty cần duy trì.

Nhìn chung, trong cả ba năm hệ số thanh toán nhanh của công ty đều nhỏ hơn 1, tức là công ty không đủ khả năng trả các khoản nợ trong thời gian ngắn. Hơn nữa hệ số này lại có xu hướng giảm từ năm 2009 đến năm 2010, công ty cần chú ý để cải thiện tình hình này.

Phân tích các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính

Nhúm các chỉ tiêu về khả năng cân đối vốn dùng để đo lường phần vốn góp của chủ sở hữu doanh nghiệp so với phần tài trợ của các chủ nợ đối với doanh nghiệp. Các hệ số này thể hiện mức độ tin tưởng vào sự đảm bảo an toàn cho các khoản nợ. Hiện nay, trong phân tích cơ cấu vốn, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội sử dụng các chỉ tiêu sau :

- Hệ số nợ = Nợ phải trả/ Tổng tài sản

- Hệ số vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu/ Tổng nguồn vốn = 1- Hệ số nợ - Tỷ suất tự tài trợ tài sản dài hạn = Vốn chủ sở hữu/ Tài sản dài hạn - Cơ cấu tài sản dài hạn = Tài sản dài hạn / Tổng tài sản

Bảng 2.25: Cơ cấu tài chính

Đơn vị : %

CHỈ TIÊU VỀ CƠ CẤU TÀI CHÍNH 2009 2010 2011

Hệ số nợ 72 75 76

Hệ số vốn chủ sở hữu 28 25 24

Cơ cấu tài sản ngắn hạn 71 61 61

Cơ cấu tài sản dài hạn 29 39 39

Tỉ suất tự tài trợ tài sản dài hạn 93 64 61

Nguồn : Số liệu được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hà Nội 2009, 2010, 2011

Các chỉ tiêu về cơ cấu tài chính cho thấy nguồn vốn chủ sở hữu của công ty còn hạn chế, nợ phải trả chiếm một tỷ trọng lớn trong tài sản và so với vốn chủ sở hữu.

Cơ cấu tài sản

Công ty đầu tư vào tài sản dài hạn có xu hướng tăng đều theo các năm. Trong khi đó tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản tăng từ 61% đến 71% nguyên nhân chủ yếu là do tăng hàng tồn kho, khoản phải thu, và đầu tư tài chính ngắn hạn.

Hệ số nợ

Hệ số nợ của công ty năm 2011 giảm so với năm 2009 từ 0,75 xuống 0,72 cho thấy công ty ít sử dụng nợ hơn. Ngược lại nguồn vốn chủ sở hữu trên tổng nguồn vốn tăng từ 0,24 lên 0,28 nguyên nhân chủ yếu là do nợ ngắn hạn giảm( chủ yếu là do khoản phải trả người bán và phải trả nội bộ giảm ).

Tuy nhiên, nhìn chung hệ số nợ của công ty ở mức cao, do công ty đã sử dung nhiều nguồn vốn từ bên ngoài để nâng cao hiệu suất hoạt động của các tỷ số đòn bẩy tài chính. ).

Việc duy trì hệ số nợ cao khiến công ty phụ thuộc nhiều vào các chủ nợ trong hoạt động kinh doanh, do đó công ty cần có những biện pháp phù hợp để đảm bảo an toàn khi có rủi ro xảy ra.

Phân tích các chỉ tiêu về năng lực hoạt động

Phân tích các chỉ tiêu về năng lực hoạt động giúp công ty có thể đánh giá được thực trạng hoạt động của mình để đưa ra các biện pháp sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn.

Các chỉ tiêu mà công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Lào cai sử dụng trong phân tích năng lực hoạt động là:

- Vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/ Hàng tồn kho BQ - Hiệu suất sử dụng TSCĐ = Doanh thu thuần/ Nguyên giá TSCĐ BQ - Hiệu suất sử dụng tổng tài sản = Doanh thu thuần/ Tổng tài sản BQ

Bảng 2.26: Chỉ tiêu năng lực hoạt động

CHỈ TIÊU Đơn vị 2009 2010 2011

Vòng quay hàng tồn kho Vòng 8,7 7,17 5,77

Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 6,73 4,36 4,88

Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Lần 1,53 1,4 1,7

Nguồn : Số liệu được xác định dựa trên bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả HĐKD Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hà Nội 2009, 2010, 2011

• Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho của công ty ở mức cao chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng tồn kho nhanh, tiêu thụ sản phẩm tốt.

Năm 2009, số vòng quay hàng tồn kho là 5,77 vòng tương ứng với số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho là 63 ngày. Năm 2010 số vòng quay hàng tồn kho là 7,17 tức bình quân 51 ngày cho một vòng quay. Số vòng quay có xu hướng tăng .

Năm 2011, số vòng quay hàng tồn kho tiếp tục tăng 8,7 vòng ( 42ng một vòng quay) Nhìn chung trong giai đoạn 2009 – 2011 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho của công ty ở mức cao. Điều này rất tốt cho hoạt động kinh doanh của công ty,cụng ty cần có biện pháp xem xét điều chỉnh, đặc biệt là làm giảm hàng tồn kho, tránh ứ đọng vốn, duy trì tình trạng này trong các năm tiếp theo.

• Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Hiệu suất tài sản cố định của Công ty đang tăng dần, nguyên nhân do doanh thu thuần tăng và tài sản cố định giảm.

• Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Việc đầu tư tài sản cố định của công ty đã phát huy được hiệu quả vì doanh thu thuần qua các năm vẫn tăng và lợi nhuận ổn định. Tuy nhiên công ty cũng cần chú ý quản lý việc đầu tư tài sản để tránh làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.

• Hiệu suất sử dụng tổng tài sản:

Năm 2009, một đồng tài sản bình quân tạo ra 1,7 đồng doanh thu thuần, năm 2010 hệ số này giảm 1,4. Điều này có được là do công ty đã quản lý khoản phải thu, hàng tồn kho không tốt, bên cạnh đó doanh thu thuần cũng giảm nhẹ

Đến năm 2011, hệ số này tăng lên 1,53, nghĩa là một đồng tài sản bình quân tạo ra 1,53 đồng doanh thu. Tài sản bình quân tăng do công ty đầu tư thêm tài sản cố định, các khoản phải thu và hàng tồn kho cũng tăng tuy nhiên do hiệu quả của việc mở rộng mà doanh thu thuần cũng tăng nhanh, công ty vẫn duy trì được kết quả kinh doanh.

Phân tích các chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Các chỉ tiêu mà công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Lào Cai sử dụng để phân tích khả năng sinh lời là:

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần - Tỷ suất lợi nhuận sau thuế tổng tài sản (ROA )

- Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu ( ROE )

Bảng 2.27: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời

Đơn vị : %

Chỉ tiêu 2009 2010 2011

Tỷ lệ LN sau thuế/ Doanh thu thuần) 2,6 0,7 0,6

Tỷ lệ LN sau thuế/ Tổng tài sản (ROA) 4 0,98 1

Tỷ lệ LN sau thuế/ Vốn ĐTCSH (ROE) 17,09 4 4,45 Nguồn : Bảng CĐKT và báo cáo kết quả HĐKD Công ty Cổ phần dệt may Hà Nội 2008, 2009, 2010

Tỷ suất LNST trên doanh thu thuần

Năm 2009, tỷ suất LNST trên doanh thu thuần của công ty là 0,6 %, nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 0,6 đồng lợi nhuận. Năm 2010, tỷ suất này tiếp tục tăng nhưng không đáng kể là 0,7%. Nguyên nhân chủ yếu là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính giảm và các chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng tăng.

Đến năm 2011, tỷ suất LNS trên doanh thu của công ty tăng vượt bậc, cứ 100 đồng doanh thu tạo ra 2,6 đồng lợi nhuận sau thuế, nguyên nhân là do lợi nhuận từ hoạt động tài chính và lợi nhuận khác tăng, trong khi lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm vì giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn mức tăng của doanh thu.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (ROA):

Năm 2009, cứ 100 đồng tài sản mang lại cho công ty 1 đồng lợi nhuận.Năm 2010 mặc dù tỷ số này có giảm nhẹ 0,98 nhưng đến năm 2010, thì cứ 100 đồng tài sản mang lại 4 đồng lợi nhuận. Điều này cho thấy việc kinh doanh của công ty đang phát triển tốt. Tuy nhiên nhìn chung tỷ số này còn thấp.

Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu( ROE)

Năm 2009, cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 4,45 đồng lợi nhuận, tỷ suất này giảm vào năm 2009 còn 4. Nguyên nhân là do lợi nhuận năm 2009 giảm. Đến năm 2011, ROE của công ty tăng lên 17,09 %, tức là cứ một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 17,09 đồng lợi nhuận, do năm 2011 lợi nhuận của công ty tăng mạnh 309,4 % trong khi vốn chủ sở hữu tăng 14,44 %. Nhìn chung, ROE của công ty ở mức cao so với tũan ngành, công ty nên duy trì hệ số này.

Qua các nội dung phân tích ở trên, ta có thể thấy trong giai đoạn 2009 – 2011, tình hình sản xuất kinh doanh cũng như năng lực tài chính của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội. Dù năm 2009, một số chỉ tiêu có chiều hướng đi xuống do vấp phải tình hình chung của cả nước là suy thoái kinh tế, nhưng nhìn chung công ty đó cú những biện pháp thích hợp để khắc phục và đến năm 2011 tỡnh hỡnh đó được cải thiện rừ rệt. Tổng cụng ty vẫn duy trỡ và bảo toàn được vốn của Nhà nước cũng như vốn của các cổ đông.

Tài liệu về tình hình đầu tư tài chính của tổng công ty

Năm qua, Tổng công ty đã tạo điều kiện về vốn, thị trường, công nghệ,… cho các công ty con, công ty liên kết, và thông qua người đại diện vốn tham gia vào quá trình định hướng phát triển, chỉ đạo điều hành có hiệu quả hoạt động SXKD của từng công ty, do vậy mặc dù điều kiện SXKD không thuận lợi, nhưng các đơn vị mà Tổng công ty góp vốn đầu tư đã cố gắng duy trì SXKD và có lãi, cụ thể hiệu quả các đơn vị thành viên như sau:

Bảng 2.28: Đầu tư tài chính của Tổng Công ty T

T Công ty

Vốn điều lệ(tỷđ)

Vốn Đ.Tư của HNSM(tỷđ)

Tỉ lệ kiểm soát (%)

LN trước thuế (tỷ đ)

Cổ tức được chia từ Đ.vị góp vốn

(tỷ đ)

I Công ty con

1 CT CP May Đông Mỹ Hanosimex 4 1,143 28,58 0,854 0,057

2 CT CP Dệt Hà Đông Hanosimex 13 5,573 42,87 2,761 0,167

3 CT CP Dệt May Hoàng Thị Loan 16,8 7,665 45,63 17,723 0,730

4 CT CP TM Hải Phòng Hanosimex 10 5,107 51,07 0,740 0,102

5 CT CP Cơ Điện Hanosimex 2,5 0,75 30 0,553 0,015

6 CT CP Thời trang Hanosimex 3 0,9 30 1,535 0,090

7 CT CP Dệt kim Hanosimex 28 14 50 0,638 0

8 CT CP may Halotexco 2 0,4 20 0,621 0,020

9 CT CP may HP Hanosimex 2,5 0,25 10 0,218

10 Cty TNHH1TV Hà nam-HNSM 100 100 100 - -

11 Cty CP Nam đàn HNSM 30 24 80

12 Cty CP Hồng Lĩnh 30 24 80

Tổng cộng 241,8 183,8 76,01 25,643 1,181

II Công ty liờn kờt

1 Cty CP Coffee Indocina 2,063 0,516 25,01

2 CtyCPSXTM Hà châu 10 1,51 15.1 -0,553

3 Cty BĐS DMay VN 300 18 6 28,5 2.7

4 CtyCPPtriển Nam HN 2.000 5 0,25

5 Cty CPTMVinatex HNSM 5 1,45 29 0,137

Tổng cộng 2317,1 26,5 1,14 28,08 2.7

Nguồn : web www.hanosimex.com.vn Tổng Công ty Cổ phần dệt may Hà Nội 2009, 2010, 2011

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần dệt may hà nội (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w