LỰA CHỌN HƯỚNG ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần dệt may hà nội (Trang 53 - 58)

3.1. Đánh giá chung về các mặt quản trị của doanh nghiệp

Công ty Dệt may Hà Nội là một doanh nghiệp có bề dày lịch sử phát triển. Mặc dù là một doanh nghiệp nhà nước được nhiều sự quan tâm của các cấp nhưng nếu công ty không có một đội ngũ lãnh đạo nhạy bén, các cán bộ kỹ sư, công nhân lành nghề thì việc tồn tại và phát triển trong nền chuộng. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được mà trong báo cáo thực tập đã nêu, công ty còn tồn tại một số khó khăn bất cập, nhiều hoạt động còn hạn chế, kém hiệu quả cần có biện pháp khắc phục như: các hoạt động Marketing, xúc tiến thương mại chưa đáp ứng được yêu cầu trong môi trường cạnh tranh để thúc đẩy sản xuất; doanh thu lớn nhưng lợi nhuận thu được chưa phản ánh thực chất năng lực sản xuất kinh doanh do chi phí quá lớn, tình hình tài chính chưa thực sự tốt; trình độ, kinh nghiệm quảkinh tế thị trường với sự cạnh tranh khốc liệt là một điều không dễ dàng. Công ty đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn cả trên khu vực và thế giới. Sản phẩm của công ty sản xuất ra với chất lượng cao luôn được người tiêu dùng ưa n lý cũng như sản xuất còn nhiều hạn chế, các phòng ban chức năng chưa phối hợp nhịp nhàng trong công việc, các

tiêu chuẩn chưa đươc chuẩn hoá nhất là trong thiết kế sản phẩm….

Để giải quyết được những tồn tại, bất cập trong công ty, ngoài sự quan tâm chỉ đạo sát sao của các cấp quản lý, sự năng động nhiệt tình của các phòng ban chức năng, sự hăng say lao động, sáng tạo của công nhân viên trong công ty, trước khi công tác giải quyết một vấn đề nào đó cần phải đưa ra bàn bạc phân tích, đánh giá nghiêm túc và xin ý kiến thì sẽ tránh được những rủi ro, lãng phí, mang lại hiệu quả công việc và sự toàn tâm nhất trí của mọi người.

3.1.1. Những ưu điểm đạt được:

Thực tế cho thấy, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội đã thực hiện nghiêm túc việc lập các báo cáo tài chính – đúng thời hạn và đúng quy định, tính toán được các chỉ tiêu cơ bản phản ánh khái quát về tình hình tài chính của công ty.

Trên cơ sở các kết quả thu thập được của quá trình phân tích, ban lãnh đạo Công ty đã đưa ra những quyết đinh đúng đắn để điều chỉnh hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính của mình. Năm 2009 hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng đi xuống nhưng đến năm 2010, Công ty đã phần nào khắc phục được tình hình này. Lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2010 là 35.123 tr.đồng, tăng 309 % so với năm 2009, điều này cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đó cú những bước tiến mạnh mẽ

Nguyên nhân chủ yếu để Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội đạt được những kết quả trong công tác phân tích tài chính:

- Tổng công ty luôn tiến hành lập, trình bày các báo cáo tài chính đầy đủ, đúng thời gian và tuân thủ quy định của Nhà nước.

- Mô hình tổ chức hoạt động nói chung và cơ cấu tổ chức quản lý nói riêng của Tổng công ty làm việc hết sức khoa học và hiệu quả. Bên cạnh đó không thể không đề cập đến đội ngũ cán bộ có tinh thần trách nhiệm cao cũng như trình độ nghiệp vụ được đào tạo đầy đủ.Tổng công ty luụn cú sự cập nhật, vận hành và áp dụng các chế độ, chuẩn mực kế toán mới theo quy định của Nhà nước, đảm bảo sự thống nhất trong các phương pháp, nội dung tính toán giữa các phòng ban, bộ phận trong công ty. Sổ sách kế toán được thiết lập có hệ thống, trung thực, chính xác, phản ánh chi tiết và sát với thực tế.

Nhìn chung, công tác phân tích tài chính tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội đã thể hiện được vai trò và ý nghĩa đối với quá trình hoạt động của Tổng công ty. Nhờ có phân tích tài chính, đó giỳp Tổng công ty ngày càng có những bước tiến về hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như tình hình tài chính. Đây là những thành tích cần được duy trì và phát huy trong thời gian tới.

3.1.2 Hạn chế trong công tác phân tích tài chính của Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội

Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác phân tích tài chính Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội vẫn còn tồn tại một số hạn chế:

Về tài liệu sử dụng phân tích:

Thông tin phục vụ quá trình phân tích cũng như việc sử dụng thông tin trong phân tích chưa được đầy đủ, chồng chéo, chất lượng thông tin chưa cao, thậm chí thiếu chính xác.

Về phương pháp phân tích:

Trong quá trình phân tích, công ty chủ yếu sử dụng hai phương pháp là: phương pháp so sánh và phương pháp tỷ số để phân tích, đánh giá sự tăng giảm của các chỉ tiêu qua các

năm, từ đó có thể thấy được xu hướng phát triển của công ty qua từng năm. Nếu chỉ sử dụng hai phương pháp này, chỉ có thể giúp công ty đánh giá được sự tăng giảm về số tương đối cũng như tuyệt đối nhưng chưa cho thấy được sự biến động của các chỉ tiêu. Điều này đòi hỏi công ty phải sử dụng kết hợp các phương pháp khác như sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn và phương pháp Dupont trong phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lời tổng tài sản và khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu.

Hạn chế trong việc sử dụng các phương pháp phân tích khiến cho việc đánh giá tình hình tài chính của công ty chưa được khái quát và toàn diện.

Về nội dung phân tích :

Nhìn chung, Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hà Nội đã tiến hành phân tích được những chỉ tiêu tài chính cơ bản. Tuy nhiên, trong quá trình phân tích. Công ty còn bỏ qua một số chỉ tiêu khá quan trọng, như chỉ tiêu khả năng thanh toán lãi vay, khả năng tự tài trợ tài sản dài hạn.. Đồng thời Tổng công ty cũng chưa đề cập đến các cân bằng trên bảng cân đối kế toán.

3.2. Định hướng đề tài tốt nghiệp

Trong bối cảnh toàn cầu hóa diễn ra nhanh chóng và xu thế phát triển kinh tế lấy tri thức làm động lực như hiện nay, thì vai trò của nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Con người với khả năng nắm giữ kiến thức đã trở thành mũi nhọn tạo sức cạnh tranh và khả năng cạnh tranh cho mỗi doanh nghiờp, mỗi cộng đồng và cho toàn quốc gia. Đối với hoạt động của một doanh nghiệp, bên cạnh các chiến lược, các kế hoạch về kinh doanh và nguồn tài chính, thì nguồn nhân lực là một trong những vấn đề quan trọng và đáng quan tâm hàng đầu. Nguồn nhân lực là một căn cứ xác định năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, thậm chí hơn cả công nghệ và các tài sản hữu hình khác. Tuyển dụng, duy trì và phát triển nhân lực, đặc biệt là nhân lực chủ chốt được xem như vấn đề sống còn đối với doanh nghiệp. Tuy nhiên trong ba cấp độ của hoạt động nhân sự. Các doanh nghiệp Việt Nam mới hầu hết chỉ dừng lại ở hai cấp độ đầu tiên như thực hiện công tác tiền lương, bảo hiểm, chế độ theo quy định của pháp luật mà chưa chú trọng xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Nhiều doanh nghiệp lớn ở Việt Nam đã bỏ qua việc hoạch định phát triển nguồn nhân lực dài hạn và đa phần thụ động trong công tác quy hoạch nhân sự, chỉ tuyển người khi cần. Một số doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước hoặc các doanh nghiệp mới đi vào cổ phần hóa, tuy có xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực nhưng cũng chỉ mang tính hình thức, chiến lược chỉ thể hiện trên giấy mà việc triển khai thực hiện và giám sát thực hiện chiến lược vẫn còn là một lỗ hổng lớn. Để vượt lên trên đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp phải luôn trở thành người tiên phong, luôn phải tìm cho mình một con đường khác biệt – không chỉ trong chiến lược kinh doanh mà còn trong chiến lược con người của mình. Nếu không có chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, doanh nghiệp cho dù có trả lương cao hơn để thu hút nhân viên từ đối thủ cạnh tranh vẫn có thể bị mất người vì phải đối mặt với đúng chiến thuật này từ phỏi cỏc đối thủ khác.

Do đó công tác phát triển nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp hay tổ chức đang là vấn đề được quan tâm hàng đầu hiện nay. Và công tác này có vị trí càng quan trọng hơn với công ty CP Dệt – May Hà Nội, khi mà TCT mới tiến hành cổ phần hóa từ năm 2007. Sau một thời gian thực tập và tìm hiểu tại CTCP Dệt – May HN Hanosimex, em nhận thấy công tỏc phỏt triển quản trị nguồn nhõn lực tại đõy cũn chưa chuyờn sừu, chưa thành hệ thống

chưa cú kế hoạch và chiến lược rừ ràng. Trước những nhu cầu bức thiết của TCT, em đó tập trung nghiên cứu đề tài : “ Định hướng chiến lược phát triển quản trị nguồn nhân lực của Tổng công ty cổ phần Dệt May Hà Nội Hanosimex”. Hy vọng, thông qua kết quả nghiên cứu này có thể góp phần giúp TCT đưa ra được những chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, đưa TCT không ngừng phát triển hơn nữa.

Để góp một tiếng nói chung với công ty đồng thời cũng mong muốn được học hỏi trau dồi kiến thức thâm nhập thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp cùng với những kiến thức đã học trong nhà trường. Em rất mong muốn có sự hướng dẫn chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo, đặc biệt là cô giáo Th.S Thái Thu Thủy và sự giúp đỡ của công ty Hanosimex.Em xin chân thành cảm ơn.

Một phần của tài liệu báo cáo thực tập tốt nghiệp tại công ty cổ phần dệt may hà nội (Trang 53 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w