+ Hiệu suất sử dụng VCĐ
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Doanh thu 255373 813710 750725
2. Lợi nhuận sau thuế
23064 27154 29546
3. Vốn cố định bình quân
1033 2702 3666,5
4. Sức sản xuất của vốn cố định
247,2 301,2 204,8
5. Suất hao phí của vốn cố định
0,004 0,0033 0,0048
6. Lợi nhuận sinh lợi của vốn cố định
22,33 10,05 8,06
Nhận xét:
Doanh thu của doanh nghiệp rất cao song lợi nhuận thu được lại rất thấp.
Điều này hoàn toàn hợp lý vì lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp là kinh doanh thương mại. Trong 3 năm doanh thu không có xu hướng ổn định. Năm 2010 tăng vượt bậc là 558337 triệu đồng tương đương với hơn 200% so với 2009 vậy nhưng đến 2011 năm so với 2009 thì vẫn tăng lên 495352 triệu tương đương với 194% nhưng lại giảm so vơi 2010 là 62985 triệu đồng. Tuy nhiên về lợi nhuận sau thế thì những biến đổi diễn ra không thuận chiều so với doanh thu. Năm 2010
khi doanh thu tăng lên hơn 200% thì lợi nhuân sau thuế tăng lên có 17,33%. Đến 2011 dù thì tốc độ tăng của lợi nhuận đã xich lại gần hơn một chút. Doanh thu tăng so với 2009 là 194% còn lợi nhuận thì tăng lên 28,10%. Như vậy nếu chỉ nhìn vào những con số lợi nhuận thì chỉ thấy được rằng lợi nhuận là tăng qua các năm mà không thấy được lợi nhuận có mức tăng quá khập khiễng với doanh thu.
Doanh nghiệp có sức sản xuất của VLĐ rất cao. Năm 2009 một đồng VLĐ làm ra 1033 đồng doanh. Năm 2010 một đồng VLĐ làm ra được 301,2 đồng doanh thu. Năm 2011 thì một đồng VCĐ làm ra 204,8 đồng doanh thu. Vậy là sức sản xuất của doanh nghiệp có những biến động rất lớn. Năm 2010 tăng lên là 21,84% so với năm 2009 trong khi đó đến năm 2011 thì sức sản xuất của doanh nghiệp giảm xuống chỉ còn bằng 68% so với năm 2010 và giảm đến 17,15% so với năm 2009. Sở dĩ có điều này là do năm 2011 doanh thu giảm so với năm 2010 nhưng VCĐ lại tăng lên. Do vậy mà sức sản xuất của VCĐ mới giảm đi nhiều như thế. Như vậy sức sản xuất của VCĐ đã không đạt được mức hiệu quả đã đạt được trong quá khứ.
Đồng thời với việc sức sản xuất của 2011 giảm thì sức hao phí của năm 2011 tăng so với 2009 và 2010.
Suất sinh lợi của 2010 giảm 55% so với năm 2009. Đến năm 2011 sức sinh lợi giảm 64% so với năm 2009 và giảm đi 20% so với năm 2010. Vậy là sức sinh lợi giảm dần theo thời gian tuy nhiên thì tốc độ giảm đã chậm lạiLí do là tốc độ tăng của lợi nhuận nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của VCĐ.
Qua trên ta thấy hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp đã kém đi. Việc tăng thêm VCĐ đã thừa ra so với nhu cầu cần dùng. Doanh nghiệp cần xem xét và điều chỉnh lại việc tăng thêm VCĐ dùng cho kinh doanh.
2.4.2.Thực trạng hiệu quả sử dụng VLĐ
2.4.2.1. Những chỉ số có ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động Khả năng thanh toán của doanh nghiệp:
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Tổng tài sản 169655 266425 239246
2. Tổng nợ 96978 190844 163187
3. Tổng tài sản lưu động 163421 256426 229282
4. Tổng tài sản lưu động –
hàng tồn kho 149753 253088 225287
5. Vốn bằng tiền 15055 55676 40539
6. Nợ ngắn hạn 96907 190366 163023
7. Khả năng thanh toán tổng
quát 1.75 1.4 1.47
8. Khả năng thanh toán chung
của TSLĐ 1.69 1.35 1.41
9. Khả năng thanh toán nhanh của TSLĐ
1.55 1.33 1.38
10. Khả năng thanh toán ngay
của TSLĐ 0.155 0.29 0.24
Nhận xét:
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp thấp.
Khả năng thanh toán bằng tiền rất khó khăn nhưng khả năng thanh toán nhanh thì lại rất tốt.
Điều này chỉ ra hạn chế là doanh nghiệp nắm giữ các khoản tiền mặt quá ít.
Không đủ khả năng thanh toán ngay khi đến hạn thanh toán nợ.
Số vòng quay của hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán/Tồn kho bình quân
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Giá vốn hàng bán
200163 648975 638413
2. Tồn kho bình quân trong kỳ
6834 21773,5 23007,5
3. Vòng quay dự trữ, tồn kho
29,29 29,8 27,75
4. Số ngày hàng tồn kho
12,29 12,08 12,97
Nhận xét: Số vòng quay hàng tồn kho ở Công ty là khá cao. Cao nhất là năm 2010. Năm 2011 số vòng quay hàng tồn kho giảm 2,05 vòng là do tốc độ
tăng của giá vốn hàng giảm còn hàng tồn kho bình quân lại tăng. Do vậy nên thời gian luân chuyển vốn lưu động ở công ty tăng lên 0,89 ngày so với 2011. Số vòng quay hàng tồn kho lớn nên lượng tiền nằm lưu động trong hàng tồn kho sớm được giải phóng. Doanh nghiệp thu về được tiền để đưa vào chu kỳ kinh doanh mới. do vậy số vòng quay hàng tồn kho càng cao càng tốt. Khi đó thì thời gian lưu kho rút ngắn. Những chi phí dùng cho lưu kho cũng giảm đi vì thời gian càng lưu kho lâu thì không những chi phí lưu kho tăng mà chi phí do mất mát hư hỏng sản phẩm cũng tăng lên.
Vòng quay khoản phải thu trong kỳ = Doanh thu bán hàng trong kỳ/ Các khoản phải thu bình quân
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Doanh thu bán hàng 257006 854156 755602
2. Các khoản phải thu bình quân 57754,5 136683,5 164567,5 3. Vòng quay khoản phải thu trong kỳ 4,45 6,25 4,59 4. Kỳ thu tiền bình quân trong kỳ 80,9 57,6 78,4
Nhận xét:
Số vòng quay các khoản phải thu của Công ty khá thấp. Năm 2011 có số vòng quay phải thu giảm 1,66 tức là tốc độ thu tiền bị chậm lại. năm 2010 là 6,25 đồng tức là cứ một đồng phải thu tạo ra được 6,25 đồng doanh thu. Năm 2010 số vòng quay giảm 1,66 vòng tương ứng với giảm 26,56%. Số vòng quay các khoản phải thu 2011 giảm so với 2010 là do tốc độ tăng các khoản phải thu bình quân rất nhanh (120.4%) còn doanh thu bán hàng thì lại giảm 11,54% làm cho kỳ thu tiền bình quân tăng lên 20,8 ngày. Điều này ảnh hưởng đến tốc độ luân chuyển của vốn lưu động. Công ty cần tìm biện pháp trong thanh toán tiền hàng để tăng tốc độ thu tiền của khách hàng và tăng vòng quay các khoản phải thu.
2.4.2.2. Hiệu quả sử dụng VLĐ Ta lập bảng tính sau :
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Doanh thu 255373 813710 750725
2. Lợi nhuận sau thuế 23064 27154 29546
3. Vốn lưu động bình quân 85411 215337,5 249169
4. Sức sản xuất của vốn lưu động (1/3) 2,99 3,78 3 5. Suất hao phí của vốn lưu động (3/1) 0,334 0,26 0,332 6. Sức sinh lợi của vốn lưu động (2/3) 0,27 0,126 0,12
Nhận xét:
Vốn lưu động bình quân của doanh nghiệp tăng qua các năm. Còn hiệu quả sử dụng vốn lưu đông thì lại giảm qua các năm cụ thể là về:
Sức sản xuất của doanh nghiệp cao nhất ở năm 2010 là 3,78 có nghĩa là một đồng VLĐ năm 2010 làm ra được 3,78 đồng so doanh thu. Năm 2011 thì một đồng VLĐ chỉ tạo ra được 3 đồng doanh thu.
Do sức sản xuất VlĐ của năm 2010 cao nhất nên suất hao phí của 2010 là thấp nhất. Tuy nhiên sức sinh lợi của các năm vẫn giảm dần theo thời gian. Vẫn chính như nguyên nhân giống như khi sử dụng TSCĐ
Lợi nhuận sau thuế tăng nhưng tăng chậm hơn so với VLĐ. Điều này cũng chứng tỏ rằng Công ty đã sử dụng VLĐ không được hiệu quả như trước.
2.4.3. Hiệu quả sử dụng tổng vốn
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2009 2010 2011
1. Doanh thu thuần 255373 813710 750725
2. Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
32249 45937 51348
3. Lợi nhuận sau thuế 23064 27154 29546
4. Tổng vốn 169655 266425 239246
5 Hiệu suất sử dụng tổng vốn 1,5 3,05 3,14
6. Hệ sinh lợi tổng vốn 1,4 0,17 0,21
7. Hệ số sinh lợi tổng vốn 0,136 0,102 0,123
Nhận xét: Hệ số sinh lợi trên tổng vốn năm 2010 và 2011 đều giảm so với năm 2009. Tuy nhiên năm 2011 thì hệ số sinh lợi đã tăng lên so với 2010. Một đồng vốn sinh ra được số lợi nhuận trước thuế và lãi vay cao hơn khá nhiều so với lợi nhuận sau thuế được tạo ra. Ta có lợi nhuận sau thuế thì bằng lợi nhuận
nhuận trước thuế và lãi vay và lợi nhuận sau thuế được tạo thành từ một đồng vốn chính là do khoản lãi vay và thuế quyết định. Do vậy các khoản vay tạo nên hai tác động: một mặt là nó làm tăng chi phí lãi vay phải trả nhưng cũng vì thế mà nó tiết kiệm được khoản thuế phải nộp. Như vậy doanh nghiệp phải xem xét giữa lợi nhuận và chi phí bỏ ra để xác đinh được lượng vốn nên phải đi vay.
2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần