a. Vị trí địa lý và diện tích
Huyện Krông Năng nằm ở phía Đông bắc tỉnh Đắk Lắk, cách trung tâm tỉnh lỵ 50 km theo đường Quốc lộ 14, tỉnh lộ 14. Có diện tích tự nhiên 614,79 km2.
Xã Ea Tân nằm ở tọa độ 13006’36” vĩ độ Bắc 108019’36” kinh độ Đông
Xã Ea Tân được bao bọc bởi các xã: Phía đông tiếp giáp xã Dliêya, huyện Krông Năng; phía tây tiếp giáp xã Cư Né, huyện Krông Buk; Phía nam giáp xã Ea Toh, huyện Krông Năng; phía Bắc giáp xã Ea Hao, huyện Ea Hleo và huyện Ea Drăng. Tổng diện tích tự nhiên của xã Ea Tân là 5424,2 ha.
b. Địa hình
Địa hình của Krông Năng là địa hình cao nguyên tương đối bằng phẳng, xen kẽ những đồi thấp lượn sóng, nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Tuy nhiên, xã Ea Tân có
Hình 1.1: Bản đồ hành chính xã Ea Tân, huyện Krông Năng, Đắk Lắk
địa hình không bằng phẳng với độ cao hơn 800m so với mực nước biển, đồi núi nhiều có độ dốc 20 – 35o.
c. Khí hậu
Bảng 1.1: Nhiệt độ và lượng mưa tại huyện Krông Năng, Đắk Lắk
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Nhiệt độ (oC) 20,9 22,4 24,5 26 25,6 24,7 24,2 24 23,8 23,4 22,3 21 Lượng mưa
(mm) 5 5 19 86 237 248 255 310 288 222 96 25
Xã Ea Tân thuộc miền khí hậu nhiệt đới gió mùa, có 2 mùa: khô và mưa. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kéo dài đến hết tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình hàng năm của xã vào khoảng 23,630C, nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 260C và nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 20,90C. Lượng mưa trung bình vào khoảng 1796mm, lượng mưa trung bình tháng cao nhất là 310mm và tháng thấp nhất là 5mm. Nhiệt độ và lượng mưa trung bình tại khu vực xã Ea Tân đã tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều cây trồng phát triển.
5 15
10 20 25 30
40
35
10 20 30 40 50
60 70 80 100 200
300 400
45 90 50
Nhiệt độ (0 C) Lượng mưa (mm)
I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Thừa độ
ẩm
Ẩm
Khô
Tỉ lệ đơn vị 10C = 2
mm Đường biểu diễn lượng mưa Đường biểu diễn nhiệt độ
Hình 1.2: Giản đồ nhiệt độ và lượng mưa
d. Thủy văn
Về thủy văn: Vì xã nằm ở độ cao hơn 800m so với mực nước biển nên xảy ra tình trạng thiếu nước phục vụ cho nhu cầu tưới tiêu cây trồng vào mùa khô. Hiện đã có 3 đập chứa nước sản xuất đã được đưa vào sử dụng: Đập chứa nước Yên Khánh, Ea Đinh, Ea Chiêu, nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để được tình trạng thiếu nước do địa hình gây ra.
e. Thổ nhưỡng
Xã Ea Tân có diện tích tự nhiên là 5.424,2 ha trong đó được phân bố thành các nhóm đất chính:
+ Đất nông nghiệp: - Đất trồng cây hàng năm có 280,71ha;
- Đất trồng cây lâu năm có 4.236 ha.
+ Đất lâm nghiệp: Đất sử dụng cho mục đích lâm nghiệp có 681,63 ha.
+ Đất chưa sử dụng: - Đất bằng chưa sử dụng: 195,86ha;
- Đất đồi chưa sử dụng: 30 ha.
Thành phần đất có tại khu vực:
- Đất nâu đỏ trên đá ba zan (Fk): 5152.99 ha, chiếm 95% tổng diện tích tự nhiên. Đất được hình thành và phát triển trên các cao nguyên Ba zan phần lớn tầng đất mịn dày, có thành phần cơ giới nặng (tỷ lệ sét >40%), tơi xốp khi ẩm, độ xốp trung bình 62- 65%, khả năng giữ nước và hấp thu nước tốt... Đất nâu đỏ trên đá ba zan được đánh giá là đất tốt, rất thích hợp với các loại cây công nghiệp dài ngày có giá trị hàng hóa cao như: cà phê, cao su, tiêu và cây ăn quả.
- Đất xám bạc màu: 244.09 ha chiếm 4.5% tổng diện tích. Đất được hình thành trên đá macma acid. Đất có màu xám nhạt, nhiều cát, thành phần cơ giới nhẹ hay thô. Tầng đất dày mỏng không đều, nhiều nơi rất mỏng, sâu nhất chỉ đạt 1-2m. Đất nói chung có nước ngầm sâu, chua, nghèo mùn, nghèo sét, nghèo Ca. Đất rời rạc, độ xốp dưới 40%, giữ nước kém, có độ thoáng khí cao. Thành phần đất này tập trung tại khu vực thôn Đoàn kết, và thôn Yên Khánh (khu vực giáp xã Dlêiya).
- Đất dốc tụ (D): Diện tích 27.121 ha, chiếm 0.5% tổng diện tích tự nhiên. Đất có tầng đất mịn, thành phần cơ giới từ trung bình đến nặng, đất có phản ứng ít chua (pHKCl=6- 6,5), hàm lượng mùn trung bình (2,0-2,5), đạm tổng số trung bình (0,1-0,2%), lân tổng số cao (>0,16%), dung tích hấp thu khá (14-20meq/100g đất). Phân bố tại khu vực thôn Bắc Trung và thôn Ra Tưn [11].
g. Sinh vật
Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, vị trí địa lý và địa hình nên hệ thực vật cũng như động vật ở xã Ea Tân có sự đa dạng và phân bố không đồng đều, có nhiều giống cây trồng từ nhiều miền được du nhập vào canh tác ngoài những cây trồng kinh tế.
1.5.2. Điều kiện xã hội và con người
Xã Ea Tân có tổng số dân là 10.183 người với 2.436 hộ (chiếm 8.7% dân số toàn huyện) thuộc 16 thôn. Toàn xã có 8 dân tộc anh em sinh sống đó là: Kinh, Tày, Thái, Nùng, Mường, Thổ, Gia Rai, Khơ me. Người dân nơi đây chủ yếu trồng các cây công nghiệp dài ngày như: Tiêu, cà phê. Nơi đây không có các khu công nghiệp cũng như một số nghành công nghiệp phát triển nên cuộc sống của người dân không bị xáo trộn, mặt khác, xã có nhiều dân tộc anh em nên việc nhân rộng các mô hình mang lại hiệu quả kinh tế được thực hiện với qui mô rộng và đảm bảo.
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP