PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Điều tra cây ăn quả có giá trị kinh tế trồng trong vườn nhà tại khu vực xã Ea Tân huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk. (Trang 25 - 36)

Các phương pháp điều tra được áp dụng trong quá trình thực hiện đề tài:

- Phương pháp khảo sát thực địa

Áp dụng phương pháp điều tra thực vật của R.M. Klein – D.T. Klein [12]

+ Điều tra điểm: Dựa vào số liệu vườn xã đã chọn, chúng tôi tiến hành điều tra 4 điểm điển hình theo các tiêu chí được ghi trong phiếu điều tra (phụ lục).

Quá trình tổng kết các chi họ thực vật được sắp xếp của Brummit (1992) [12].

Mỗi loài thực vật được cung cấp các thông tin: tên khoa học, tên Việt Nam dựa chủ yếu theo “Cẩm nang nghiên cứu đa dạng sinh vật” (1987) Nguyễn Nghĩa Thìn, dạng sống bao gồm: ĐM – Cây gỗ lớn, TM – Cây gỗ nhỏ, B – Cây bụi, C – Cây dạng cỏ (thảo), Dl – Dây leo, TC – Thân chuối.

+ Tính độ gặp:

𝐶 = 𝑝

𝑃∙ 100%

Trong đó: p – Số lần lấy mẫu có loài được xét P – Là tổng số điểm thu mẫu Điều kiện: C < 25% (Các loài gặp ngẫu nhiên)

25% ≤ C < 50% (Các loài ít gặp) C ≥ 50% (Các loài thường gặp) - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Gặp gỡ và trao đổi với các chuyên viên kỹ thuật và cán bộ có kinh nghiệm trong việc chăm sóc cây ăn quả đang công tác tại huyện, và một số đại diện của các thôn, xã.

- Phương pháp thu thập số liệu

+ Thu thập số liệu từ các tài liệu tham khảo: phương pháp này dựa trên nguồn thông tin sơ cấp và thứ cấp thu thập được từ những tài liệu nghiên cứu trước đây để xây dựng cơ sở luận cứ để chứng minh giả thuyết của đề tài.

+ Thu thập số liệu từ những thực nghiệm: Trong phương pháp này, số liệu được thực hiện bằng cỏch quan sỏt theo dừi, điều tra, tớnh toỏn qua cỏc đợt khảo sỏt.

Trong đề tài, Tác giả không thể ghi các số liệu nguyên thủy vào tài liệu mà sẽ được sắp xếp theo một trỡnh tự để làm bộc lộ rừ cỏc mối liờn hệ. Cỏc số liệu được trỡnh bày dưới nhiều dạng, từ thấp đến cao:

(.) - Những con số rời rạc (.) - Bảng số liệu

(.) - Biểu đồ (.) - Đồ thị

- Phương pháp kế thừa số liệu có chọn lọc

Thu thập, chọn lọc các tài liệu có liên quan đến cây ăn quả tại các tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và các tỉnh miền Tây Nam Bộ cùng một số website có liên quan, phân tích để có cái nhìn toàn diện và tổng quát về vấn đề nghiên cứu.

- Phương pháp xử lí số liệu

Sử dụng phần mềm Microsoft (Excel, Word) để xử lí, thống kê về số lượng, phân bố các loài cây trong khu vực nghiên cứu.

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN

3.1. THÀNH PHẦN LOÀI CÂY ĂN QUẢ Ở HUYỆN KRÔNG NĂNG, ĐĂK LĂK

3.1.1. Danh mục các loài cây ăn quả ở huyện Krông Năng, Đăk Lăk Qua thời gian thực hiện đề tài chúng tôi đã thống kê và định danh được 46 loài cây cây ăn quả phân bố trong 35 chi, 24 họ thuộc hai lớp, trong đó lớp Hai lá mầm (Dicotyledoneae) có 41 loài (chiếm 89.1%), 31 chi (chiếm 88.6%), 21 họ (chiếm 87,5%); Lớp một lá mầm (Monocotyledoneae) có 5 loài (chiếm 10.9%), 4 chi (chiếm 11,4%), 3 họ (chiếm 12,5%) (Bảng 3.1).

Bảng 3.1: Danh mục thành phần loài cây ăn quả ở huyện Krông Năng, Đắk Lắk STT Tên khoa học Tên địa phương Dạng cây Công dụng

<1> <2> <3> <4> <5>

Magnoliospida Lớp hai lá mầm 1 – Proteaceae Họ quả hạch

1 Macadamia L. Mác ca ĐM Aq

2- Anacardiaceae Họ đào lộn hột

2 Anacardium ocidentale L. Đào lộn hột (Điều) TM Aq

3 Mangifera indica L. Xoài ĐM Aq

4 Spondias cytherea Sonnerat Cóc ĐM Aq

3- Annonaceae Họ na

5 Annona muricata L. Mãng cầu Xiêm TM Aq

6 Annona squamosa L. Na (Mãng cầu ) TM Aq

4- Bombacaceae Họ bông gạo

7 Durio zibethinus Murray Sầu riêng TM Aq

5- Cactaceae Họ xương rồng

8 Hylocereus undatus (Haw.) Britt.

Thanh long B Aq

6- Caesalpiniaceae Họ vang

9 Tamarindus indica L. Me ĐM Aq

7- Caricaceae Họ đu đủ

10 Carica papaya L. Đu đủ C Aq

8- Cucurbitaceae Họ bầu bí

11 Cucumis sativus L. Dưa chuột Dl Aq

12 Momordica cochinchinensis (Lour.) Spreng.

Gấc Dl Aq

9- Ebenaceae Họ thị, hồng

13 Diospyros kaki L.F. Hồng TM Aq

10 - Eleagnaceae Họ nhót

14 Eleagnus latifolia Rorb Nhót BL Aq

11- Euphorbiaceae Họ thầu dầu 15 Phyllanthus acidus ( L.)

Skeels

Chùm ruột TM Aq

12- Lauraceae Họ long não

16 Persea americana Miller. Bơ TM Aq

13- Lythraceae Họ lựu

17 Punica granatum L. Lựu TM Aq

14- Moraceae Họ dâu tằm

18 Morus alba L. Dâu tằm TM Aq

19 Artocarpus altilis (Park.) Fosb.

Sa kê TM Aq

20 Artocarpus tonkinensis A.

chev.exGagnep

Chay TM Aq

21 Artocarpus heterophyllus Lam.

Mít ĐM Aq

22 Artocarpus integer (Thunb)Merr

Mít tố nữ TM Aq

23 Ficus auriculata Lour. Vả TM Aq

24 Ficus racemosa L. Sung TM Aq

15- Myrtaceae Họ sim

25 Psidium gayava L. Ổi TM Aq

26 Syzygium jambos (L.) Alston Gioi (Mận) TM Aq 16- Oxalidaceae Họ chua me

27 Averrhoa carambola L. Khế TM Aq

17- Rhamnaceae Họ táo ta

28 Zizyphus mauritiana Lam Táo ta TM Aq

18- Passifloraceae Họ lạc tiên

29 Passiflora incarnata L. Chanh dây (Chanh leo)

DL Aq

19- Rutaceae Họ cam quít

30 Citrus aurantiifolia (Chritm).

Sw.

Chanh ta TM Aq

31 Citrus limon (L.) Burm.f. Chanh tây TM Aq

32 Citrus maxima Merr. Bưởi TM Aq

33 Citrus reticulata Lour var.

nobilis (Lour.)

Cam sành TM Aq

34 Citrus deleciosa Ten Quít TM

35 Citrus grandis Osb Thanh trà TM

20 – Sapindaceae Họ bồ hòn

36 Dimocarpus longan Lour Nhãn ĐM Aq

37 Litchi sinensis Sonn. Vải ĐM Aq

38 Nephelium lappaceum L. Chôm chôm TM Aq

21- Sapotaceae Họ hồng xiêm

39 Chrysophyllum cainito L. Vú sữa ĐM Aq

40 Manilkara zapota (L.) Van Royen

Hồng xiêm (Sa pô) TM Aq

41 Lucuma nervosa L. Trứng gà (Lucuma) TM Aq Monocotyledonae Lớp một lá mầm

22- Arecaceae Họ cau dừa

42 Area catechu L. Cau TM Aq

43 Cocos nucifera L. Dừa ĐM Aq

23- Bromeliaceae Họ dứa

44 Ananas comosus (L.) Merr. Dứa (Thơm - Khóm) C Aq

24- Musaceae Họ chuối

45 Musa paradisiaca L. Chuối tiêu, chuối ngự TC Aq 46 Mura balbisiuna Colla Chuối hột, chuối chát TC Aq

Kết quả trên cho thấy thành phần cây ăn quả ở vườn nhà thuộc xã Ea Tân, Krông Năng phân bố không đều giữa lớp 2 lá mầm và lớp 1 lá mầm. Trong đó lớp 2 lá mầm chiếm ưu thế có 41 loài (chiếm 89.1%) và số loài trong lớp 1 lá mầm chỉ có 5 loài (chiếm 10.9%) tổng số loài.

Qua bảng trên cũng cho thấy một số loài cây ăn quả phổ biến ở miền Nam gặp ở vườn nhà tại xã Ea Tân, Krông Năng, Đăk Lăk như: Mãng cầu xiêm (Anona miricata), Sầu riêng (Durio zibethinus), Thanh long (Hylocereus undatus), Xoài (Mangifera indica), Bơ (Persea americana), Chôm chôm (Nephelium lappaceum). Một

số loài phổ biến ở miền Bắc cũng được trồng ở tại xã Ea Tân, Krông Năng như: Vải thiều (Litchi sinensis), Táo ta (Zizyphus mauritiana), Nhót (Eleagnus latifolia)…

3.1.2. Đa dạng thành phần cây ăn quả

Bảng 3.2: Đa dạng các Taxon của cây ăn quả ở vườn nhà

tại xã Ea Tân, Krông Năng

Tên khoa học Tên địa phương Số chi Số loài

<1> <2> <3> <4>

Dicotyledoneae Lớp hai lá mầm

1- Proteaceae Họ quả hạch 1 1

2- Anacardiaceae Họ đào lộn hột 3 3

3- Annonaceae Họ na 1 2

4- Bombacaceae Họ bông gạo 1 1

5- Cactaceae Họ xương rồng 1 1

6- Caesalpiniaceae Họ vang 1 1

7- Caricaceae Họ đu đủ 1 1

8- Cucurbitaceae Họ bầu bí 2 2

9- Ebenaceae Họ thị, hồng 1 1

10- Eleagnaceae Họ nhót 1 1

11- Euphorbiaceae Họ thầu dầu 1 1

12- Lauraceae Họ long não 1 1

13- Lythraceae Họ lựu 1 1

14- Moraceae Họ dâu tằm 3 7

15- Myrtaceae Họ sim 2 2

16- Oxalidaceae Họ chua me 1 1

17- Rhamnaceae Họ táo ta 1 1

18- Passifloraceae Họ lạc tiên 1 1

19- Rutaceae Họ cam quít 1 6

20- Sapindaceae Họ bồ hòn 3 3

21- Sapotaceae Họ hồng xiêm 3 3

Monocotyledonae Lớp một lá mầm

22- Arecaceae Họ cau dừa 2 2

23- Bromeliaceae Họ dứa 1 1

24- Musaceae Họ chuối 1 2

Tổng 35 46

Trên thực tế cây ăn quả ở Đăk Lăk chiếm thị phần nhỏ ở Đăk Lăk, tuy nhiên qua điều tra chúng tôi thấy số loài cây ăn quả trồng ở đây có số lượng loài khá phong phú.

Bảng 3.3: Thống kê các họ nhiều loài nhất

Tên khoa học Tên địa phương Số loài Tỉ lệ (%)

<1> <2> <3> <4>

1- Anacardiaceae Họ đào lộn hột 3 6.52

2- Moraceae Họ dâu tằm 7 15.22

3- Rutaceae Họ cam quít 6 13

4 - Sapindaceae Họ bồ hòn 3 6.52

5- Sapotaceae Họ hồng xiêm 3 6.52

Tổng cộng 22 47,8

Qua bảng 3 chúng tôi nhận thấy rằng: mức độ phong phú trong từng họ, từng chi cũng khác nhau. Tính đa dạng được chỉ ra trong bảng trên có 5 họ đa dạng nhất có từ 3 loài trở lên chiếm 20,8% số họ gồm có: Anacardiaceae, Moraceae, Rutaceae, Sapindaceae và Sapotaceae. Bao gồm 22 loài chiếm 47,8%. Họ có nhiều loài nhất là

Moraceae có 7 loài (chiếm 15.22%), họ Rutaceae có 6 loài (chiếm 13%). Các họ còn lại đều < 10% tổng số loài điều tra.

Để thấy được tính đa dạng của cây ăn quả ở huyện Krông Năng thử so sánh với Thừa thiên Huế, ta được kết quả sau:

Bảng 3.4: Tính đa dạng cây ăn quả ở huyện Krông Năng, Đắk Lắk Chỉ tiêu so sánh Cây ăn quả Krông

Năng – Đăk Lăk

Cây ăn quả Thừa thiên Huế

Tỉ lệ(%)

Diện tích (Km2) 641,79 5053 12,76

Số họ 24 29 82,8

Số chi 35 42 83,3

Số loài 46 59 80

Diện tích huyện Krông Năng, Đăk Lăk chỉ chiếm 12,76% so với thừa thiên Huế nhưng số họ chiếm 82,8%, số chi chiếm 83.3%, số loài chiếm 80%. Do thời gian có hạn việc điều tra số lượng cây ăn quả ở huyện Krông Năng, Đăk Lăk chắc chắn chưa thống kê hết vì vậy có thể dự đoán các họ, chi, loài còn nhiều hơn số lượng họ, chi, loài hiện nay. Mặc dù vậy qua số liệu trên cho chúng ta nhận xét cây ăn quả trồng ở huyện Krông Năng, Đăk Lăk là đa dạng, phong phú.

3.1.3. Các dạng cây chính

Theo Nguyễn Bá (1975): Thân cây được chia thành 6 dạng chính: Cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây dạng cỏ (thảo), cây thân chuối, cây dây leo. Trong đó:

- Cây thân gỗ: Là thân những cây sống lâu năm, thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất. Tùy thuộc vào chiều cao của cây mà người ta phân thành các dạng sau:

+ Cây gỗ lớn: Thân cao 30m trở lên

+ Cây gỗ vừa: Thân cao trung bình khoảng 20-30m + Cây gỗ nhỏ: Thân có chiều cao dưới 20m

- Cây thân bụi: Là thân dạng gỗ lâu năm, thân chính không phát triển, các nhánh xuất phát và phân chia ngay từ gốc của thân chính, chiều cao của cây bụi không quá 4m.

- Cây thân thảo: Là dạng cây mà phần thân trên mặt đất chết vào cuối thời kì quả chín, thân không được phát triển.

- Cây dây leo: Là cây có dạng thân mảnh, có lóng dài, sinh trưởng nhanh, phải bám vào giá thể hay cây khác để vươn cao.

- Cây thân chuối: Là dạng cây có thân giả nằm phía trên mặt đất với chiều cao từ 2-8m, lá kéo dài khoảng 3.5m. Thân chính nằm dưới lòng đất. Các cây này thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây con đem trồng thành bụi mới [14].

Qua điều tra chúng tôi thu nhận được kết quả về các dạng thân cây chính được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5: Các dạng cây chính

Các nhóm 1 2 3 4 5 6

C B TM ĐM Dl TC

Số loài 2 2 28 9 3 2

% Tổng số 4.35 4.35 60.9 19.5 6.55 4.35

*Ghi chú: ĐM - cây gỗ lớn, TM - cây gỗ nhỏ, B - cây bụi, C - cây dạng cỏ (thảo), Dl - dây leo, TC- thân chuối.

Hình 3.1: Biểu đồ các nhóm cây chính

Theo kết quả điều tra, trên cơ sở phân loại chúng tôi nhận thấy có 6 nhóm cây chính.

Nhóm cây chiếm ưu thế là cây gỗ nhỏ có 28 loài chiếm 60.9% tổng số loài; Nhóm cây gỗ lớn 9 loài chiếm 19.5%; Nhóm dây leo 6.55% ; Các nhóm cây dạng cỏ, cây bụi, cây thân chuối chiếm 4.35%. Kết quả này cho thấy cây ăn quả trồng tại xã Ea Tân, Krông Năng, Đăk Lăk có độ che phủ cao, có khả năng chống xói mòn tốt .

Một phần của tài liệu Điều tra cây ăn quả có giá trị kinh tế trồng trong vườn nhà tại khu vực xã Ea Tân huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk. (Trang 25 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)