Các dạng cây chính

Một phần của tài liệu Điều tra cây ăn quả có giá trị kinh tế trồng trong vườn nhà tại khu vực xã Ea Tân huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk. (Trang 34 - 36)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.1.3. Các dạng cây chính

Theo Nguyễn Bá (1975): Thân cây được chia thành 6 dạng chính: Cây gỗ lớn, cây gỗ nhỏ, cây bụi, cây dạng cỏ (thảo), cây thân chuối, cây dây leo. Trong đó:

- Cây thân gỗ: Là thân những cây sống lâu năm, thân chính phát triển mạnh và chỉ phân cành từ một chiều cao nhất định so với mặt đất. Tùy thuộc vào chiều cao của cây mà người ta phân thành các dạng sau:

+ Cây gỗ lớn: Thân cao 30m trở lên

+ Cây gỗ vừa: Thân cao trung bình khoảng 20-30m + Cây gỗ nhỏ: Thân có chiều cao dưới 20m

- Cây thân bụi: Là thân dạng gỗ lâu năm, thân chính không phát triển, các nhánh xuất phát và phân chia ngay từ gốc của thân chính, chiều cao của cây bụi không quá 4m. - Cây thân thảo: Là dạng cây mà phần thân trên mặt đất chết vào cuối thời kì quả chín, thân không được phát triển.

- Cây dây leo: Là cây có dạng thân mảnh, có lóng dài, sinh trưởng nhanh, phải bám vào giá thể hay cây khác để vươn cao.

- Cây thân chuối: Là dạng cây có thân giả nằm phía trên mặt đất với chiều cao từ 2-8m, lá kéo dài khoảng 3.5m. Thân chính nằm dưới lòng đất. Các cây này thường mọc thành bụi và được trồng bằng cách tách rời cây con đem trồng thành bụi mới [14].

Qua điều tra chúng tôi thu nhận được kết quả về các dạng thân cây chính được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.5: Các dạng cây chính

Các nhóm 1 2 3 4 5 6

C B TM ĐM Dl TC

Số loài 2 2 28 9 3 2

% Tổng số 4.35 4.35 60.9 19.5 6.55 4.35

*Ghi chú: ĐM - cây gỗ lớn, TM - cây gỗ nhỏ, B - cây bụi, C - cây dạng cỏ (thảo), Dl - dây leo, TC- thân chuối.

Hình 3.1: Biểu đồ các nhóm cây chính

Theo kết quả điều tra, trên cơ sở phân loại chúng tôi nhận thấy có 6 nhóm cây chính. Nhóm cây chiếm ưu thế là cây gỗ nhỏ có 28 loài chiếm 60.9% tổng số loài; Nhóm cây gỗ lớn 9 loài chiếm 19.5%; Nhóm dây leo 6.55% ; Các nhóm cây dạng cỏ, cây bụi, cây thân chuối chiếm 4.35%. Kết quả này cho thấy cây ăn quả trồng tại xã Ea Tân, Krông Năng, Đăk Lăk có độ che phủ cao, có khả năng chống xói mòn tốt .

Một phần của tài liệu Điều tra cây ăn quả có giá trị kinh tế trồng trong vườn nhà tại khu vực xã Ea Tân huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk. (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)