MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỰC VẬT HỌC CÂY ĂN QUẢ Ở HUYỆN

Một phần của tài liệu Điều tra cây ăn quả có giá trị kinh tế trồng trong vườn nhà tại khu vực xã Ea Tân huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk. (Trang 44 - 47)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

3.3. MỘT SỐ HIỆN TƯỢNG THỰC VẬT HỌC CÂY ĂN QUẢ Ở HUYỆN

KRÔNG NĂNG, ĐĂK LĂK

Hiện tượng thực vật học là sự biến đổi chu kỳ sinh trưởng, phát triển có liên quan chặt chẽ với sự biến đổi của các nhân tố sinh thái môi trường.

Do thời gian có hạn nên chúng tôi chỉ trình bày ở đây kết quả khảo sát được về thời kì cho hoa quả của 20 loài cây mang lại giá trị kinh tế ước tính được cho người dân tại Krông Năng, Đăk Lăk .

Qua theo dõi thời gian sinh trưởng phát triển tự nhiên ở các nhóm cây ăn quả chúng tôi lập được bảng sau:

Bảng 3.10: Thời kì ra hoa, kết trái, trái chín của các nhóm cây

HIỆN TƯỢNG HỌC THỜI GIAN THÁNG

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Nhóm 1 (3 loài) Nhóm 2 (6 loài) Nhóm 3 (2 loài) Nhóm 4 (3 loài) Nhóm 5 (1 loài) Nhóm 6 (1 loài) Nhóm 7 ( 1 loài) Nhóm 8 ( 1 loài) Nhóm 9 ( 1 loài) Nhóm 10 ( 1 loài) RA HOA SL 5 13 13 4 0 1 1 0 0 0 1 2

% 25 65 65 20 0 5 5 0 0 0 5 10

KẾT TRÁI SL 1 1 5 14 13 8 4 1 1 1 0 0

% 5 5 25 70 65 40 20 5 5 5 0 0

TRÁI CHÍN SL 0 1 1 1 5 10 12 13 3 0 1 1

% 0 5 5 5 25 50 60 65 15 0 5 5

Ghi chú Ra hoa Kết trái Trái chín

Ghi chú:

Nhóm 1: Mãng cầu xiêm, Gioi (Mận), Hồng xiêm.

Nhóm 2: Thanh long, Chanh ta, Me, Dứa, Chuối, Chôm chôm Nhóm 3: Sầu riêng, Mít tố nữ. Nhóm 4: Mít, Na (mãng cầu), Nhãn. Nhóm 5: Mác ca Nhóm 6: Bơ Nhóm 7: Xoài Nhóm 8: Vải Nhóm 9: Vú sữa Nhóm 10: Chuối hột

Từ bảng trên ta xây dựng được biểu đồ sau:

0 10 20 30 40 50 60 70 80 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Ra hoa Kết trái Trái chín Tỉ lệ % Tháng

Hình 3.3: Biểu đồ thời kỳ ra hoa, kết trái, trái chín của cây ăn quả ở Đăk Lăk

* Qua biểu đồ trên cho ta thấy:

- Thời kỳ ra hoa tập trung vào các tháng : 1,2,3,4. Các tháng 5,6,7,8,9,10,11,12 số loài cây ăn quả không ra hoa hoặc ra hoa ít.

- Thời kỳ kết trái tập trung vào các tháng : 3,4,5,6,7. Các tháng 1,2,8,9,10,11,12 số loài cây ăn quả không kết trái hoặc kết trái ít.

- Thời kỳ trái chín tập trung vào các tháng từ tháng 5 đến tháng 9. Đây cũng là thời gian thu hoạch.

* Kết quả này phù hợp với thời tiết tại Krông Năng, Đăk Lăk

- Các điều kiện của thời tiết ảnh hưởng đến sự ra hoa và hình thành quả. Trong đó, lượng nước tưới tiêu và nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sự ra hoa. Các cây ăn quả cần có một khoảng thời gian ngắn khô hạn trước khi ra hoa để phân hóa mầm. Ví dụ như cây Sầu riêng khi bị hạn 10-14 ngày và nhiệt độ giảm từ 33-26oC xuống 25-20oC cây bắt đầu trổ hoa. Trong thời gian ra hoa cần bón phân và duy trì lượng nước tưới vừa phải để kích thích cây ra hoa. Mưa lớn trong thời kì này sẽ làm rụng hoa, xáo trộn sự hoạt động của côn trùng gây thụ phấn kém, giảm tỉ lệ đậu trái. Trong thời gian kết trái, nếu thiếu nước quả sẽ lớn chậm, nhỏ và bị rụng nhiều. Vào thời kì cuối, lượng nước nhiều hay mưa lớn quả sẽ kém chất lượng (hàm lượng dầu trong quả bơ không cao), dễ bị nứt (Sầu riêng, Chôm chôm,..). Do đó, cần cung cấp đủ lượng nước tưới cho cây để hoa đậu quả tốt và chất lượng đảm bảo.

- Từ bảng 3.10 cũng cho thấy rằng cây Vải tại khu vực xã Ea Tân, Krông Năng, Đăk Lăk thu hoạch vào tháng 5,6 sớm hơn 1-2 tháng so với vụ Vải phía Bắc (thu hoạch vào cuối tháng 6, đầu tháng 7), do đó giá thành bán đầu vụ luôn cao hơn.

Mùa thu hoạch Sầu riêng ở Đồng Bằng Sông Cửu Long và Nam bộ tập trung vào tháng 5-7, tại khu vực xã Ea Tân Sầu riêng được thu hoạch chủ yếu vào tháng 8-9 do đó hạn chế sự cạnh tranh với các thị trường ngoại tỉnh, đảm bảo nguồn cung cấp sản phẩm cho cả nước. Ngoài ra, hiện nay tại khu vực nghiên cứu đã và đang chuyển đổi sang trồng

giống Bơ booth là giống bơ được nhập tại Mỹ, đặc điểm của giống bơ này là cho thu hoạch quả từ tháng 10 đến tháng 12, muộn hơn so với các giống bơ khác. Do đó giống bơ này còn được gọi là giống bơ “siêu muộn”.

Một phần của tài liệu Điều tra cây ăn quả có giá trị kinh tế trồng trong vườn nhà tại khu vực xã Ea Tân huyện Krông Năng tỉnh Đắk Lắk. (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)