Giải pháp phát triển du lịch văn hóa tại tỉnh Hà Giang

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh hà giang (Trang 64 - 70)

Thứ nhất, Các cơ sở hạ tầng và cơ sở lưu trú phải đẩy mạnh xây dựng hoàn thiện để đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu ngày càng cao của khách du lịch. Để ngành Du lịch tại Hà Giang khai thác hiệu quả và ngày càng khởi sắc việc nâng cao và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật là giải pháp quan trọng.Hà Giang còn hạn chế về giao thông gây ra khó khăn cho việc vận chuyển và khả năng lưu trú còn hạn chế và cơ sở lưu trú còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu của khách du lịch.

Cùng với đó để du lịch Hà Giang phát triển mạnh cần kêu gọi, thu hút, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất trong khuôn khổ pháp luật cho phép các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư xây dựng, đặc biệt là các nhà đầu tư nước ngoài. Các dịch vụ như cơ sở lưu trú du lịch từ 3 sao trở lên, nhà hàng sang trọng, không gian nghỉ dưỡng đa năng,… giảm tiền thuê đất xây dựng, văn phòng, đưa ra nhiều ưu đãi, giảm thuế doanh nghiệp, thuế nhập khẩu thiết bị đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, hỗ trợ, tư vấn các thủ tục pháp lý cần thiết cho các công ty, thành phần kinh tế, hộ kinh doanh, công ty trong lĩnh vực du lịch, hỗ trợ một phần chi phí giải phóng mặt bằng, hệ thống giao thông, điện nước, thông tin liên lạc đến các điểm du lịch đầu tư, hỗ trợ vốn vay đầu tư du lịch quốc gia.

-Phát triển hệ thống cơ sở lưu trú: Tiếp tục đầu tư phát triển về cả số lượng và nâng cao chất lượng hệ thống cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của du lịch theo dự báo của phương án đã chọn. Cần mở rộng thêm số lượng phòng hạng A với 3 tiêu chuẩn 5 sao để đáp ứng nhu cầu lưu trú của khách hàng hạng sang, đặc biệt là khách hàng doanh nhân. Theo tính toán,

trong những năm tới, số lượng phòng khách sạn 3 - 5 sao sẽ tăng lên . Do việc chú trọng đầu tư và nhận thấy tầm quan trọng của cơ sở hạ tầng lưu trú.

Số lượng lên tới hàng tỷ A từ 5 đến 15% (năm 2015 là 5%; năm 2020 là 10% và năm 2030 là 15%).

-Phát triển cơ sở dịch vụ: Với nhu cầu phát triển du lịch và lượng khách du lịch đến với Hà Giang trong những năm tới, hệ thống cơ sở phục vụ ăn uống cần có những ưu tiên phù hợp để định hướng liên doanh trong nước và nước ngoài về lĩnh vực dịch vụ ăn uống. Nó sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ ăn uống trong kinh doanh du lịch và đảm bảo thu hút ngày càng nhiều khách du lịch, đặc biệt là khách quốc tế đến với Hà Giang.

-Phát triển các công trình vui chơi giải trí: Hoạt động vui chơi giải trí là một phần quan trọng của hoạt động du lịch góp phần hấp dẫn và có thể níu chân khách ở lại lâu hơn với cơ sở lưu trú.

3.2.2.Giải pháp về tổ chức quản lí hoạt động du lịch văn hóa 3.2.2.1.Cơ chế chính sách

Đối với khách du lịch: Khách du lịch nên có quy định của địa phương để thực thi trong thời gian lưu trú tại Hà Giang. Cần phải truyền tải các thông điệp về môi trường đối với du khách thông qua đội ngũ những người phục vụ du lịch, đội ngũ thuyết minh viên là người dân địa phương. Nâng cao ý thức bảo vệ cảnh quan, môi trường các điểm du lịch của địa phương cho du khách.

Cần quy định rừ những yờu cầu đặt ra đối với du khỏch khi đến tham quan, du lịch tại Hà Giang, đặc biệt là vấn đề giữ gìn vệ sinh môi trường, tôn trọng thói quen sinh hoạt và truyền thống văn hóa của người dân địa phương.

Đối với Ban quản lý du lịch: cần sớm thành lập Ban quản lý du lịch văn hóa, có những cơ chế chính sách cụ thể về những quy định chung trong quá trình làm việc. Hà Giang là địa điểm du lịch còn khá trẻ, đang trong quá trình phát triển nên cần thường xuyên mở những lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên trong ngành về phương thức

quản lý, nâng cao trình độ ngoại ngữ cho đội ngũ làm việc tại Ban quản lý.

Đối với cộng đồng địa phương tham gia hoạt động du lịch: trước khi tham gia làm du lịch, hầu hết người dân Hà Giang sống chủ yếu bằng nghề nông nên khi làm du lịch cần có những hỗ trợ cần thiết cho cộng đồng dân cư như: hỗ trợ kinh phí để sửa chữa nhà ở. và các cơ sở sản xuất; mở các lớp tập huấn miễn phí các kỹ năng du lịch cơ bản, tuyên truyền, giáo dục các nguyên tắc làm du lịch cộng đồng, bảo vệ tài nguyên, môi trường, tài nguyên du lịch nhân văn cho người dân để họ phục vụ, nhắc nhở du khách trong chuyến tham quan, nghỉ lễ; tổ chức tham quan, học tập kinh nghiệm trong quá trình truyền dạy giáo dục về các yếu tố tự nhiên và môi trường.

3.2.2.2.Tổ chức quản lý

Về công tác quản lý làng văn hóa du lịch tại tỉnh Hà Giang quan trọng nhất là phải có sự đồng bộ giữa các cấp, các ban ngành, giữa chính quyền và người dân về các nội dung quy hoạch và các chính sách đề ra. Hiện nay quản lý du lịch tại Hà Giang là các cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, để khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ngày càng hiệu quả hơn cần xây dựng một Ban quản lý du lịch cộng đồng bao gồm đại diện của chính quyền địa phương đại diện của những người dân tham gia kinh doanh và phát triển du lịch cộng đồng cùng nhau, thông qua việc bầu cử một cách dân chủ. Điều này giúp cho đội ngũ quản lý đưa ra những nội dung phát triển phù hợp, thiết thực nhất cho sự phát triển du lịch tại Hà Giang

Ban Quản lý Du lịch Văn hóa, ngoài việc quyết định và đưa ra phương thức điều hành hoạt động kinh doanh du lịch ở Hà Giang, cũng cần quản lý doanh thu tài chính và các vấn đề quản lý khác của du lịch cộng đồng, chẳng hạn như các cuộc họp và thảo luận với các bên liên quan thay mặt cho cộng đồng và giám sát sự phát triển du lịch để đảm bảo rằng nó phù hợp với các mục tiêu chính sách trong chương trình nghị sự đã thống nhất.

Ban quản lý sẽ họp thường niên để xử lý những vấn đề ảnh hưởng đến

cộng đồng, đưa ra các quy định chung đối với các hộ gia đình tham gia hoạt động kinh doanh du lịch cũng như quy định đối với khách du lịch khi tới tham quan, lưu trú.

3.2.3.Giải pháp về phát triển nhân lực du lịch văn hóa

Hiện nay quản lý du lịch tại Hà Giang là các cán bộ của Ủy ban nhân dân xã, để khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch ngày càng hiệu quả hơn cần xây dựng một Ban quản lý du lịch cộng đồng bao gồm đại diện của chính quyền địa phương đại diện của những người dân tham gia kinh doanh của địa phương thông qua việc bầu cử một cách dân chủ. Điều này giúp cho đội ngũ quản lý đưa ra những nội dung phát triển phù hợp, thiết thực nhất cho sự phát triển du lịch tại Hà Giang

Việc hoàn thiện cơ chế chính sách quản lý dịch vụ du lịch phải được đặc biệt chú trọng trong công tác quản lý. Đồng thời, cần tập huấn cho nguồn nhân lực và cán bộ chính quyền địa phương nâng cao nhận thức về phát triển du lịch, xây dựng hương ước cấp thôn, bản trong phát triển du lịch, tránh những trường hợp kinh doanh không mong muốn. Ban quản lý dự án không gian văn hóa, đội văn hóa, đội sản xuất, gia đình đủ tiêu chuẩn đón... Ban quản lý phải thường xuyên kiểm tra để đảm bảo công việc đúng tiến độ. Sử dụng các quy tắc và quy định chung để đảm bảo rằng tất cả các bộ phận tuân thủ và thực hiện nghiêm chỉnh với nhiệm vụ của mình.

Tập trung tổ chức các lớp đào tạo: Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý, đào tạo tại chỗ cho cán bộ, công nhân viên đang làm việc trong ngành du lịch Hà Giang đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế và quốc tế. Đào tạo mới lao động trung cấp và đại học chuyên nghiệp cho du lịch Hà Giang, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch văn hóa. Đây là khâu cần đông đảo người hành nghề tham gia trực tiếp phục vụ du khách, nhân lực du lịch văn hóa đòi hỏi cả kiến thức chuyên môn và kỹ năng vững vàng. Để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, các tiêu chuẩn nhất định phải được đặt ra. Vấn đề này đòi hỏi sự tập

luyện cẩn thận và cẩn thận, không được đào tạo qua loa đại khái.

3.2.4.Giải pháp về sản phẩm du lịch văn hóa đặc thù

Tập trung phát triển các sản phẩm du lịch đặc trưng của Hà Giang: du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch tâm linh, du lịch văn hóa lịch sử. Xác định và thiết lập các loại hình tham quan trong hành trình để thu hút khách du lịch. Tại các điểm du lịch, cần hình thành các loại hình dịch vụ du lịch để bổ sung và đáp ứng nhu cầu giải trí của du khách, tạo ra sản phẩm đặc biệt khác biệt, kích thích và tăng nhu cầu mua sắm của du khách. Đối với sản phẩm du lịch sinh thái, ngoài việc quan tâm đến giá trị tài nguyên sẵn có, cần có chính sách, phương hướng phát triển đồng bộ, bền vững. Với sản phẩm du lịch văn hóa - lịch sử tâm linh, chúng tôi tập trung đầu tư, trùng tu, phục hồi, tôn tạo nhằm mục tiêu bảo vệ và phát triển.Đối với du lịch cộng đồng, cần có kế hoạch đầu tư tập trung để tìm ra làng du lịch cộng đồng thực sự tiêu biểu, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ ngơi của du khách. Khách nội địa có nhu cầu lớn về du lịch văn hóa tâm linh, du lịch cuối tuần, tham quan, mua sắm, quá cảnh, đi công tác, nghiên cứu khoa học,...

Các sản phẩm du lịch có tính cạnh tranh cao đang phát triển theo các hướng sau:

-Du lịch văn hóa: du lịch di sản, nghiên cứu, du lịch cộng đồng, tìm hiểu văn hóa và lối sống của các dân tộc vùng Đông Bắc , ẩm thực,lễ hội...

-Du lịch sinh thái: Tham quan hang động, nghỉ dưỡng núi, du lịch thể thao mạo hiểm, nông nghiệp công nghệ cao, vui chơi giải trí cuối tuần ...

-Du lịch biên mậu: Tham quan, mua sắm, quá cảnh, du lịch kèm theo các sự kiện đặc biệt khác như thương mại, công vụ, hội nghị hội thảo (MICE)...

3.2.5.Giải pháp về công tác giáo dục và tuyên truyền nâng cao nhận thức về du lịch.

Xây dựng, triển khai chiến lược xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang cả

trong nước và quốc tế. Dựa trên tiềm năng, lợi thế và sản phẩm du lịch, tỉnh cần tập trung xây dựng Chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch Hà Giang phù hợp, trong đó xác định cụ thể các hoạt động sự kiện xúc tiến quảng bá gắn với từng thị trường, đồng thời tổ chức triển khai thường xuyên và mạnh mẽ các chiến dịch xúc tiến du lịch Hà Giang tại các thị trường trọng điểm và tiềm năng trong nước và quốc tế.

Xây dựng và ban hành chính sách, cơ chế đặc thù hỗ trợ doanh nghiệp du lịch của tỉnh tham gia các hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch Hà Giang cả ở trong và ngoài nước để giúp các doanh nghiệp du lịch của tỉnh tiếp cận và thâm nhập được thị trường, thu hút khách du lịch hiệu quả.

Đẩy mạnh marketing thông qua điện tử để quảng bá, review du lịch Hà Giang. Cần tận dụng tối đa các lợi thế của công nghệ thông tin, đặc biệt là công nghệ số để đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch của tỉnh. Ưu tiên đầu tư nguồn lực cho việc chuyển đổi số trong hoạt động xúc tiến du lịch, nhất là trong công tác thống kê, lưu trữ và quản lý cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến du lịch của tỉnh (ảnh, video clip, các tài liệu giới thiệu về điểm đến, khu, điểm du lịch và sản phẩm du lịch của tỉnh, các ấn phẩm điện tử, cơ sở dữ liệu thị trường khách du lịch…), kết nối cơ sở dữ liệu du lịch với các điểm đến, khu, điểm du lịch cụ thể trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường liên kết xúc tiến, quảng bá du lịch: Thúc đẩy liên kết giữa Hà Giang với các tỉnh trong vùng Đông Bắc và vùng Trung du miền núi Bắc Bộ để ITE- HCMC tại thành phố Hồ Chí Minh. Đối với hội chợ du lịch quốc tế, tùy theo nguồn lực có thể tham gia các hội chợ du lịch quốc tế lớn như ITB’Berlin, WTM Anh, JATA Nhật Bản, ..

Tập trung hoàn thiện cổng thông tin điện tử xúc tiến du lịch Hà Giang với nhiều ngôn ngữ để cung cấp và cập nhật thường xuyên thông tin, hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ, điểm đến, các trải nghiệm du lịch hấp dẫn tại các khu, điểm du lịch của tỉnh để tạo điều kiện cho khách tra cứu tìm hiểu thông tin về

điểm đến Hà Giang trước chuyến đi. Xây dựng ứng dụng xúc tiến du lịch Hà Giang cho các thiết bị di động (mobil app) và tăng cường quảng bá điểm đến Hà Giang trên các mạng xã hội như facebook, zalo, youtube, Instagram…; tổ chức các chiến dịch quảng bá, các cuộc thi ảnh, clip về các điểm đến, sản phẩm du lịch Hà Giang. Đồng thời, đẩy mạnh quảng bá trên các nền tảng số của các phương tiện truyền thông khác như như truyền hình, phát thanh, các báo điện tử trong và ngoài nước; tăng cường hợp tác với các hãng công nghệ trong và ngoài nước (agoda, booking , G2J,…các đại lý du lịch bán trực tuyến lớn) để quảng bá du lịch tỉnh Hà Giang.

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh hà giang (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)