Cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh hà giang (Trang 55 - 93)

Cơ sở lưu trú

Trong giai đoạn 2011-2020, hệ thống cơ sở lưu trú trên địa bàn tỉnh Hà Giang đã phát triển với tốc độ nhanh. Năm 2011, toàn tỉnh chỉ có 102 cơ sở lưu trú đang hoạt động với 1.392 phòng; năm 2015 tăng lên 150 cơ sở với tổng số 2.176 phòng (tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015 về số cơ sở là 10,1% / năm; về số phòng là 11,8% / năm). Hơn hết, từ năm 2015 đến nay, hệ thống cơ sở lưu trú của Hà Giang đã phát triển rất nhanh về số lượng. Đến năm 2020, toàn tỉnh. 830 cơ sở lưu trú với 7.175 phòng (Hình 1.2).

Năm 2020, trong tổng số 830 cơ sở lưu trú du lịch, chỉ có 96 khách sạn với 2.361 buồng (20 khách sạn 1 sao với 351 buồng; 12 khách sạn 2 sao với 373 buồng; 4 khách sạn 3 sao với 240 buồng; 1 khách sạn 4 sao với 139 buồng; và 59 khách sạn đạt chuẩn với 1.258 buồng); còn lại là nhà nghỉ bình dân (240 cơ sở với 2.261 buồng); và homestay

Hình 1.2. Hiện trạng cơ sở lưu trú du lịch tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 – 2020

Nguồn: Sở VHTTDL Hà Giang

Cơ sở giao thông vận tải

Tỉnh Hà Giang đã có nhiều chính sách hỗ trợ, tập trung phát triển du lịch, đặc biệt là việc nâng cấp các phương tiện giao thông, mở rộng và nâng cấp quốc lộ C từ Hà Giang đến Đồng Văn, nâng cấp đường cao tốc từ thị trấn Đồng Văn đến các thị trấn và các thôn, bản. Thuận lợi cho du khách đến tham quan các điểm du lịch, được tài trợ một phần vốn, lãi suất thấp, trên trục quốc lộ 4C, là trục giao thông huyết mạch qua huyện, cao nguyên đá, 6 dự án mới được triển khai cũng như một số dự án chuyển tiếp. Ngoài quốc lộ 4C, tỉnh lộ 176 từ Yên Minh đến Mậu Duệ Mèo Vạc được nghiên cứu thiết kế đoạn Km13, đoạn Km17 sửa chữa bổ sung trong năm 2017, đường 176B, Minh Ngọc Mậu Duệ đoạn được nghiên cứu thiết kế đoạn Km62 . Km67400 hiện đã được giải quyết xong. Ngoài ra, ngành Giao thông vận tải vẫn thường xuyên ra quân quản lý cục bộ một số tuyến kè, chống sạt lở cục bộ, đảm bảo an toàn giao thông trên các trục quản lý.

2.4.3.Nguồn nhân lực du lịch

Nhân lực là yếu tố đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển du lịch. Cùng với sự phát triển du lịch khá nhanh của Hà Giang thời gian qua, nhân lực du lịch của Hà Giang đã có sự biến chuyển nhanh chóng về lượng và thay đổi nhất định về chất. Trong 5 năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng du lịch nhanh, nguồn nhân lực du lịch tăng gần gấp đôi về số lượng (xem bảng 2.3.1 phần phụ lục). Theo đó, tổng số nhân lực du lịch Hà Giang đến nay là 9.500 người, trong đó số người qua đào tạo là 1.996 người (chiếm 21,01%), còn lại chưa qua đào tạo là 7.504 người (hình 1.1). Cũng theo số liệu thống kê, đến nay trên địa bàn tỉnh có 66 hướng dẫn viên (Quốc tế: 8; Nội địa: 21; Tại điểm: 37) ; hướng dẫn viên có thẻ còn hạn là 46 (Quốc tế: 2; Nội địa: 7; Tại điểm: 37); hết hạn là 20 (Quốc tế: 6; Nội địa: 14).

Hình 1.3. Biểu đồ số lượng và cơ cấu nhân lực du lịch tỉnh Hà Giang năm 2020 theo trình độ

Nguồn: Sở VHTTDL Hà Giang

Thực tế thời gian qua, tổng số lao động du lịch đang làm việc tại Hà Giang là 4.700 lao động, trong đó lao động tham gia phát triển du lịch chủ yếu

tại các homestay và các chuỗi cung ứng khác trong phục vụ du lịch cộng đồng là 1.467 người (sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, biểu diễn văn nghệ phục vụ du lịch). Với thực trạng như vậy, du lịch Hà Giang đang phải đối diện vấn đề thiếu hụt số lượng cũng như chất lượng đội ngũ nhân lực du lịch. Đa số lao động lĩnh vực du lịch dịch vụ là lao động phổ thông có trình độ trung bình không có chuyên môn sâu và chủ yếu là lao động phổ thông và làm nghề tự do. chưa có nghiệp vụ cơ bản nên chưa thực sự đáp ứng yêu cầu về dịch vụ du lịch. Họ chưa được học bài bản hay có chuyên môn nghiệp vụ từ trước.

2.4.4.Sản phẩm du lịch văn hóa tỉnh Hà Giang

2.4.4.1.Du lịch tôn giáo tín ngưỡng

Du lịch văn hóa tâm linh hiện phát triển ở 2 hình thức chính là: Du lịch tâm linh gắn liền với đức tin, tín ngưỡng tôn giáo và du lịch tâm linh về nguồn gắn với tín ngưỡng thờ cúng, tri ân những vị anh hùng dân tộc, những người có công với đất nước, khám phá di tích lịch sử văn hóa dân tộc

Các địa điểm được du khách đến tham quan là các di tích lịch sử như: Căng Bắc Mê (huyện Bắc Mê), Vị Xuyên, Nghĩa trang Quốc gia liệt sĩ Đài Hương tại điểm cao nhất 468 (huyện Vị Xuyên), Sân Kỳ Đài (Quảng trường 26.3) của TP. của Hà Giang, tàn tích của tiểu khu Trọng Con (huyện Bắc Quang) ...Ngoài ra còn có các đền, chùa nổi tiếng miền cực Bắc như chùa Nậm Dầu, chùa Sùng Khánh, chùa Bình Lâm (Vị Xuyên), đền Núi Cấm (TP Hà Giang cũng là điểm du xuân tấp nập của đông đảo du khách trong và ngoài tỉnh.

Hà Giang là vùng đồng bào dân tộc thiểu số lâu đời, có nhiều nét văn hóa, lễ hội độc đáo, đặc sắc, huyền bí, thể hiện rõ nét tín ngưỡng dân gian của các dân tộc, đã thu hút đông đảo du khách đến tìm hiểu, trải nghiệm như: Lễ hội múa khèn của người Pà Thẻn. Then của người Dao, Lễ cấp sắc của người Dao, Lễ lên rừng của người Lô Lô, lễ hội hoa Tam Giác Mạch...

2.4.4.2.Du lịch di sản văn hóa

cùng phong phú và độc đáo. Đến năm 2020, trên địa bàn tỉnh hiện có 59 di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh được xếp hạng gồm: 29 di tích cấp quốc gia, 30 di tích cấp tỉnh; 3 Bảo vật Quốc gia. Về văn hóa phi vật thể, theo kết quả kiểm kê, toàn tỉnh hiện có 370 di sản, gồm: 17 di sản thuộc nhóm văn nói, viết; 71 di sản thuộc nhóm loại hình văn học đại chúng; 6 di sản thuộc nhóm nghệ thuật trình diễn dân gian; 240 di sản thuộc nhóm tập quán xã hội và tín ngưỡng, 12 di sản thuộc nhóm lễ hội truyền thống; 16 Di sản Thủ công Truyền thống; 8 di sản thuộc nhóm tri thức phổ thông. Tỉnh đã lập hồ sơ và đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận 21 di sản vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Hiện 16 di sản văn hóa phi vật thể của các dân tộc thiểu số đã được đăng ký và đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

2.4.4.3.Du lịch Lễ hội

Nhiều lễ hội truyền thống được bảo tồn, phục dựng như: Lễ hội nhảy lửa của dân tộc Pà Thẻn, Chợ tình Khâu Vai, Lễ hội Cấp Sắc, Lễ hội cầu trăng, Lễ hội Bàn Vương của dân tộc Dao, Lễ hội Gầu Tào của dân tộc Mông…Các ngành chức năng cũng thường xuyên phối hợp với chính quyền địa phương mở các lớp dạy nhạc cụ, dân ca, dân vũ truyền thống, góp phần phát huy bản sắc văn hóa tốt đẹp của các dân tộc. Chợ phiên vùng cao là hình thức sinh hoạt văn hóa đặc.

Nói đến các lễ hội truyền thống của Hà Giang là nói đến những nét đẹp chân chất, mộc mạc của các dân tộc thiểu số sinh sống trên mảnh đất này. Làm sao bỏ qua Lễ hội Lồng Tông của người Tày, Lễ hội của người Dao, ... Các lễ hội ở vùng cao sẽ không quan trọng như ở miền xuôi nhưng vẫn mang nét riêng, bản sắc dân tộc và trở thành nét đẹp văn hóa, là thành tố để đẩy mạnh phát triển du lịch tại tỉnh Hà Giang .

2.4.4.4.Du lịch cộng đồng

quảng bá những nét đẹp văn hóa dân dã truyền thống từ lâu đời. Chính những yếu tố đó tạo nên sự mới mẻ cho du lịch Hà Giang, đồng thời hấp dẫn du khách bằng một loại hình du lịch lý thú. Du lịch cộng đồng cũng là một yếu tố giúp cho người dân nơi đây nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống một cách hiệu quả và đóng góp vào việc bảo tồn được bản sắc dân tộc.

Hiện Hà Giang có 35 làng văn hóa du lịch thành phố, trong đó có 16 làng văn hóa du lịch cộng đồng thuộc dự án “Bảo tồn làng văn hóa truyền thống và nâng cao chất lượng dịch vụ cho các làng du lịch văn hóa”. Chương trình "Giai đoạn 2020 2025 phục vụ khách du lịch hiệu quả. Dự án hỗ trợ toàn diện cho việc bảo tồn, sử dụng và phát huy các giá trị văn hóa phục vụ phát triển du lịch. Đặc biệt, hỗ trợ cho việc bảo tồn kiến trúc dân cư truyền thống, hỗ trợ trang thiết bị nghệ thuật dân gian , hỗ trợ sưu tầm các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ, lễ hội truyền thống, hỗ trợ sản xuất các dịch vụ du lịch thủ công mỹ nghệ truyền thống Để phát triển hơn nữa và nâng cao chất lượng các sản phẩm, dịch vụ du lịch hiện đang khai thác; phát triển các sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách quốc tế và quảng bá để thu hút khách địa phương …

Cụ thể: Làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng thôn Khâu Vai gắn với Lễ hội Chợ phiên Khâu Vai. Khu du lịch Mê cung đá được kết nối với đường du lịch lòng hồ của Thủy điện Bảo Lâm 1. Làng Văn hóa - Du lịch Sảng Pả A gắn với nghề dệt thổ cẩm của người Lô Lô. Làng văn hóa du lịch cộng đồng Cốc Pàng gắn với khu du lịch Du Già theo nghĩa du lịch sinh thái, thị trấn nghỉ dưỡng, khu đô thị du lịch, trung tâm y tế chăm sóc sức khỏe, trang trại nghỉ dưỡng homestay độc đáo. Làng văn hóa du lịch cộng đồng thôn Nậm Lương (Quản Bạ) gắn với bảo tồn văn hóa dân tộc Bố Y.

Làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng Phiêng Luông gắn với văn hóa dân tộc Mông, du lịch sinh thái lòng hồ Bắc Mê, Khuổi My CBT gắn với văn hóa dân tộc Dao Áo chàm và ruộng bậc thang. Bảo tồn và xây dựng “Làng văn hóa - du lịch tiêu biểu dân tộc Pa Then” thôn Minh Thượng gắn với phát triển

quần thể du lịch “Tân Lập xanh”, xã Tân Lập. Làng Văn hóa - Du lịch cộng đồng thôn Tân Sơn (Bắc Quang) gắn với văn hóa truyền thống của dân tộc Dao và Di tích danh thắng quốc gia Thác Thị.

2.4.4.5.Du lịch ẩm thực

Hà Giang có nền ẩm thực phong phú mang đậm hương vị núi rừng Đông Bắc mang lại cảm nhận đậm nét văn hóa qua ẩm thực cho du khách xa gần. Nhiều món ăn ngon được biết đến và tạo nên bản sắc rất riêng cho ẩm thực miền núi Hà Giang. Nhiều món ngon được chế biến tưởng chừng đơn giản nhưng lại chứa đựng hương vị rất ngon mang đến cảm nhận thích thú cho nhiều du khách khi đến với nơi đây. Nhiều món ngon đặc sắc được kể đến như: Thắng cố, Xôi ngũ sắc, chuột đồng, thịt trâu gác bếp, lẩu gà đen,…Ẩm thực Hà Giang được du khách rất yêu thích, đặc biệt là các món ăn truyền thống của các dân tộc cao nguyên được du khách lựa chọn. Được Ủy ban Kỷ lục Việt Nam xác lập (2020-2021), Hà Giang có hai món ăn là cháo hủ tiếu và men lá, một trong 100 đặc sản của Việt Nam và hai sản phẩm quà tặng gồm: mật ong bạc tỷ, chè San Tuyết…

Tiểu kết chương 2

Ta thấy rằng Hà Giang có nguồn tài nguyên du lịch văn hóa hết sức đa dạng phong phú, thu hút du khách đến với nơi đây. Nguồn tài nguyên du lịch văn hóa đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế du lịch địa phương. Các hoạt động khai thác tài nguyên nhân văn tại địa phương cùng các dịch vụ phục vụ du khách cũng như công tác quản lý lễ hội truyền thống,văn hóa các dân tộc, phong tục tập quán của các dân tộc đều được quan tâm nhằm phát huy tốt giá trị di sản. Nơi đây hàng năm đón tiếp được lượng khách du lịch lớn, nhu cầu tìm hiểu khám phá văn hóa của khách du lịch ngày càng cao. Cùng với đó việc đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng được chú trọng đầu tư đặt nền móng cho việc

phát triển nền kinh tế của tỉnh trong đó có du lịch.

Tuy nhiên, ngoài những thành tựu tích cực, vẫn còn tồn đọng nhiều bất cập từ môi trường, an ninh du lịch, cơ sở vật chất và khai thác tài nguyên tại Hà Giang. Các hoạt động du lịch phải luôn luôn song song với công việc bảo tồn các công trình, tối đa hóa các giá trị văn hóa mà không mất nguyên bản. Đồng thời, cũng phải có một chiến lược khuyến mãi hiệu quả cho thị trường du lịch mục tiêu. Do đó, du lịch văn hóa đến Hà Giang để tạo ra vị trí của mình, duy trì hình ảnh của mình cho du khách, góp phần thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng khai thác văn hóa trong phát triển du lịch tỉnh Hà Giang nhằm tìm kiếm và đưa ra các giải pháp khắc phục để đẩy mạnh phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch văn hóa tại tỉnh Hà Giang. Các giải pháp hiệu quả và kiến nghị về các hoạt động bảo tồn, thúc đẩy phát huy các giá trị văn hóa - phong tục và khai thác các giá trị văn hóa phục vụ du lịch tại Hà Giang sẽ được trình bày rõ trong phần nội dung giải pháp và khuyến nghị chương 3.

Chương 3

MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA TẠI TỈNH HÀ GIANG

3.1.Cơ sở đề xuất giải pháp chiến lược phát triển du lịch

Nhìn chung, hiện nay xu hướng của khách du lịch hướng tới các hoạt động có giá trị trải nghiệm mới được hình thành trên cơ sở các giá trị văn hóa truyền thống, giá trị tự nhiên, giá trị sáng tạo và công nghệ cao. Bên cạnh đó, sự cạnh tranh giữa các điểm du lịch ngày càng gay gắt với nhiều yếu tố mới buộc các điểm đến phải có có nguồn năng lực mới, sáng tạo hơn, năng động hơn, an toàn hơn, hấp dẫn hơn, với những giá trị trải nghiệm đa dạng, độc đáo, khác biệt, chân thực, gần gũi với thiên nhiên. và văn hóa địa phương, nhân văn hơn, trong sạch hơn. Đẩy mạnh việc xây dựng các tổ hợp cơ sở thương mại, dịch vụ tại các trung tâm du lịch, các khu dịch vụ bán hàng lưu niệm đạt tiêu chuẩn trong các phân khu, điểm du lịch. Phát triển các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống theo mô hình nhà hàng, chợ văn hóa, du lịch phát triển tại trung tâm đón tiếp.

Trên cơ sở Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, tỉnh Hà Giang đã xác định hướng đầu tư phát triển các sản phẩm đặc thù có thế mạnh trên cơ sở khai thác hợp lý tài nguyên du lịch địa chất, du lịch văn hóa. , Du lịch sinh thái, Du lịch nghỉ dưỡng và chăm sóc sức khỏe, Du lịch cộng đồng gắn với làng quê, du lịch vui chơi giải trí cuối tuần;... Tuy nhiên, theo đánh giá sơ bộ, phần lớn tài nguyên du lịch của Hà Giang vẫn ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác. Ngoài ra, cần có quy hoạch cụ thể để phát triển các sản phẩm hàng hóa như: Nghề thủ công truyền thống gắn với làng dân tộc, đặc sản và ẩm thực thiên nhiên, dược liệu... để góp phần thu hút du khách và tăng khả năng tiêu dùng của khách..

Những xu hướng nêu trên vừa có lợi cho Hà Giang - nơi có đầy đủ các yếu tố để đáp ứng xu hướng mới của khách du lịch nhưng cũng tạo nên những

thách thức nhất định, yêu cầu Hà Giang phải có được những sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Khai thác giá trị văn hóa trong phát triển du lịch tại tỉnh hà giang (Trang 55 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)