Hà Giang
Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 25 làng du lịch văn hóa cộng đồng, trong đó có 15 làng đã đi vào hoạt động thu hút du khách trong và ngoài nước đến tham quan, lưu trú. Một số địa phương đã có sản phẩm lưu niệm làng nghề truyền thống cung cấp ra thị trường như sản phẩm của Hợp tá xã Dệt Lanh Hợp Tiến, xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ; Mây tre đan từ các huyện Vị Xuyên, Bắc Quang; Rượu ngô Thanh Vân, Quản Bạ; rượu nàng Đôn, Hoang Su Phì; Trang phục của các dân tộc Lô Lô, Pa Then, Dao được nhiều du khách nước ngoài yêu thích. Điển hình là Làng Văn hóa Du lịch cộng đồng Thôn Tha, xã Phương Độ, thành phố Hà Giang, đã thu hút hơn 1.500 lượt khách du lịch mỗi năm. Tuy thu nhập ban đầu từ dịch vụ du lịch còn thấp nhưng đây cũng là nguồn động viên người dân tích cực tham gia phát triển du lịch cộng đồng. Thực trạng tổ chức tuyến, điểm du lịch ở Hà Giang
Từ đặc điểm tài nguyên du lịch, Hà Giang đã hình thành và phát triển các tuyến, điểm du lịch theo 3 cụm du lịch:
- Cụm du lịch trung tâm: Tuyến du lịch này kéo dài từ thị trấn Vị Xuyên (huyện Vị Xuyên) qua thành phố Hà Giang đến cửa khẩu Thanh Thủy . Là khu vực tập trung các điểm du lịch với mật độ dày đặc:
+ Di sản Văn hóa: chùa Sùng Khánh, chùa Bình Lâm. Khu di tích lịch sử cách mạng Kỳ Đài (nơi Bác Hồ nói chuyện với nhân dân Hà Giang).
+ Khu du lịch sinh thái và giải trí: Núi Cấm Suối Tiên, Động Phương Thiện, Khu du lịch Làng Ma, Khu du lịch Hồ Noong, Khu du lịch suối Quảng Ngại, suối Khuổi Luông. Các khu du lịch sinh thái gắn với thủy điện như thủy điện Nậm Ma, 302, 30 , Việt Lâm.
+ Di chỉ khảo cổ: Đồi Thông, Lò Gạch, Động Tùng Bá.
+ Khu du lịch văn hóa các dân tộc: Được quy hoạch phát triển thành khu du lịch văn hóa các dân tộc Hà Giang (gồm 22 dân tộc Mông, Tày, Dao, Kinh, Nùng, Giáy ...).
- Cụm du lịch nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và leo núi Đồng Văn Mèo Vạc Từ thị trấn Phó Bảng đến thị trấn Đồng Văn, thị trấn Mèo Vạc và kết thúc tại chợ tình Khâu Vai. Đây là vùng cao nguyên đá rất đặc biệt ở độ cao 1500-2000m với các di tích tiêu biểu đã được nhà nước xếp hạng, các điểm du lịch vô cùng hấp dẫn và độc đáo: Cột cờ Lũng Cú, Vua Mèo Vương Chính Đức (Xếp Hạng Nhà Nước), Danh thắng Mã Phì Lèng, Chợ tình Khâu Vai, Cổng trời Sà Phìn, Di tích khảo cổ hang động Phó Bảng, Khu du lịch sinh thái gắn với thủy điện Séo Hồ.
- Cụm du lịch khảo cổ học Bắc Mê: Đây là một quần thể di tích khảo cổ học vô cùng độc đáo và có giá trị của huyện Bắc Mê. Địa hình phong phú, cảnh quan đẹp với nhiều hang động, sông suối là cơ sở để phát triển một loại hình du lịch mới ở Việt Nam: du lịch khảo cổ học. Các hang động đã tìm thấy di chỉ khảo cổ học (hang Nà Bép, hang Tham Dun, hang Tham Ninh, hang Nà Xá, hang Khuổi Nàng ... Sản phẩm du lịch ở đây khá đa dạng và hấp dẫn như: Về cơ bản (thăm hang, thăm di tích, hiện vật); sống trong quá khứ (du khách có thể sống và làm việc trong thời tiền sử, sử dụng các phiên bản khảo cổ học để làm việc); thực tế ảo (xem các bộ phim hấp dẫn về khảo cổ học, chụp ảnh với trang phục thời tiền sử, ăn các món ăn thời tiền sử, các cuộc thi vui nhộn với ảnh hưởng từ quá khứ ); cuộc sống thanh bình (ngủ một đêm ở bản người) Tày nơi có kho tàng văn hóa dân gian phong phú ... cũng như vô số món ăn độc đáo của người Tày). Ngoài ra, du khách còn được tham quan khu di tích lịch sử Căng Bắc Mê (nhà tù giam giữ các nhà cách mạng của thực dân Pháp trước năm 1945).
- Các tuyến điểm, cụm du lịch khác:
+ Cụm du lịch Việt Quang gồm: Thác Thuý, hồ Quang Minh, di tích lịch sử Trọng con, cầu Thác Vệ, Tân Trịnh. Sản phẩm du lịch chính là du lịch sinh thái, ngoài ra Bắc Quang là huyện nổi tiếng với sản vật phong phú như cam Bắc Quang, chè San Tuyết. - Cụm Tam Sơn - Quản Bạ: Với danh thắng Cổng trời hùng vĩ, hang Tùng Vài, thị trấn Tam Sơn và núi đôi Quản Bạ.
2.4.Đánh giá thực trạng khai thác giá trị văn hóa trong du lịch tại tỉnh Hà Giang
2.4.1.Thị trường khách du lịch Hà Giang
Bảng 1.2. Số lượng khách du lịch tại Hà Giang giai đoạn 2015-2020
Năm 2015 2016 2017 2018 2019 2020 Doanh thu (Tỷ đồng) 708 795 800 938 1.400 1.500 Lượng khách (lượt) 762.600 853.700 1.023.964 1.136.000 1.400.000 1.500.000
Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Hà Giang, Báo Hà Giang
Hình 1.1. Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch quốc tế và nội địa của Hà Giang, giai đoạn 2011 – 2020.
Giai đoạn 2015 đến nay Hà Giang đón được lượng khách du lịch lớn và tăng dần theo từng năm. Năm 2015, tổng lượng khách vượt 762.600 lượt, năm 2017 tổng lượt khách vượt 1.023.964 lượt, tăng 1,3 lần so với năm 2015. Trong đó, năm 2015 lượng khách trong nước tăng nhanh hơn so với năm 2015. khách. Năm 2015 có trên 616.833 lượt khách nội địa, năm 2017 tăng lên 853.964 lượt khách, tăng gần 1,4 lần so với năm 2015. Khách quốc tế năm 2015 đạt 145.789 lượt, năm 2017 đạt hơn 170.000 lượt. Hạ tầng giao thông, cơ sở vật chất phục vụ du lịch được cải thiện nhằm thu hút khách du lịch và đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách. Năm 2018, lượng khách du lịch đến Hà Giang đạt 1,3 triệu lượt 1,4 triệu người vào năm 2019 và 1,4 triệu người vào năm 2020, doanh thu du lịch năm 2020 đạt trên 2 nghìn tỷ đồng.