Vấn đề suy thoái tài nguyên nước ở các lưu vực sông hiện nay diễn ra ngày càng nghiêm trọng. Theo thống kê, nước ta có nguồn nước mặt từ các sông hồ rất lớn, khoảng 835 tỷ mP3P, trong đó có 313 tỷ mP3Psản sinh trên lãnh thổ Việt Nam còn lại 522 tỷ mP3Ptừ lãnh thổ các nước ngoài chảy vào nước ta. Tuy nhiên, tài nguyên nước trên các lưu vực sông nước ta đang suy giảm nghiêm trọng về số lượng và chất lượng. Việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước chưa hợp lý, thiếu bền vững đã và đang gây suy giảm tài nguyên nước, trong khi hiệu quả sử dụng nước còn thấp, tình trạng lãng phí trong sử dụng nước còn phổ biến trên phạm vi cả nước. Cùng với đó là vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu đang nóng lên đã và sẽ tác động nhiều đến tài nguyên nước.
Các đề tài nghiên cứu về dòng chảy kiệt đã được triển khai trong những năm gần đây đây, ở Việt Nam chủ yếu tập trung vào vấn đề nghiên cứu các nguyên nhân gây ra biến đổi dòng chảy kiệt, giải pháp sử dụng hiệu quả tài nguyên nước trên các lưu vực sông. Cùng với đó, những nghiên cứu liên quan đến việc đánh giá tác động
của việc hạ thấp mực nước hạ du dưới tác động của các yếu tố, được Chính phủ đặc biệt quan tâm và đầu tư rất nhiều kinh phí cho công tác nghiên cứu. Các chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu về vấn đề này có thể kể đến như:
- Trên lưu vực sông Mã, đã có một số những nghiên cứu về lĩnh vực tài nguyên nước như “Tổng quan quy hoạch thủy lợi sông Mã do Viện quy hoạch thủy lợi lập năm 1998-1999”. Tổng quan này đã đưa ra được một số giải pháp nhằm bổ sung nguồn nước cho lưu vực như đề xuất xây dựng hồ cửa Đạt, hồ Trung Sơn và một số công trình lợi dụng tổng hợp khác phần thượng nguồn như hồ Pama…vv. Đồng thời cũng xem xét đến các công trình ngăn dòng phía thượng nguồn trên đất Lào.
- “Tổng quan quy hoạch thủy lợi khai thác bậc thang sông Mã phục vụ phát triển kinh tế xã hội hạ du” Viện Quy hoạch Thủy lợi lập Năm 2002. Quy hoạch này đề xuất xây dựng nhiều công trình vừa và nhỏ để lấy nước, tích nước phục vụ tại chỗ các nhu cầu về tưới, tiêu, phòng chống lũ và công trình lợi dụng tổng hợp.
- Gần đây nhất, lưu vực sông Mã cũng đã được xem xét trong “Quy hoạch Tổng thể Thủy lợi vùng Bắc Trung Bộ trong điều kiện BĐKH và nước biển dâng” do Viện quy hoạch Thủy lợi thực hiện năm 2009-2011. Trong quy hoạch này đã đề cập và xem xét đến những vấn đề về thay đổi các yếu tố lượng mưa, dòng chảy do BĐKH mang lại, những yếu tố tác động để từ đó đưa ra một số các kịch bản thích ứng như xây dựng công trình điều tiết nước, các hồ chứa tích nước, các phương án cân bằng nước, bổ sung và cấp nước cũng như đẩy mặn và phòng chống lũ. Do đây là nghiên cứu trên phạm vi rộng (6 tỉnh Bắc Trung Bộ) nên các vấn đề đưa ra mang tính tổng thể.
- Đề tài: “Nghiên cứu về thực trạng suy giảm nguồn nước ở hạ lưu các lưu vực sông và vấn đề cấp bách cần ưu tiên giải quyết”. PGS. Tiến Sỹ Lê Bắc Huỳnh- Phó tổng thư ký hội bảo vệ TN&MTVN năm 2011. Nghiên cứu đã chỉ ra được một số các nguyên nhân cơ bản dẫn đến quá trình suy giảm nguồn nước các lưu vực sông đặc biệt là Sông Hồng, đồng thời cũng đề xuất một số các giải pháp giảm thiểu và hạn chế hiện tượng này.
- Đề tài “Nghiên cứu mô hình quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường lưu vực sông Đà”. Đề tài cấp Nhà nước KC 08.04 năm 2002-2004. PGS.TS. Nguyễn Quang Trung chủ nhiệm. Đề tài đã đề xuất phương pháp luận và đề xuất xây dựng mô hình quản lý tổng hợp TN&MT lưu vực sông Đà. Ứng dụng mô hình MIKE BASIN tính toán cân bằng nước từ đó đưa ra giải pháp sử dụng tài nguyên nước đặc biệt là về mùa khô cho các ngành kinh tế.
- Đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của các công trình trên dòng chính và giải pháp quản lý sử dụng hiệu quả tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương”. Đề tài cấp Nhà nước KC 08.25/06-10 năm 2008-2010. PGS.TS. Nguyễn Quang Trung chủ nhiệm. Đề tài đã nghiên cứu đánh giá tác động của cả công trình đến diễn biến
dòng chảy lũ, kiệt và xâm nhập mặn trên sông Hương. Từ đó đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên nước một cách có hiệu quả phục vụ các ngành kinh tế.
- Đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp tổng hợp quản lý phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông”. Do PGS TS. Nguyễn Thế Quảng chủ nhiệm, thực hiện 2008-2010. Đề tài đã đề xuất được các giải pháp tổng hợp để duy trì, điều tiết, cân bằng nước giữa các mùa trong năm. Áp dụng xây dựng được mô hình quản lý cho một lưu vực sông cụ thể.
- Đề tài: “Đánh giá tác động của hệ thống hồ chứa trên sông Đà, sông Lô đến dòng chảy mùa cạn hạ lưu sông Hồng và đề xuất giải pháp đảm bảo nguồn nước cho hạ du”. Đề tài cấp Bộ tài nguyên Môi trường, chủ nhiệm TS. Nguyễn Lan Châu, năm 2009.
- Đề tài: “Nghiên cứu giải pháp công trình điều tiết mực nước trên hệ thống sông Hồng mùa kiệt phục vụ chống hạn, phát triển kinh tế vùng đồng bằng Bắc Bộ”.
Mục đích điều tiết mực nước cho các hệ thống thủy nông về mùa cạn và đáp ứng được thoát lũ trong mùa mưa. PGS.TS. Trần Đình Hoà và nhóm nghiên cứu - Viện thủy công năm 2011.
- Nghiên cứu “Đánh giá ảnh hưởng của cấu trúc thảm thực vật đến lũ lụt, hạn hán lưu vực sông Chu, đề xuất giải pháp giảm thiểu” do Viện Địa lý thuộc viện khoa học và công nghệ Việt Nam thực hiện 2008-2009. Nghiên cứu đã tạo được bộ cơ sở dữ liệu tham khảo đầu tiên về nghiên cứu một cách bán định lượng vai trò của thảm thực vật trong điều tiết nước của một lưu vực sông, góp phần hạn chế tác hại của thiên tai bão lũ và hạn hán trên quan điểm địa lý tổng hợp.
Trong lĩnh vực này và một số lĩnh vực liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài, các giáo sư, tiến sỹ cũng như nhiều nhà nghiên cứu từ trường Đại học Thủy lợi đã thực hiện nhiều đề tài nghiên cứu như:
- Đề tài “Nghiên cứu giải pháp khai thác sử dụng hợp lý nguồn nước tương thích các kịch bản phát triển công trình ở thượng lưu để phòng chống hạn và xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)”.Đề tài cấp Nhà nước mã số KC08.11/06-10 do GS.TS Nguyễn Quang Kim chủ nhiệm thực hiện 2007-2010. Đề tài đã đánh giá tác động của các yếu tố ở thượng lưu đến dòng chảy hiện tại và tương lai, đề xuất chiến lược phòng chống hạn hán và xâm nhập mặn ĐBSCL ứng với các kịch bản khai thác thượng lưu, đánh giá tác động của hệ thống công trình cống đập quy mô lớn ngăn cửa sông Mê Công, đề xuất các giải pháp quản lý vận hành hệ thống công trình kiểm soát dòng chảy hợp lý, hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế xã hội ở ĐBSCL.
- Đề tài: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và phương pháp tính toán ngưỡng khai thác và dòng chảy môi trường, ứng dụng cho 2 lưu vực sộng Trà Khúc và sông Ba”. do PGS. TS. Nguyễn Văn Thắng chủ nhiệm thực hiện 2004-2005. Đề tài đã nghiên cứu bài toán vận hành hồ chứa sử dụng nước tổng hợp để đáp ứng yêu cầu dòng chảy
môi trường ở hạ du, kết quả đánh giá về sử dụng nước và ngưỡng khai thác sử dụng nguồn nước của 2 lưu vực sông trên.
Đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất các cơ sở khoa học cho sử dụng nguồn nước tiết kiệm, có hiệu quả và bền vững trên hệ thống sông Hồng khi gặp các năm hạn hán”. Tiến sỹ Hoàng Thái Đại chủ nhiệm, thực hiện năm 2006.
- Cũng theo hướng này một số nhà nghiên cứu từ Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Môi trường; khoa Khí tượng Thủy văn và Hải Dương học thuộc Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tập trung nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của Biến đổi khí hậu đến biến đổi Tài nguyên nước lưu vực sông Nhuệ- Đáy” dựa trên những dự báo cũng như những kịch bản khác nhau (kịch bản phát thải cao A2 và trung bình A1B) mà Bộ Tài nguyên và Môi trường công bố đề tài đã sử dụng mô hình NAM, MIKE để mô phỏng cũng như dự báo các kết quả đến 2020 và 2050.
Nghiên cứu này cũng đã được công bố trên tạp trí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội.
Từ các nghiên cứu, phân tích nêu trên có thể thấy các nghiên cứu về suy giảm dòng chảy kiệt tuy đã được đề cập nhưng chưa nhiều, hầu hết các nghiên cứu dừng lại ở việc tính toán định tính các nguyên nhân, thiếu sự tính toán định lượng để có cơ sở nhận định chính xác, thuyết phục, từ đó mới có thể đưa ra các giải pháp đề xuất giảm thiểu hợp lý và cần thiết trong khai thác sử dụng hiệu quả nguồn nước.
Có thể nói dòng chảy mùa kiệt bị suy giảm, những tác động của nó đến môi trường, đến tình hình sử dụng nước phục vụ phát triển kinh tế- xã hội cũng đã được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến và cũng đã tập trung phân tích, luận giải và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế, khắc phục. Tuy nhiên do mỗi lưu vực sông có những đặc thù và đặc trưng riêng cả về tự nhiên lẫn các yếu tố xã hội đã hình thành nên những yếu tố riêng, mỗi nghiên cứu trên các lưu vực sông riêng đã phần nào chỉ ra được những khó khăn, những tồn tại cũng như nghiên cứu đưa ra được những giải pháp hữu hiệu có tính khả thi cao và nhiều nghiên cứu đã và đang được ứng dụng trong thực tiễn mang lại nhiều lợi ích về kinh tế- xã hội và môi trường cho lưu vực, đặc biệt là vùng hạ du.
Kết quả đạt được từ những đề tài, dự án được nghiên cứu từ trước đến nay sẽ là tài liệu hữu ích trong việc thực hiện đề tài: “Nghiên cứu giải pháp điều tiết nguồn nước trên dòng chính sông Bưởi trong mùa kiệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu”
1.3. NHỮNG KHể KHĂN VÀ TỒN TẠI TRONG KHAI THÁC DềNG CHÍNH SÔNG BƯỞI
5T - Về quản lý lưu vực: Lưu vực sông Bưởi nằm trên địa bàn 2 tỉnh và công tác quản lý tài nguyên nước được thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính mỗi tỉnh.
Điều này sẽ dễ dẫn đến sự xung đột nếu như thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa hai tỉnh và sự giám sát chặt chẽ từ Trung ương ở cấp độ lưu vực về bảo vệ, duy trì nguồn sinh thuỷ và kế hoạch sử dụng nước.
5T- Công tác nghiên cứu, quy hoạch phát triển thủy lợi: Từ năm 1979 cho đến nay mới có 3 dự án cho riêng lưu vực sông Bưởi về quy hoạch thuỷ lợi phục vụ đa ngành, đa lĩnh vực. Do các nghiên cứu trên địa bàn còn ít, có giai đoạn cách xa nhau đến 25 năm nên công tác phát triển công trình thủy lợi trên lưu vực sông Bưởi gặp nhiều khó khăn do thiếu định hướng.
- Về khai thác và sử dụng nguồn nước trên dòng chính sông Bưởi:
+ Do yêu cầu khai thác nguồn nước trên lưu vực ngày một lớn, dòng chính sông Bưởi đoạn từ Thạch Tượng đến Thành Trực hàng năm trong mùa kiệt luôn xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, hàng loạt các trạm bơm phải nối dài ống hút, hạ thấp bể hút hay đắp các đập tạm cho trạm bơm hoạt động nhưng vẫn không bơm được theo công suất thiết kế.
+ Vùng phụ cận sông Bưởi gồm 6 xã Đa Phúc, Bảo Hiệu, Phú Lai, Yên Trị, Yên Lạc và thị trấn Hàng Trạm của huyện Yên Thuỷ hàng năm có tới 2.706 ha (trong tổng số 3.525 ha) sản xuất nông nghiệp bị hạn hán. Các nghiên cứu trước đây chưa đưa ra được phương án về nguồn nước cho vùng này. Trong nghiên cứu này cần đề xuất giải pháp điều tiết và xem xét khả năng lấy nước từ dòng chính sông Bưởi để cấp cho vùng này.
CHƯƠNG II
PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SUY GIẢM NGUỒN NƯỚC