Về quản lý lưu vực

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp điều tiết nguồn nước trên dòng chính sông bưởi trong mùa kiệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 29 - 37)

PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SUY GIẢM NGUỒN NƯỚC TRấN DềNG CHÍNH SễNG BƯỞI

2.2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TỚI ĐIỀU KIỆN KHÍ TƯỢNG THUỶ VĂN TRÊN LƯU VỰC

2.3.3. Về quản lý lưu vực

Sông Bưởi là phụ lưu cấp I của sông Mã. Từ trước tới nay hệ thống sông Mã chưa có một tổ chức quản lý lưu vực sông riêng như những hệ thống sông Hồng, sông Đồng Nai,...v.v.

Quản lý tài nguyên nước gồm khai thác và bảo vệ như đã quy định trong Luật tài nguyên nước được thực hiện trong phạm vi lưu vực sông. Tuy vậy, lưu vực sông Bưởi có diện tích nằm trên hai tỉnh. Hiện nay, quản lý tài nguyên nước được thực hiện trong phạm vi địa giới hành chính mỗi tỉnh. Mỗi tỉnh có một quy hoạch thuỷ lợi riêng được lập theo các giai đoạn kế hoạch 5 năm, 10 năm,…v.v. Do vậy kế hoạch phát triển của lưu vực sông Bưởi chỉ là một phần giữa các lưu vực sông khác trong một tỉnh và phục vụ mục đích phát triển kinh tế của mỗi tỉnh. Điều này sẽ dẫn đến việc khai thác nguồn nước trong lưu vực sông Bưởi có những khác nhau thậm chí có thể dẫn đến xung đột nếu như thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa hai tỉnh về bảo vệ, duy trì nguồn sinh thuỷ và kế hoạch sử dụng, cân đối hợp lý giữa lượng có và cần về nguồn nước theo thời gian.

Dưới góc độ quản lý và khai thác nguồn nước, nhiệm vụ của từng cơ quan tham gia được quy định rừ, cụ thể dưới đõy là trỏch nhiệm và chức năng cung cấp dịch vụ của các cơ quan trong tỉnh:

Bảng 2.7: Trách nhiệm quản lý tài nguyên nước và chức năng cung cấp dịch vụ

Trách nhiệm Cơ quan quản lý

Quản lý nhà nước về tài nguyên nước Sở Tài nguyên &MT Tưới

Sở Nông nghiệp &PTNT Tiêu

Phòng chống lũ Cấp nước nông thôn Quản lý rừng đầu nguồn

Kế hoạch sử dụng đất tổng thể Sở Tài nguyên &MT

Trách nhiệm Cơ quan quản lý

Cấp thoát nước đô thị Sở Xây dựng

Chất lượng nước Sở Tài nguyên &MT và cơ quan khác

Quản lý vận hành các hồ chứa nhỏ và CT thuỷ lợi Sở Nông nghiệp &PTNT

Thu ngân sách, lập kế hoạch, phân bổ vốn đầu tư Sở Tài chính, Sở Kế hoạch &ĐT

Giao thông thuỷ Sở Giao thông vận tải

Quy định và tiêu chuẩn nước sinh hoạt Sở Y tế 2.3.4. Nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực

Cùng với xu hướng chung về phát triển kinh tế trong khu vực, nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực sông Bưởi cũng ngày càng gia tăng do quy mô các ngành sử dụng nước ngày càng phát triển.

Để đánh giá nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực sông Bưởi, phân lưu vực sông Bưởi thành 4 vùng như sau:

1. UVùng IU: Thượng nguồn sông Bưởi: Vùng này gồm toàn bộ đất đai của tỉnh Hoà Bình thuộc lưu vực sông Bưởi.

2. UVùng IIU: Phụ cận sông Bưởi: Gồm 6 xã của huyện Yên Thuỷ.

3. UVùng IIIU: Trung lưu sông Bưởi: Bao gồm 25 xã của huyện Thạch Thành.

4. UVùng IVU: Vùng hạ sông Bưởi: Gồm 11 xã của huyện Vĩnh Lộc.

Quy mô các ngành sử dụng nước trên lưu vực sông Bưởi qua các giai đoạn như sau:

a. Về dân số

Tỷ lệ tăng dân số toàn vùng xấp xỉ khoảng 1% năm.

Bảng 2.8: Dân số trên lưu vực sông Bưởi qua các giai đoạn

TT Vùng Dân số (người)

Năm 2005 Năm 2010 Dự kiến 2020

1 Thượng nguồn s. Bưởi 189.630 202.355 228.268

2 Phụ cận sông Bưởi 31.108 33.174 37.553

3 Trung lưu sông Bưởi 117.196 122.958 134.908

4 Hạ du sông Bưởi 49.365 51.269 55.301

Tổng 387.298 409.756 456.030

Nguồn: Niên giám thống kê và định hướng PTKTXH các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc.

b. Nông nghiệp b1. Chăn nuôi

Bảng 2.9: Chăn nuôi trên lưu vực sông Bưởi qua các các giai đoạn

Đơn vị: con

Vùng Hiện trạng 2005 Hiện trạng 2010 Dự báo 2020

Trâu Lợn Gia cầm Trâu Lợn Gia cầm Trâu Bò Lợn Gia cầm Vùng I 22.202 12.516 98.578 354.650 29.984 15.264 101.588 374.368 4.498 18.974 126.285 465.380 Vùng II 3.711 3.638 19.272 160.958 4.088 3.823 24.639 167.949 8.180 5.138 33.113 225.709 Vùng III 13.042 5.278 20.556 980.157 15.570 6.402 26.900 1.307.210 3.114 7.727 32.471 1.577.928 Vùng IV 5.003 3.560 12.296 350.231 5.127 4.534 14.989 423.463 1.025 5.377 17.776 502.203 Tổng 43.958 24.992 150.702 1.845.996 54.768 30.022 168.116 2.272.991 9.454 37.217 209.644 2.771.221

Nguồn: Niên giám thống kê và định hướng PTKTXH các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc.

b2. Trồng trọt

Bảng 2.10: Diện tích các loại cây trồng trong vùng năm 2005 Vùng Đất trồng

CHN

Vụ Đông Xuân Vụ Thu Mùa

Vụ Đông Mía Lúa Màu Lúa HT Lúa Mùa Màu

Vùng I 14.896 4.493 5.113 170 6.525 3.535 1.570 1.203

Vùng II 3.327 30 1.729 1.066 0 904 299 730

Vùng III 11.056 3.808 599 96 4.574 2.284 1.889 3.865 Vùng IV 4.040 3.137 162 1.018 1.778 473 1.882 535

Tổng 33.319 11.468 7.603 2.350 12.877 7.196 5.640 6.333 Nguồn: Niên giám thống kê các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc năm 2005.

Bảng 2.11: Diện tích các loại cây trồng trong vùng năm 2010

Đơn vị: ha Vùng

Đất trồng CHN

Vụ Đông Xuân Vụ Thu Mùa

Vụ Đông Mía Lúa Màu Lúa HT Lúa Mùa Màu

Vùng I 15.834 4.808 5.965 320 6.875 3.830 1.820 1.353

Vùng II 3.525 34 1.889 1.185 0 960 333 822

Vùng III 12.246 4.033 653 120 4.805 2.501 2.001 4.200 Vùng IV 4.144 3.349,00 177 1.033 2.012 498 2.239 550 Tổng 35.750 12.225 8.684 2.659 14.092 7.389 6.395 6.926

Nguồn: Niên giám thống kê các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc năm 2010.

Bảng 2.12: Diện tích gieo trồng các vùng dự kiến đến năm 2020

Đơn vị: ha

Vùng Đất trồng CHN

Vụ Đông Xuân Vụ Thu Mùa Vụ Đông Mía Lúa Màu Lúa HT Lúa Mùa Màu

Vùng I 15.328 6.562 5.591 2.409 6.143 4.725 1.803 1.410

Vùng II 3.458 950 1.484 1.284 0,0 1.088 441 968

Vùng III 11.962 3.825 638 1.557 3.835 2.085 1.957 3.983

Vùng IV 3.952 3.018 153 2.089 816 512 2.058 450

Tổng 34.700 14.356 7.867 7.449 10.794 8.199 6.260 6.810

Nguồn: Định hướng phát triển kinh tế xã hội các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc.

b3. Thủy sản

Diện tích nuôi trồng thủy sản trên lưu vực sông Bưởi không có nhiều biến động.

Bảng 2.13: Diện tích nuôi trồng thủy sản trên lưu vực sông Bưởi qua các giai đoạn TT Tên vùng Năm 2005 (ha) Năm 2010 (ha) Dự kiến năm 2020 (ha)

5T1 Thượng nguồn s. Bưởi 594 660 659

5T2 Phụ cận sông Bưởi 9 10 4

5T3 Trung lưu sông Bưởi 282 298 267

5T4 Hạ du sông Bưởi 132 135 124

Tổng 1.017 1.105 1.056

Nguồn: Niên giám thống kê và định hướng PTKTXH các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc.

c. Công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp

Bảng 2.14: Quy mô các KCN trên địa bàn qua các giai đoạn và dự kiến đến 2020

TT Đơn vị

Quy mô (ha)

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020

I Vùng 1: Thượng nguồn sông Bưởi 0 0 352

1 Cụm công nghiệp Phong Mỹ - - 100

2 Cụm công nghiệp Thanh Hối - Đông Lai - - 28,9

3 Điểm CN Thung Yên - - 2

4 Điểm CN Đồng Muông - - 5

5 Cụm CN Đầm Đuống - - 200

6 Cụm CN U Khoang - - 16,1

II Vùng 2: Phụ cận sông Bưởi 0 38,9 430

1 Khu CN Lạc Thịnh - 38,9 200

2 Cụm CN Bảo Hiệu - - 100

3 Cụm CN Yên Lạc - - 50

4 Cụm CN Ngọc Lương - - 75

5 Cụm SX tiểu thủ CN - - 5

III Vùng III: Trung sông Bưởi 34,9 34,9 234,9

1 Nhà máy đường Việt - Đài 34,9 34,9 34,9

2 Khu CN Thạch Quảng - - 200

IV Vùng IV: Hạ sông Bưởi 0 0 85

1 Cụm CN Vĩnh Minh - - 30

2 Cụm CN vừa và nhỏ Vĩnh Hòa - - 35

TT Đơn vị

Quy mô (ha)

Năm 2005 Năm 2010 Năm 2020

3 Cụm CN Vĩnh Quang - - 20

Tổng 34,9 73,8 1101,9

Nguồn: Niên giám thống kê và định hướng PTKTXH các huyện Lạc Sơn, Tân Lạc, Yên Thủy, Thạch Thành, Vĩnh Lộc.

d. Tổng nhu cầu nước các vùng trên lưu vực sông Bưởi

• Chỉ tiêu cấp nước:

- Cấp nước công nghiệp: Theo quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam. Chỉ tiêu cấp nước cho nhu cầu sản xuất các khu công nghiệp với mức cấp 50- 100mP3P/ha/ngày. Tần suất cấp nước cho công nghiệp P=90%.

- Chỉ tiêu cấp nước cho sinh hoạt đô thị nông thôn: Theo quyết định số 1590/QĐ-TTg ngày 09 tháng 10 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển thủy lợi Việt Nam. Tần suất cấp nước cho sinh hoạt P=90%.

Bảng 2.15: Chỉ tiêu cấp nước cho nông thôn, thành thị Năm

Chỉ tiêu Đơn vị Năm 2010 Năm 2020

Cấp nước đô thị loại IV l/người/ngày 80 120

Cấp nước đô thị loại V l/người/ngày 60 80

Cấp nước nông thôn l/người/ngày 60 80

- Chỉ tiêu cấp nước cho gia súc: Chỉ tiêu dùng nước của gia súc, vật nuôi lấy theo tiêu chuẩn TCVN 4454/1987 như sau:

Bảng 2.16: Chỉ tiêu cấp nước cho chăn nuôi

TT Vật nuôi Đơn vị Tiêu chuẩn cấp nước

1 Trâu l/ngàyđêm 60 - 80

2 Bò l/ngàyđêm 60 - 80

3 GS có sừng khác l/ngàyđêm 50 - 70

4 Lợn l/ngàyđêm 20 - 35

5 Gia cầm l/ngàyđêm 2

- Chỉ tiêu cấp nước cho trồng trọt: Trên cơ sở tài liệu mưa tưới P=85% tại các trạm mưa và tài liệu khí tượng trong vùng để xác định nhu cầu nước cho từng loại cây trồng.

Bảng 2.17: Mức tưới của các loại cây trồng chính vùng nghiên cứu - P=85%

Đơn vị: 1000 mP3P/ha

Tháng

Vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Hòa Bình (Vùng I, II)

Lúa ĐX 1,17 1,06 1,44 1,26 0,21 0,00 1,36 6,49

Lúa mùa 1,21 1,16 0,52 0,60 0,20 3,69

Màu ĐX 0,15 0,47 0,56 1,18

Màu mùa 0,00 0,00 0,55 0,00 0,55

Màu Đông 0,00 0,00 0,06 0,64 0,44 1,14

Mía 0,09 0,52 0,02 0,47 0,83 1,49 0,72 4,14

Thanh Hóa (Vùng III, IV)

Lúa ĐX 1,54 1,22 1,23 1,59 0,76 0,00 0,94 7,27

Lúa mùa 1,19 1,87 1,16 0,49 0,70 0,10 5,50

Lúa HThu 1,14 1,76 1,41 0,96 0,42 0,00 0,00 5,69

Màu ĐX 0,00 0,25 0,95 0,68 0,39 2,27

Màu mùa 0,08 0,40 0,00 0,34 0,09 0,91

Màu Đông 0,34 0,00 0,00 0,25 0,61 0,59 1,79

Mía 0,03 0,63 0,20 0,44 1,41 0,80 0,50 4,00

- Chỉ tiêu cấp nước cho thuỷ sản:Vùng lưu vực sông Bưởi nuôi trồng thuỷ sản chủ yếu là nước ngọt. Theo chỉ tiêu cấp nước cho thuỷ sản lấy 10.000 - 12.000 mP3P/ha/năm.

- Hệ số sử dụng kênh mương: Căn cứ tình trạng địa chất nơi xây dựng công trình, hiện trạng sử dụng của các công trình trong vùng nghiên cứu, chọn hệ số sử dụng kênh mương như sau: Hiện tại: η = 0,55 - 0,60; Tương lai: η = 0,65 - 0,70.

• Tổng hợp nhu cầu dùng nước các ngành qua các giai đoạn:

Căn cứ vào các chỉ tiêu dùng nước của các hộ dùng nước: Dân sinh, công nghiệp, chăn nuôi, nông nghiệp,... và quy mô các hộ dùng nước, tính toán được tổng nhu cầu nước các vùng tại đầu mối như sau:

Bảng 2.18: Tổng nhu cầu nước năm 2005 - tại đầu mối tần suất 85%

Đơn vị: 10P6P mP3

Tháng

Vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Vùng I 5,16 6,19 11,73 8,81 10,13 8,22 6,02 5,91 5,07 2,11 1,78 6,18 77,31 Vùng II 0,21 0,39 1,12 0,76 1,98 2,18 1,99 1,48 0,95 0,46 0.38 0,36 11,88 Vùng III 7,18 5,88 10,44 8,03 12,02 14,36 10,38 4,82 4,8 1,53 1,41 5,01 85,86 Vùng IV 5,53 4,08 4,76 5,56 5,83 5,25 3,37 1,58 2,04 0,73 1,48 4,35 44,56 Tổng 18,1 16,57 28,05 23,18 29,96 30,04 21,76 13,79 12,86 4,84 5,07 15,92 219,61

Bảng 2.19: Tổng nhu cầu nước năm 2010 - tại đầu mối tần suất 85%

Đơn vị: 106 m3

Tháng

Vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Vùng I 6,29 6,37 12,05 9,58 11,73 10,85 7,14 6,68 5,79 2,93 2,4 8,01 89,82

Vùng II 0,24 0,43 1,15 0,80 2,03 2,26 2,04 1,51 0,97 0,48 0,41 0,39 12,72 Vùng III 7,31 6,04 11,17 9,80 12,52 15,98 10,73 5,20 5,27 1,86 1,87 5,38 93,14 Vùng IV 6,09 4,27 5,09 5,81 6,00 5,61 3,58 1,76 2,19 1,10 1,64 4,63 47,76 Tổng 19,93 17,11 29,47 25,98 32,28 34,70 23,50 15,16 14,22 6,36 6,32 18,41 243,44

Bảng 2.20: Tổng nhu cầu nước giai đoạn 2020 - tại đầu mối tần suất 85%

Đơn vị: 106 m3

Tháng

Vùng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tổng

Vùng I 9,49 8,92 16,33 13,95 14,2 14,36 10,19 9,03 7,33 3,49 3,29 11,22 121,8 Vùng II 1,72 1,72 3,06 2,54 2,71 3,01 2,89 2,14 1,43 0,79 0,85 2,05 24,91 Vùng III 7,22 5,91 11,16 11,33 14,60 15,06 11,86 5,18 5,61 2,51 2,32 5,20 97,96 Vùng IV 5,57 4,02 5,20 5,58 4,12 2,67 1,81 1,08 1,64 1,43 1,85 4,10 39,08 Tổng 23,99 20,58 35,75 33,41 35,62 35,11 26,76 17,44 16,01 8,22 8,32 22,57 283,75

• Nhận xét về nhu cầu sử dụng nước:

- Đối với vùng thượng nguồn sông Bưởi là các khu vực có diện tích tự nhiên chiếm phần lớn diện tích vùng nghiên cứu, tuy nhiên lại là vùng có diện tích canh tác ít, manh mún, trồng nhiều các loại cây có nhu cầu nước thấp như lúa nương, sắn, ngô nên nhu cầu nước trong khu vực không lớn,...

- Vùng 6 xã phụ cận sông Bưởi là khu vực có diện tích canh tác nông nghiệp chiếm tới hơn 30% diện tích vùng nghiên cứu, tuy nhiên nhu cầu sử dụng nước hiện tại không lớn do hiện nay vùng này gặp khó khăn trong việc bố trí công trình tưới nên chỉ cấy trong vụ mùa. Trong tương lai khi được bố trí công trình tưới đầy đủ sẽ chuyển sang cấy 2 vụ, cùng với cấp nguồn cho các khu công nghiệp nhu cầu nước sẽ tăng lên 24,9.106m3vào năm 2020.

- Vùng trung lưu sông Bưởi: Trong tương lai vùng này sẽ phát triển thêm rất nhiều khu công nghiệp với quy mô mở rộng lên tới 391 ha vì vậy nhu cầu sử dụng nước sẽ tăng lên.

- Vùng hạ lưu sông Bưởi: Trong tương lai diện tích canh tác khu vực này sẽ bị thu hẹp để nhường đất phát triển các ngành kinh tế và xã hội. Việc một lượng lớn diện tích lúa nước và cây lương thực có nhu cầu nước lớn nhu ngô bị cắt giảm nên lượng nước trong tương lai sẽ giảm so với hiện nay.

Đánh giá chung: Nhu cầu nước trên lưu vực có xu hướng gia tăng, cụ thể là năm 2005 nhu cầu nước trên toàn lưu vực là 219 triệu m3, thì đến năm 2010 nhu cầu nước đã tăng lên 243 triệu m3, và dự kiến đến năm nhu cầu nước sẽ là 284 triệu m3. 2.3.5. Về yếu tố khí tượng

Đánh giá về tình hình hạn hán trong những năm gần đây của Sở Nông nghiệp và PTNT Thanh Hóa cho thấy:

- Năm 2009 do ảnh hưởng của thời tiết bất thường, mùa mưa năm 2009 kết thúc sớm và chỉ đạt (70-85)% so với lượng mưa trung bình nhiều năm. Mực nước

trên sông Bưởi xuống thấp dưới mức lịch sử: Tại trạm thuỷ văn Kim Tân mực nước giao động ở 1,68m, thấp hơn so với cùng kỳ trung bình nhiều năm là 0,12m.

- Sang năm 2010 diễn biến khí tượng, thuỷ văn vẫn gia tăng những bất lợi. Kết quả điều tra của Chi cục Thuỷ lợi Thanh Hoá về diễn biến mực nước tại một số công trình trên địa bàn tỉnh ngày 25/05/2010 cho thấy các công trình đều có mực nước thấp hơn so với cùng kỳ năm 2009.

Bảng 2.21: Diễn biến mực nước tại một số công trình thuỷ lợi trên lưu vực sông Bưởi

TT Tên hồ MN thiết kế (m)

chết MN (m)

MN năm 2010 (m)

MN cùng kỳ 2009

(m)

Chênh lệch so với thiết

kế (m)

Chênh lệch so với MN

chết (m)

Chênh lệch so với cùng

kỳ (m) 1 Đồng Ngư 31,80 19,50 25,23 27,87 -6,57 5,73 -2,64 2 Xuân Lũng 39,90 26,00 30,70 35,80 -9,20 4,70 -5,10 3 Đồng Múc 71,50 58,00 63,48 71,35 -8,02 5,48 -7,87 4 Tây Trác 29,50 23,40 28,00 29,56 -1,50 4,60 -1,56 5 Bỉnh Công 32,00 24,40 28,62 32,09 -3,38 4,22 -3,47

Nguồn: Chi cục Thủy lợi Thanh Hóa

Những con số thống kê trên cho thấy những biến động bất thường về khí hậu trong những năm gần đây đã ảnh hưởng không nhỏ đến dòng chảy hạ du sông Bưởi trong thời kỳ mùa kiệt.

CHƯƠNG III

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA SUY GIẢM DềNG CHẢY MÙA KIỆT

Một phần của tài liệu nghiên cứu giải pháp điều tiết nguồn nước trên dòng chính sông bưởi trong mùa kiệt, trong điều kiện biến đổi khí hậu (Trang 29 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)