Các loại hợp đồng cho vay thông dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH docx (Trang 20 - 23)

3.2 HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG

3.2.2 Các loại hợp đồng cho vay thông dụng giữa tổ chức tín dụng với khách hàng

3.2.2.1 Hợp đồng cho vay có bảo đảm bằng tài sản

- Theo nghĩa pháp lý, cho vay có bảo đảm là một loại quan hệ pháp luật tín dụng trong đó tổ chức tín dụng thoả thuận để cho khách hàng vay được sử dụng một số tiền của mình trong một thời hạn nhất định với điều kiện có hoàn trả trên cơ sở có bảo đảm bằng tài sản cầm cố, thế chấp của người vay hoặc sự bảo lãnh của người thứ ba.

a) Cầm cố tài sản để vay vốn ở tổ chức tín dụng

- Cầm cố tài sản vay vốn ở tổ chức tín dụng là việc bên vay cam kết dùng các động sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

- Đối tượng cầm cố gồm các động sản có đủ các tiêu chuẩn sau:

+ Đang thuộc quyền sở hữu hợp pháp của bên vay + Có giá trị lớn hơn giá trị khoản vay từ 20% trở lên

+ Không có tranh chấp, không bị pháp luật cấm hoặc hạn chế chuyển nhượng

+ Đối với những đối tượng mà pháp luật bắt buộc phải đăng ký quyền sở hữu thì giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản đương nhiên thuộc về tài sản cầm cố.

Việc quy định những tiêu chuẩn trên đối với tài sản cầm cố thực chất là một biện pháp ngăn ngừa và hạn chế các rủi ro trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng, đồng thời góp phần hạn chế các tranh chấp vốn rất dễ phát sinh từ các hợp đồng tín dụng.

- Về thủ tục cầm cố, pháp luật qui định rằng việc cầm cố phải tuân thủ các qui tắc pháp lý sau:

i) Việc cầm cố phải lập thành văn bản có công chứng nhà nước. Văn bản này gọi là hợp đồng cầm cố. Về nguyên tắc, hợp đồng cầm cố phải do các bên trực tiếp ký kết và sau đó phải được chứng thực bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Sự chứng thực của cơ quan nhà nước có thảm quyền đối với hợp đồng cầm cố có tác dụng tạo ra chứng cứ pháp lý ghi nhận tính xác thực của việc cầm cố, góp phần ngăn ngừa các vi phạm và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

ii) Bên cầm cố có nghĩa vụ chuyển giao tài sản cầm cố (kể cả giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản cầm cố) cho tổ chức tín dụng hoặc người thứ ba (thường là các cơ sở cho thuê kho bãi) quản lý theo sự thoả thuận của các bên, trừ trường hợpc ác bên có thoả thuận khác. Trong suốt thời gian cầm cố, bên quản lý tài sản không được phép chuyển nhượng, cho thuê hay quyết định số phận pháp lý của tài sản dưới những hình thức khác nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của bên kia.

iii) Theo pháp luật Việt nam, việc cầm cố chỉ bắt buộc phải đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với những tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu.

iv) Việc xử lý tài sản cầm cố được thực hiện theo nguyên tắc, nếu bên vay đã thanh toán tiền vay đúng hợp đồng tín dụng thì tổ chức tín dụng phải hoàn trả lại tài sản cầm cố cho chủ sở hữu. Trái lại, nếu khoản tiền vay không được thanh toán theo đúng hợp đồng thì tổ chức tín dụng có quyền được ưu tiên thanh toán từ tài sản cầm cố bằng thủ tục phát mại theo các hình thức luật định. Nếu tài sản cầm cố không phát mại được hoặc phát mại được nhưng không đủ thanh toán nợ vay thì khi đó tổ chức tín dụng có thể sử dụng quyền yêu cầu khởi kiện bên vay trước một cơ quan tài phán để yêu cầu xét xử theo pháp luật.

b) Thế chấp tài sản để vay vốn ở các tổ chức tín dụng

- Thế chấp tài sản vay vốn ở các tổ chức tín dụng là việc bên vay cam kết dùng các bất động sản của mình để bảo đảm nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

- Do cầm cố và thế chấp có nhiều điểm giống nhau (vì cùng là các biện pháp bảo đảm đối vật) nên các quy định về cầm cố cũng được áp dụng đối với thế chấp tài sản.

- Phân biệt cầm cố và thế chấp

i) Đối tượng: cầm cố là các động sản; thế chấp là các bất động sản (trừ một số ngoại lệ tài sản là động sản nhưng có thể đem thế chấp như máy bay, tàu thuỷ, ca nô, xà lan, máy móc thiết bị gắn với nhà xưởng,….

ii) Trong cầm cố, bên vay thường phải chuyển giao tài sản cho tổ chức tín dụng quản lý thì trong thế chấp bên vay thường tiếp tục được quản lý tài sản thế chấp nhưng phải chuyển giao cho tổ chức tín dụng nắm giữ giấy tờ gốc chứng minh quyền sở hữu tài sản.

c) Bảo lãnh bằng tài sản để vay vốn ở các tổ chức tín dụng.

- Bảo lãnh bằng tài sản vay vốn ở các tổ chức tín dụng là việc một pháp nhân, thể nhân cam kết với tổ chức tín dụng sẽ dùng các tài sản của mình để trả nợ thay cho bên vay khi người này không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ theo hợp đồng tín dụng.

- Theo điều 370 BLDS, trong trường hợp nhiều người đứng ra bảo lãnh cho một khoản vay thì tất cả những người bảo lãnh phải liên đới chịu trách nhiệm đố với chủ nợ (trừ trường hợp giữa họ có thoả thuận rằng mỗi người bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ trong phạm vi mình bảo lãnh). Có thể nói theo pháp luật Việt nam, sự bảo lãnh dù trong dân sự hay thương mại thì nghĩa vụ liên đới thông thường mang tính đương nhiên, nếu các bên không ghi vào hợp đồng bảo lãnh về sự phi liên đới của nghĩa vụ bảo lãnh

- Để ngăn ngừa tình trạng lừa đảo và đảm bảo sự an toàn trong kinh doanh của các tổ chức tín dụng, pháp luật đòi hỏi các bên khi ký hợp đồng bảo lãnh phải tuân theo những quy định

i) Chủ thể ký hợp đồng bảo lãnh phải là các pháp nhân hoặc cá nhân có đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Đối với pháp nhân, phải có người đại diện hợp pháp đủ thẩm quyền để thay mặt pháp nhân ký kết hợp đồng bảo lãnh. Trong trường hợp tài sản đem bảo lãnh thuộc quyền sở hữu chung của nhiều người thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của tất cả những người đồng sở hữu

ii) Hợp đồng bảo lãnh phải được ký bằng văn bản có chứng thực của cơ quan công chứng nhà nước. Pháp luật không bắt buộc việc bảo lãnh phải đươc đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền vì trên cả phương diện lý thuyết và thưc tế thì người bảo lãnh không nhất thiết phải chuyển giao tài sản đem bảo lãnh cho tổ chức tín dụng chiếm giữ, quản lý.

iii) Phạm vi bảo lãnh: trên nguyên tắc tự nguyện, người bảo lãnh có quyền cam kết với tổ chức tín dụng rằng họ sẽ hực hiện thay một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ mà bên vay đã không thực hiện theo hợp đồng tín dụng.

d) Hiệu lực của hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh

- Về nguyên tắc, hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh chỉ có hiệu lực khi thoả mãn các điều kiện sau:

+ Chủ thể có đủ năng lực và thẩm quyền

+ Nội dung, hình thức của hợp đồng không trái pháp luật.

+ Có sự đồng thuận về ý chí giữa các bên ký kết.

+ Nghĩa vụ cần bảo đảm không bị vô hiệu

Như vậy, nếu một hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh không thoả mãn một trong các điều kiện trên đây thì đương nhiên Toà án có thể tuyên hợp đồng đó vô hiệu.

- Sự vô hiệu hợp đồng cầm cố, thế chấp, bảo lãnh về nguyên tắc chỉ có thể làm cho hợp đồng tín dụng bị vô hiệu theo khi các bên tham gia hợp đồng tín dụng đã thoả thuận rằng việc cầm cố, thế chấp, bảo lãnh là điều kiện bắt buộc để ký hợp đồng tín dụng.

3.2.2.2 Hợp đồng cho vay không có bảo đảm bằng tài sản

- Trong thực tế, mặc dù sự bảo đảm cho các khoản vay của tổ chức tín dụng là cần thiết nhưng không phải mọi khoản vay ở tổ chức tín dụng đều cần có sự bảo đảm bằng tài sản.

Đôi khi, các tổ chức tín dụng cung cấp các khoản vay mà không cần có tài sản bảo đảm.

Nghiệp vụ này được các tổ chức tín dụng áp dụng đối với các khoản vay mà họ cho rằng người đi vay có đủ uy tín, có tình hình tài chính lành mạnh, có phương án sử dụng vốn khả thi và khả năng trả nợ chắc chắn hoặc được pháp luật cho phép. Nếu trong hợp đồng cho vay có bảo đảm bằng tài sản, khả năng thu hồi nợ vay của tổ chức tín dụng là tương đối lớn, ngược lại trong hợp đồng cho vay không có bảo đảm, tổ chức tín dụng chỉ có thể dựa vào sự đánh giá về khả năng trả nợ của người vay thông qua kết quả phân tích và điều tra tín dụng đối với khách hàng.

- Điều kiện vay vốn: không phải là những tài sản đem bảo đảm mà bao gồm rất nhiều yếu tố phản ánh năng lực trả nợ của người vay như :

i) Năng lực chủ thể: có đủ năng lực và thẩm quyền để ký kết hợp đồng tín dụng.

ii) Uy tín của người vay

iii) Tình hình tài chính lành mạnh.

3.3 HỢP ĐỒNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH docx (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(54 trang)