Đấu giá hàng hoá

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH docx (Trang 42 - 45)

- Nếu đấu thầu hàng hoá là một hình thức công khai để lựa chọn người bán thì đấu giá hàng hoá là hình thức công khai để chọn người mua. Trong tiến trính đấu giá, những người muốn mua tham gia trả giá theo một thủ tục nhất định, người trả giá cao nhất là người được mua hàng hoá bán đấu giá.

- Đấu giá hàng hoá được pháp luật Việt Nam quy định tại điều 139, 140 BLDS, LTM và quy chế bán đấu giá tài sản, ban hành theo nghị định số 86/NĐ-CP. Trong quy trình bán đấu giá tài sản xuất hiện các quan hệ đặc trưng sau:

Hình 3.8. Các quan hệ phát sinh trong quá trình đấu giá tài sản

Người bán hàng hoá là chủ sở hữu tài sản hoặc người được chủ sở hữu uỷ quyền bán hoặc là người khác theo quy định của pháp luật

Hàng hoá bán đấu giá có thể là động sản hoặc bất động sản được phép giao dịch. Để tiến hành bán đấu giá, người bán hàng hoá phải uỷ quyền bán tài sản cho người bán đấu giá thông qua hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá hàng hoá

Người bán đấu giá là Trung tâm dịch vụ bán đấu giá được thành lập theo quyết định của chủ tịch UBND tỉnh, do Sở tư pháp trực tiếp quản lý. Trung tâm này là một đơn vị hành chính sự nghiệph có thu, có tư cách pháp nhân. Người bán đấu giá cũng có thể là một tổ chức kinh doanh được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước hoặc Luật doanh nghiệp hoạt động bán đấu giá chuyên nghiệp, không kinh doanh một ngành nghề nào khác và so Sở tư pháp quản lý về nghiệp vụ. Người do người bán đấu giá cử ra để điều hành cuộc bán đấu giá gọi là người điều hành bán đấu giá.

Cá nhân hoặc tổ chức muốn mua hàng hoá đều có quyền tham gia cuộc đấu giá, ngoại trừ những hạn chế tại điều 13 Quy chế bán đấu giá tài sản. Theo quy định này, những người sau không được tham gia đấu giá: (i) người không có quyền mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật Việt Nam: cá nhận, tổ chức nước ngoài đối với bất động sản , (ii) người không có năng lực hành vi dân sự hoặc người tại thời diểm đấu giá không nhận thức làm chủ được hành vi của mình, (iii) những người làm việc trong tổ chức bán đấu giá, cha mẹ, vợ chống, con của những người đó (iv) người đã trực tiếp giám định tài sản bán đấu giá, cha mẹ, vợ chống, con của những người đó.

- Việc đấu giá hàng hoá được thực hiện theo phương thức trả giá lên là phương thức bán

đấu giá, theo đó người trả giá cao nhất so với giá khởi điểm là người có quyền mua hàng. Người bán hàng hoá Người bán đấu giá Người mua

- Hợp đồng uỷ quyền bán đấu giá hàng hoá. được giao kết giữa người bán tài sản và người bán đấu giá. Trong trường hợp bán đấu giá để thi hành án hoặc để thi hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thì hợp đồng uỷ quyền được giao kết giữa các cơ quan này (đại diện phòng thi hành án, tổ thanh toán tài sản) và người bán đấu giá. Trong trường hợp phát mại tài sản cầm cố, thế chấp, hợp đồng uỷ quyền được giao kết giữa ba bên: người bán đấu giá, người cầm cố, thế chấp và người nhận cầm cố thế chấp. Nếu trong hợp đồng cầm cố, thế chấp có thoả thuận về bán đấu giá, nếu người cầm cố thế chấp từ chối thì hợp đồng uỷ quyền được ký giữa người bán đấu giá và bên nhận cấm cố, thế chấp.

Quy chế bán đấu giá quy định hình thức của hợp đồng uỷ quyền bán hàng hoá là văn bản và hợp đồng này có những nội dung sau:

+ Tên, địa chỉ của người bán hàng hoá . + Tên, địa chỉ của người bán đấu giá. + Thời hạn, địa điểm bán đấu giá + Hàng hoá đem bán đấu giá + Giá khởi điểm

+ Thời gian, địa điểm tham khảo hồ sơ hàng hoá + Thời hạn, địa điểm trưng bày

Giá khởi điểm do người bán tài sản và người bán đấu giá thoả thuận hoặc do người bán đấu giá xác định nếu được người bán tài sản uỷ quyền. Trong cuộc bán đấu giá, người điều hành bán đấu giá phải giới thiệu giá khởi điểm của từng tài sản đem bán. Trong trường hợp giá đã trả cao nhất thấp hơn so với giá khởi điểm thì cuộc đấu giá coi như không thành, các bên có thể thoả thuận tiến hành bán đấu giá lần 2 hoặc các lần sau đó.

Người bán tài sản phải trả lệ phí cho người bán đấu giá kể cả trường hợp bán đấu giá không thành. Việc gánh chịu các chi phí liên quan đến bán đấu giá do bên bán tài sản và người bán đấu giá thoả thuận. Nếu không có thoả thuận thì người bán tài sản phải chịu: (i) Chi phí vận chuyển tài sản đến địa điểm thoả thuận, (ii) Chi phí thông báo công khai khi tài sản là động sản có giá khởi điểm dưới 10 triệu, (iii) Chi phí bảo quản tài sản nếu chúng không được giao cho người bán đấu giá. Người bán đấu giá chịu: (i) Chi phí bảo quản tài sản được giao, (ii) Chi phí thông báo công khai khi tài sản là bất động sản có giá khởi điểm trên 10 triệu, (iii) Chi phí tổ chức bán đấu giá và các chi phí khác có liên quan.

b) Quy trình bán đấu giá hàng hoá

- Chuẩn bị bán đấu giá: Vì thủ tục bán đấu giá nhằm tìm ra người mua trả giá cao nhất so với giá khởi điểm cho nên cần tiến hành các bước chuẩn bị cần thiết nhằm bảo đảm tính công khai của cuộc bán đấu giá.

Bước 1: Niêm yết việc bán đấu giá. Trước khi tiến hành bán đấu giá 7 ngày đối với động sản, 30 ngày đối với bất động sản, người bán đấu giá phải niêm yết việc bán đấu giá

tại nơi bán đấu giá, nơi trưng bày hàng hoá, nơi dặt trụ sở của người bán đấu giá hoặc nơi có bất động sản. Nội dung bản niêm yết bao gồm: tên, địa chỉ của người bán tài snả, người bán đấu giá, danh sách những người đăng ký mua, danh mục hàng hoá, giá khởi điểm, địa điểm, thời gian trưng bày xem hàng hoá, các thông tin cần thiết liên quan đến hàng hoá mà người bán yêu cầu thông báo công khai

Bước 2: Thông báo công khai. Đối cới bất động sản và đông sản có gí trị từ 10 triệu đồng trở lên hoặc nếu người bán có yêu cầu thì người bán phải thông bao0s công khai hai lần về việc bán đấu giá, mỗi lần cách nhau 3 ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn và với nội dung tương tự như khi niêm yết việc bán đấu giá.

Bước 3: Đăng ký mua hàng hoá bán đấu giá và đặt cọc. Người muốn tham gia đấu giá hàng hoá có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên phải đăng ký tham gia đấu giá chậm nhất là 2 ngày trước ngày mở cuộc bán đấu giá và phải nộp một khoản tiền đặt cọc trước bằng 1% giá trị khởi điểm. Nếu đã đăng ký mà không tham gia đấu giá, khoản tiền trên không được trả lại mà được nộp vào ngân sách nhà nước. Nếu tham gia, song không mua được hàng hoá thì khoản tiền đặt cọc được trả lại cho người nộp ngay sau khi cuộc bán đấu giá kết thúc.

Bước 4: Trưng bày, cho xem tài sản bán đấu giá. Động sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên phải được trưng bày tại địa điểm đã thông báo, bất động sản phải để cho người tham gia đấu giá được xem từ khi niêm yết cho đến trước ngày mở cuộc bán đấu giá 20 ngày tại nơi có bất động sản. Đối với động sản cso giá khởi điểm ít hơn 10 triệu thì ít nhất trong thưòi hạn 2 ngày trước khi mở cuộc bán đấu giá, người bán đấu giá phải tạo điều kiện cho mọi người được xem tài sản bán đấu giá.

- Tiến hành bán đấu giá: Tiến trình của một cuộc bán đấu giá được quy định cụ thể tại điều 16 Quy chế bán đấu giá tài sản. Người trả giá cao nhất (ít nhất bằng giá khởi điểm) là người được mua tài sản. Hành vi trả giá được coi là hành vi chấp nhận hợp đồng. Nếu sau khi đã trả giá cao nhất mà người trả giá rút lại giá đã trả hoặc từ chối không mua hàng hoá thì phải đền bù cho người bán đấu giá khoản tiền chênh lệch nếu bán được tài sản với giá thấp hơn giá đã trả hoặc phải chịu mọi chi phí liên quan đến cuộc bán đấu giá nếu ban đấu giá không thành và không được nhận lại khoản tiền đặt trước. Về nguyên tắc, người bán tài sản và người bán đấu giá không chịu trách nhiệm về giá trị, chất lượng của tài sản bán đấu giá.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG 3 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH docx (Trang 42 - 45)