Mức độ cần đạt

Một phần của tài liệu toán tiểu học (Trang 53 - 57)

3.1. Số tự nhiên, các phép tính với số tự nhiên

- Biết đọc, viết các số đến lớp triệu; biết so sánh các số có đến sáu chữ số, biết sắp xếp bốn số tự nhiên có không quá sáu chữ số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

- Bước đầu nhận biết một số đặc điểm của dãy số tự nhieân:

+ Nếu thêm 1 vào một số tự nhiên thì được số tự

nhiên liền sau nó, bớt 1ở một số tự nhiên thì được một số tự nhiên liền trước nó.

+ Số 0 là số tự nhiên bé nhất, không có số tự nhiên lớn nhất (dãy số tự nhiên kéo dài mãi).

- Nhận biết được các hàng trong mỗi lớp, biết giá trị của mỗi chữ số theo vị trí của nó trong mỗi số.

- Biết đặt tính và thực hiện phép cộng, trừ các số có đến không quá sáu chữ số, không nhớ hoặc có nhớ không quá ba lượt và không liên tiếp; bước đầu biết sử dụng

tính chất giao hoán và kết hợp của phép cộng các số tự nhiên trong thực hành tính; biết cộng, trừ nhẩm các số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn (dạng đơn giản).

- Biết đặt tính và thực hiện phép nhân các số có nhiều chữ số với số có không quá ba chữ số, tích có

53 Giáo viên: Đào Duy Thanh

không quá sáu chữ số; bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân và tính chất nhân một tổng với một số trong thực hành tính; biết đặt tính và thực hiện phép chia các số có nhiều chữ số cho số có

không quá hai chữ số, thương có không quá ba chữ số;

biết nhân nhẩm với 10; 100; 1000; chia nhẩm cho 10;

100; 1000.

- Bước đầu biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2; 3;

5; 9 trong một số tình huống đơn giản.

- Nhận biết và tính được giá trị của các biểu thức chứa một, hai hoặc ba chữ số (trong trường hợp đơn giản).

3.2. Phân số, các phép tính với phân số:

- Nhận biết khái niệm ban đầu về phân số; biết đọc, viết các phân số có tử số và mẫu số không quá 100; nhận biết được tính chất cơ bản của phân số; nhận ra phân số bằng nhau; biết cách sử dụng dấu hiệu chia hết khi rút gọn một phân số để được một phân số tối giản; biết quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản.

- Biết so sánh hai phân số cùng mẫu số, khác mẫu số; biết viết các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn hoặc ngược lại.

- biết thực hiện phép cộng, trừ hai phân số có cùng hoặc không cùng mẫu số (trường hợp đơn giản, mẫu số của tổng hoặc hiệu không quá 100), cộng một phân số

54 Giáo viên: Đào Duy Thanh

với một số tự nhiên, một số tự nhiên trừ đi một phân số, một phân số trừ đi một số tự nhiên.

- Biết thực hiện phép nhân hai phân số, nhân số tự nhiên với phân số (mẫu số của tích không quá 100).

- Biết thực hiện chia phân số cho phân số, biết thực hiện chia phân số cho số tự nhiên khác 0.

- Biết tính giá trị của biểu thức các phân số có không quá ba dấu phép tính với các phân số đơn giản theo các quy tắc như đối với số tự nhiên.

- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép tính (như đối với số tự nhiên).

3.3. Tổ soỏ:

- Biết lập tỉ số của hai đại lượng cùng loại.

- Bước đầu biết về tỉ lệ bản đồ và một số ứng dụng của tỉ lệ bản đồ.

3.4. Một số yếu tố thống kê:

- Biết cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.

- Bước đầu biết nhận xét một số thông tin đơn giản trên biểu đồ cột.

II/ ĐẠI LƯỢNG VÀ ĐO ĐẠI LƯỢNG

Đại lượng và đo đại lượng là một trong bốn mạch kiến thức của chương trình Toán 4, được cấu trúc hợp lí theo giai đoạn, sắp xếp đan xen với các mạch kiến thức số học, các yếu tố hình học và giải toán có lời văn làm

55 Giáo viên: Đào Duy Thanh

nổi rừ “hạt nhõn” số học phự hợp với sự phỏt triển theo từng giai đoạn học tập của học sinh.

1. Nội dung:

- Đơn vị đo khối lượng: yến, tạ, tấn, đề-ca-gam, héc- toâ-gam.

- Đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ. Hệ thống hóa các đơn vị đo thời gian.

- Đơn vị đo diện tích: đề-xi-mét vuông, mét vuông, ki-loâ-meát vuoâng.

2.Nội dung dạy học đại lượng và đo đại lượng trong Toán 4 bổ sung, hoàn thiện, hệ thống hóa các kiến thức về đại lượng và đo đại lượng đã học, phù hợp với đặc điểm của giai đoạn học tập sạu ở lớp 4,5.

- Hệ thống hóa các đơn vị đo khối lượng được tổng kết thành bảng đơn vị đo khối lượng.

- Hoàn thiện việc học các đơn vị đo thời gian thông dụng từ đơn vị bé là giây đến đơn vị lớn là thế kỉ.

- Bổ sung một số đơn vị về đo diện tích: đề-xi-mét vuông, mét vuông, ki-lô-mết vuông, giúp cho nội dung các bài toán có lời văn phong phú hơn, gắn với thực tế hơn. Việc thực hiện các phép tính trên số đo đại lượng củng cố thêm kĩ năng thực hiện các phép tính số học…

- Tăng cường luyện tập, thực hành gắn liền với các hoạt động thực tế gần gũi với đời sống xung quanh học sinh. Khối lượng các bài luyện tập, thực hành về đại

56 Giáo viên: Đào Duy Thanh

lượng chiếm đến 80-90% nội dung dạy học của mạch kiến thức này.

3. Mức độ cần đạt:

- Biết yến, tạ, tấn, đề-ca-gam, héc-tô-gam là các đơn vị đo khối lượng; biết đọc, viết các đơn vị đo khối lượng đã học; biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ của các đơn vị đo khối lượng trong bảng đơn vị đo khối lượng; biết

chuyển đổi số đo khối lượng; biết thực hiện phép tính với các số đo khối lượng; biết ước lượng khối lượng của một vật trong trường hợp đơn giản.

- Biết đề-xi-mét vuông, mét vuông, ki-lô-mết vuông là những đơn vị đo diện tích; biết đọc, viết

các đơn vị đo diện tích đã học; biết tên gọi, kí hiệu, mối quan hệ giữa đề-xi-mét vuông với xăng-ti-mét vuông, đề-xi-mết vuông với mét vuông, ki-lô-mét vuông với mét vuông; biết chuyển đổi số đo diện tích; biết thực hiện phép tính với các số đo diện tích đã học; biết ước lượng số đo diện tích trong trường hợp đơn giản.

- Biết các đơn vị đo thời gian: giây, thế kỉ; biết mối quan hệ giữa phút và giây, thế kỉ và năm; biết chuyển đổi số đo thời gian; biết thực hiện các phép tính với các số đo thời gian (có một tên đơn vị); biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ nào.

Một phần của tài liệu toán tiểu học (Trang 53 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w