TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10 (Trang 20 - 23)

VII. LƯỚI NỘI CHẤT:

- Lưới nội chất là một hệ thống nội màng, gồm các xoang dẹp và ống thông với nhau. Có 2 loại lưới nội chất:

- Mạng lưới nội chất hạt:

+ Nối liền với màng nhân và phía ngoài nối với mạng lưới nội chất trơn.

+ Mạng lưới nội chất hạt trên màng có đính nhiều ribôxôm.

+ Chức năng: Tổng hợp protein đưa ra ngoài tế bào và các protein cấu tạo màng, protein dự trữ, protein kháng thể,…

- Mạng lưới nội chất trơn:

+ Nối liền với mạng lưới nội chất hạt và phía ngoài nối với màng sinh chất.

+ Mạng lưới nội chất trơn có chứa nhiều enzim đặc hiệu.

+ Chức năng: Tổng hợp lipit, chuyển hoá đường phân huỷ các chất độc hại cho tế bào

- Ngoài ra Pêroxixom được hình thành từ mạng lưới nội chất trơn, chứa nhiều enzim đặc hiệu.

Chức năng: chuyển hóa lipit, khử độc cho TB.

VIII. BỘ MÁY GÔNGI VÀ LIZOXOM 1. Bộ máy gôngi

- Cấu trúc: Bộ máy gôngi là hệ thống túi dẹp xếp chồng lên nhau nhưng tách biệt nhau.

- Chức năng: Bộ máy gôngi là nơi thu nhận một số chất như: Protein, lipit, đường…lắp ráp thành sản phẩm cuối cùng rồi vận chuyển đến các nơi khác trong tế bào. Ngoài ra bộ máy gôngi còn là nơi tổng hợp một số hoomon và tổng hợp polisaccarit cấu trúc nên thành tế bào ở thực vật

2. Lizoxom:

Đơ Đuyvơ phát hiện năm 1949.

- Cấu trúc: Lizoxom là bào quan được hình thành từ bộ máy gôngi có dạng túi, có kích thước từ 0,25-0,6àm. Lizụxụm được bao bọc bởi một lớp màng bờn trong chứa nhiều enzim thuỷ phõn.

- Chức năng: Phân huỷ các tế bào già, tế bào bị tổn thương và các bào quan hết thời hạn sử dụng.

IX. KHÔNG BÀO:

- Cấu trúc: Không bào là bào quan chỉ có ở tế bào thực vật. Không bào được bao bọc bởi một lớp màng bên trong chứa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ hoặc có chứa sắc tố (TB cánh hoa)

- Chức năng:

+ Tạo áp suất thẩm thấu cho tế bào.

+ Tạo màu sắc ở một số tế bào cánh hoa quyến rũ côn trùng thụ phấn.

+ Chứa chất phế thải, chất độc đối với một số loài ăn thực vật (chức năng bảo vệ),…

BÀI 16. TẾ BÀO NHÂN THỰC (tt)

X. MÀNG SINH CHẤT:

1. Cấu trúc: Cấu trúc khảm động:

- Màng sinh chất được cấu tạo từ 2 thành phần chính: lipit màng và protein màng

* Lipit màng là lớp phân tử kép lipit (gồm 2 phân tử lipit áp sát nhau làm nên cấu trúc cơ bản bao bọc quanh tế bào).

Về thành phần hóa học: photpholipit và colesterol. Thành phần của đa số màng hầu như bao giờ cũng là photpholipit, liên kết với một hàm lượng nhỏ các lipit trung tính và glicolipit.

+ Lớp photpholipit : dày khoảng 9nm.

- Phân tử phôtpholipit luôn quay 2 đuôi kị nước vào nhau, 2 đầu ưa nước hướng ra ngoài.

- Photpholipit gồm nhiều loại, các phân tử này xếp xen kẻ với nhau, từng phân tử có thể quay xung quanh các trục chính của mình và đổi chổ cho các phân tử bên cạnh hoặc cùng một lớp phân tử theo chiều ngang. Chính sự vận động đổi chổ này đã làm nên tính linh động của màng tế bào.

Hai lớp màng thường chứa các lipit khác nhau.

- Phân tử phôpholipit của 2 lớp màng liên kết với nhau bằng liên kết yếu.

+ Colesterol: nằm xen kẻ với photpholipit và rải rác trong màng. Chiếm 25 – 30% thành phần lipit màng. Colesterol cản trở sự đổi chổ của photpholipit, do đó làm giảm tính linh động của màng. Nên màng sẽ ổn định hơn.

* Xen kẽ các phân tử phôtpholipit là các phân tử protein. Có 2 loại protein:

- Protein xuyên màng: là loại xuyên suốt qua lớp kép phôtpholipit. Đây là kênh vận chuyển tích cực các chất qua màng (tính thấm chọn lọc của màng).

- Protein bám màng: liên kết với cacbohidrat hoặc lipit để thực hiện nhiều chức năng khác như: thu nhận thông tin, protein là enzim, protein làm nhiệm vụ ghép nối TB.

- Ngoài ra màng còn có cholesterol, có chức năng tăng cường tính ổn định của màng, cacbohidrat và glicoprotein giúp nhận biết tế bào quen hay lạ.

2.Chức năng:

- Là ranh giới bên ngoài và là bộ phận chọn lọc các chất từ môi trường đi vào tế bào và ngược lại.

- Vận chuyển các chất (Kênh prôtêin).

THPT Lê Quý Đôn Tài liệu bồi dưỡng HSG-SH10

- Tiếp nhận và truyền thông tin từ bên ngoài vào trong tế bào.

- Là nơi định vị của nhiều loại enzim.

- Các protein màng làm nhiệm vụ nối các tế bào lại thành một mô…

- Nhờ glicôprôtein là “dấu chuẩn” để tế bào nhận biết nhau và nhân biết tế bào lạ.

XI. CÁC CẤU TRÚC BÊN NGOÀI MÀNG SINH CHẤT:

1. Thành tế bào:

- Cấu trúc:

+ Thành tế bào nấm cấu tạo bằng kitin (một số là xenlulôzơ).

+ Thành TBĐV (nếu có) là glicôcalix.

+ Thành tế bào thực vật cấu tạo bằng xenlulôzơ trên thành có nhiều cầu sinh chất.

+ Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo bằng peptiđôglican trên thành không có cầu sinh chất - Chức năng: Bảo vệ tế bào, giúp tế bào có hình dạng và kích thước nhất định.

2. Chất nền ngoại bào:

Tế bào động vật liên kết với nhau bằng chất nền ngoại bào

- Cấu trúc: Chất nền ngoại bào cấu tạo từ glicôprotein và các hợp chất vô cơ và hữu cơ

- Chức năng: Chất nền ngoại bào giúp tế bào động vật liên kết với nhau tạo thành mô và giúp tế bào thu nhận thông tin.

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Trình bày cấu trúc và chức năng của màng sinh chất ở tế bào nhân thực?

a. Cấu trúc màng sinh chất:

Màng sinh chất có cấu tạo theo mô hình khảm động:

– Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp photpholipit kép, trên đó có điểm thêm các phân tử prôtêin và các phân tử khác. Ở các tế bào động vật và người còn có nhiều phân tử colestêron làm tăng độ ổn định của màng sinh chất. Các prôtêin của màng tế bào có tác dụng như những kênh vận chuyển các chất ra vào tế bào cũng như các thụ thể tiếp nhận các thông tin từ bên ngoài.

– Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong màng với tốc độ trung bình 2mm/giây, các prôtêin cũng có thể chuyển động những chậm hơn nhiều so với phôtpholipit. Chính điều này làm tăng tính linh động của màng.

b. Chức năng màng sinh chất:

– Màng sinh chất có tính bán thấm: Trao đổi chất với môi trường có tính chọn lọc: lớp photpholipit chỉ cho những phân tử nhỏ tan trong dầu mỡ đi qua. Các chất phân cực và tích điện đều phải đi qua những kênh prôtêin thích hợp mới ra vào được tế bào.

– Thu nhận các thông tin lí hoá học từ bên ngoài (nhờ các thụ thể) và đưa ra đáp ứng kịp thời.

– Nhờ có các “dấu chuẩn” glicôprôtêin đặc trưng cho từng loại tế bào mà các tế bào cùng 1 của cùng một cơ thể có thể nhận biết nhau và nhận biết các tế bào “lạ” (tế bào của cơ thể khác).

Câu 2. Phân biệt thành tế bào thực vật với thành tế bào của vi khuẩn và nấm?

Bên ngoài màng sinh chất của thực vật và của nấm được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin, thành tế bào vi khuẩn là peptiđôglican. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào.

Câu 3. Nêu các cấu trúc chính bên ngoài màng sinh chất?

– Thành tế bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào thực vật và nấm còn được bao bọc bởi thành tế bào. Ở thực vật, thành tế bào được cấu tạo từ xenlulôzơ. Còn ở nấm, thành tế bào được cấu tạo chủ yếu bằng kitin. Các chất này rất bền vững, có cấu tạo đặc biệt, giúp bảo vệ tế bào.

– Chất nền ngoại bào: Bên ngoài màng sinh chất của tế bào người và động vật có cấu trúc gọi là chất nền ngoại bào. Chất nền ngoại bào cấu tạo chủ yếu bằng các loại sợi glicôprôtêin (prôtêin liên kết với cacbohiđrat) kết hợp với các chất vô cơ và hữu cơ khác nhau. Chất nền ngoại bào giúp các tế bào liên kết với nhau tạo nên các mô nhất định và giúp tế bào thu nhận thông tin.

Câu 4. Prôtêin của màng sinh chất có những loại nào?

Prôtêin của màng sinh chất bao gồm 2 loại là prôtêin xuyên màng và prôtêin bề mặt. Prôtêin

xuyên màng là những loại xuyên suốt hai lớp phôtpholipit của màng sinh chất, còn prôtêin bề mặt là những prôtêin chỉ bám trên bề mặt màng sinh chất (chèn vào một lớp phôtpholipit). Các prôtêin có thể liên kết với các chất khác nhau như cacbohiđrat và lipit để thực hiện những chức năng khác nhau.

Câu 5. Kể tên và nêu chức năng từng thành phần của màng sinh chất?

Thành phần màng Chức năng Ví dụ

1. Tầng kép phôtpholipit

- Hàng rào thấm đối với prôtêin. - Tầng kép của tế bào không thấm đối với các phân tử hòa tan trong nước.

2. Prôtêin xuyên màng

a. Chất vận chuyển b. Các kênh

c. Thụ quan

-Vận chuyến các phân tử prôtêin qua màng ngược gradien nong độ.

- Dẫn truyền các phân tử qua màng.

- Dẫn truyền thông tin vào tế bào.

-Kênh glicôporin để dẫn truyền đường.

-Kênh dẫn truyền nước qua màng.

-Các hoocmôn, các chất dẫn truyền thần kinh liên kết với các thụ quan màng.

3. Gen chỉ thị bề mặt tế bào

- Glicôlipit có thể nhận dạng mô...

- Xác định hình dạng tế bào.

- Gen chỉ thị nhóm máu A, B, O - Tế bào hồng cầu.

4. Mạng lưới prôtêin bên trong

- Neo giữ các prôtêin nhất định vào các vị trí riêng.

- Định vị thụ quan.

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10 (Trang 20 - 23)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)