SINH SẢN CỦA VI SINH VẬT NHÂN THỰC:

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10 (Trang 46 - 48)

1. Sinh sản bằng nảy chồi và phân đơi:

- Phân đơi: Xảy ra đa số ở nấm men, diễn biến tương tự như vi sinh vật nhân sơ

- Nảy chồi: Trên bề mặt tế bào mẹ xuất hiện một chồi, chồi lớn dần, nhận được đầy đủ các thành phần của tế bào rồi tách ra và tiếp tục sinh trưởng cho đến khi đạt đến kích thước nhất định thì mới tách khỏi tế bào mẹ.

- Sinh sản hữu tính ở nấm men:

+ Tế bào lưỡng bội giảm phân tạo thành 4 bào tử hoặc nhiều hơn 4 bào tử đơn bội cĩ thành dày được bao bọc bên trong tế bào mẹ gọi là nang (túi).

+ Khi túi vỡ các bào tử đơn bội được giải phĩng sau đĩ sẽ kết hợp với các bào tử đơn bội khác giới tính tạo thành tế bào lưỡng bội nảy chồi mạnh mẽ

- Sinh sản vơ tính ở nấm sợi:

Bào tử vơ tính tạo thành chuỗi trên đỉnh của các sợi nấm khí sinh hoặc được tạo thành bên trong các túi (nang). Loại bào vơ tính khác gọi là bào tử áo cĩ vách dày

- Sinh sản hữu tính ở nấm sợi:

+ Nấm lớn(nấm rơm): Bào tử phát sinh trên đỉnh của đảm gọi là bào tử đảm + Bào tử túi:nằm trong một túi,một số túi được chứa trong thể quả chung lớn hơn

+ Bào tử tiếp hợp: được bao bọc bởi một vách dày, màu sẫm giúp chúng kháng được kháng được nhiệt độ cao và khơ hạn của mơi trường

+ Bào tử nỗn: Là bào tử lớn cĩ lơng và roi được tạo thành ở một số nấm thuỷ sinh

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Nếu khơng diệt hết nội bào tử, hộp thịt hộp để lâu ngày sẽ bị phồng, bị biến dạng, vì sao?

– Hầu hết các vi khuẩn cĩ hại cĩ thể bị tiêu diệt ở nhiệt độ 60 - 700C hay cao hơn nếu được đun nấu trong ít nhất 10 phút. Các bào tử khĩ bị tiêu diệt hơn nên cần khoảng nhiệt độ 100 - 1200C trong ít nhất 10 phút. Thịt đĩng hộp nếu khơng được diệt khuẩn đúng quy trình, các nội bào tử mọc mầm phát triển và phân giải các chất, thải ra CO2 và các loại khí khác làm cho hộp thịt bị phồng lên, biến dạng.

Câu 2. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân sơ?

a. Phân đơi:

– Vi khuẩn sinh sản chủ yếu bằng cách phân đơi. Khi hấp thụ và đồng hĩa chất dinh dưỡng, tế bào vi khuẩn tăng kích thước do sinh khối tăng và dẫn đến sự phân chia, ở giai đoạn này màng sinh chất gấp nếp (gọi là mêzơxơm).

– Vịng ADN của vi khuẩn sẽ lấy các nếp gấp trên màng sinh chất làm điểm tựa đính vào để nhân đơi, đồng thời thành tế bào hình thành vách ngăn để tạo ra 2 tế bào vi khuẩn mới từ một tế bào.

b. Nảy chồi và tạo thành bào tử:

– Một số vi khuẩn sinh sản bằng ngoại bào tử (bào tử được hình thành bên ngồi tế bào sinh dưỡng) như vi sinh vật sinh dưỡng mêtan (Methylosinus) hay bằng bào tử đốt (bào tử được hình thành bởi sự phân đốt của sợi dinh dưỡng) ở xạ khuẩn (Actinomycetes).

– Vi khuẩn quang dưỡng màu tím (Rhodomicrobium vannielii) cĩ hình thức sinh sản bằng phân nhánh và nẩy chồi. Tất cả các bào tử sinh sản đều chỉ cĩ các lớp màng, khơng cĩ vỏ và khơng tìm thấy hợp chất canxiđipicơlinat.

Câu 3. Trình bày các hình thức sinh sản của vi sinh vật nhân thực?

a. Sinh sản bằng bào tử:

– Nhiều lồi nấm mốc cĩ thể sinh sản vơ tính bằng bào tử kín (bào tử được hình thành trong túi), như nấm Mucor hay bằng bào tử trần như nấm Penicillium, đồng thời cĩ thể sinh sản hữu tính bằng bào tử qua giảm phân.

b. Sinh sản bằng cách nảy chồi và phân đơi:

– Một số nấm men cĩ thể sinh sản bằng cách nẩy chồi như nấm men rượu (Saccharomyces), phân đơi như nấm men rượu rum (Schizosacharomyces).

– Các tảo đơn bào như tảo lục (Chorophyta), tảo mắt (Euglenophyta), trùng giày (Paramecium caudatum) sinh sản vơ tính bằng cách phân đơi hay sinh sản hữu tính bằng cách hình thành bào tử chuyển động hay hợp tử nhờ kết hợp giữa 2 tế bào.

Câu 4. Nêu những điểm khác biệt chính giữa hình thức sinh sản phân đơi ở vi khuẩn với nguyên phân?

THPT Lê Quý Đơn

sinh sản phân đơi ở vi khuẩn với nguyên phân cĩ một số điểm khác biệt chính: sinh sản phân đơi khơng hình thành thoi vơ sắc, khơng cĩ các pha và các kì như nguyên phân. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Câu 5. Trình bày cấu tạo và chức năng của nội bào tử?

– Cấu tạo: nội bào tử (Endospore) khơng phải là hình thức sinh sản mà chỉ là dạng nghỉ của tế bào, nội bào tử cĩ lớp vỏ dày và chứa canxiđipicơlinat.

– Chức năng: bảo vệ tế bào khi gằp điêu kiện bất lợi do nĩ cĩ tính kháng nhiệt, kháng bức xạ, hĩa chất, áp suất thẩm thấu...

BÀI 40: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ HỐ HỌC ĐẾN SINH TRƯỞNG VI SINH VẬT SINH TRƯỞNG VI SINH VẬT

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10 (Trang 46 - 48)