ỨNG DỤNG CỦA VIRUT TRONG THỰC TIỄN:

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10 (Trang 55 - 57)

1. Bảo vệ đời sống con người & mơi trường

- Nghiên cứu tìm ra các loại vaccin phịng chống bệnh ở người & ĐV: bệnh đậu mùa, dịch cúm, bệnh dại, viêm gan,…

- Một số virus (virus pox) nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển quá mức 1 số lồi ĐV hoang dã như chuột, thỏ,…

2. Bảo vệ thực vật:

- Sử dụng virut trừ cơn trùng gây hại trên TV. VD: Sử dụng virus Baculo để SX thuốc trừ sâu ăn lá.

- Ưu điểm:

+ Virut cĩ tính đặc hiệu cao, khơng gây độc cho người, động vật và cơn trùng cĩ ích. + Dễ sản xuất, dễ bảo quản, hiệu quả diệt sâu cao, giá thành hạ.

3. Sản xuất dược phẩm

Virus cĩ vai trị quan trọng trong kĩ thuật di truyền & thiết lập bản đồ gen.VD: sản xuất Inteferon cĩ khả năng chống virus, chống tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch. Sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường cho người.

THPT Lê Quý Đơn

CÂU HỎI CUỐI BÀI

Câu 1. Trình bày ứng dụng của virut trong thực tiễn?

– Trong nghiên cứu, bằng việc loại bỏ những đoạn gen khơng quan trọng của virut, thay vào đĩ các gen mong muốn và biến chúng thành vật chuyển gen lý tưởng. Bằng kĩ thuật này đã tạo ra những chế phẩm sinh học quý nhưng cĩ giá thành rẻ, như interfêron, insulin... Cũng cĩ thể dùng virut để nghiên cứu cách thức của tế bào vật chủ thải loại virut hay cách xâm nhập của virus vào trong tế bào vật chủ, từ đĩ tìm ra biện pháp để phịng ngừa virut.

– Nhiều loại virut gây bệnh cho người và động vật đã được nghiên cứu để sản xuất vacxin phịng chống cĩ hiệu quả của bệnh này. Nhờ đĩ đã hạn chế và ngăn chặn được hầu hết các đại dịch đã từng là mối đe doạ trong lịch sử lồi người như: đậu mùa, dịch cúm, dịch sốt… và điều trị một cách hiệu quả một số bệnh được coi là nan y như: bệnh dại, viêm gan B, viêm gan C… Một số virut ở động vật được nghiên cứu để giảm thiểu sự phát triển của một số loại động vật hoang dã như virut pox để hạn chế sự phát triển quá mức những đàn thỏ tự nhiên.

– Trong nơng nghiệp, virus được dùng để sản xuất thuốc trừ sâu sinh học nhằm khống chế số lượng của một số lồi sâu bệnh gây hại. Chế phẩm này cĩ ưu điểm là: cĩ tính đặc hiệu cao nên chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định, khơng gây độc cho người, động vật và cơn trùng cĩ ích; dễ sản xuất, hiệu quả diệt sâu bệnh cao, giá thành hạ...

– Trong nghiên cứu sinh học phân tử, virut cung cấp một hệ thống đơn giản để thao tác và phát hiện chức năng của nhiều loại tế bào.

Câu 2. Thuốc trừ sâu sinh học cĩ chứa virut dựa trên cơ sở khoa học nào?

Một số loại virut kí sinh và gây bệnh cho cơn trùng cũng như một số vi sinh vật gây hại cho cây trồng. Do cĩ tính đặc hiệu cao nên một số loại virut chỉ gây hại cho một số sâu bệnh nhất định mà khơng gây độc cho người, động vật và cơn trùng cĩ ích. Nhờ tính chất này mà một số loại virut được sử dụng để sản xuất các chế phẩm sinh học cĩ tác dụng như những thuốc trừ sâu để tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ mùa màng.

Câu 3. Trình bày phương thức xâm nhập của virut thực vật, triệu chứng của cây bị bệnh và cách phịng ngừa?

– Virut tự nĩ khơng cĩ khả năng xâm nhập vào tế bào thực vật. Phần lớn virut gây nhiễm do cơn trùng, cây bị bệnh cĩ thể truyền cho thế hệ sau qua hạt, số khác truyền qua các vết xây xát do nơng cụ bị nhiễm gây ra.

– Sau khi nhân lên trong tế bào, virut di chuyển sang tế bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.

– Cây bị nhiễm virut thường cĩ hình thái thay đổi: lá bị đốm vàng, đốm nâu, bị sọc hay vằn, lá bị xoăn hay héo, bị vàng rồi rụng, thân bị lùn hay cịi cọc.

– Hiện nay khơng cĩ thuốc chống virut thực vật, biện pháp tốt nhất là chọn giống cây sạch bệnh, vệ sinh đồng ruộng và tiêu diệt vật trung gian truyền bệnh.

Câu 4. Tại sao virut kí sinh trên thực vật khơng cĩ khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ cơn trùng hoặc qua các vết xước?

Virut kí sinh trên thực vật khơng cĩ khả năng tự nhiễm vào tế bào thực vật mà phải nhờ cơn trùng hoặc qua các vết xước, bởi vì: thành tế bào thực vật dày và khơng cĩ thụ thể nên đa số virut xâm nhập vào tế bào thực vật nhờ cơn trùng (chúng ăn lá, hút nhựa cây bị bệnh rồi truyền sang cây lành); một số virut khác xâm nhập qua các vết xước.

Bài 46: KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH I. KHÁI NIỆM BỆNH TRUYỀN NHIỄM: I. KHÁI NIỆM BỆNH TRUYỀN NHIỄM:

1. Khái niệm:

- Bệnh truyền nhiễm là bệnh lây lan từ cá thể này sang cá thể khác. - Tác nhân: Vi khuẩn, vi nấm, động vật nguyên sinh hoặc virút,.. - Điều kiện gây bệnh:

+ Độc lực (mầm bệnh, độc tố). + Số lượng nhiễm đủ lớn.

+ Con đường xâm nhập thích hợp.

2. Phương thức lây truyền: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Truyền ngang: Qua đường hơ hấp, đường tiêu hố, tiếp xúc trực tiếp (qua da & niêm mạc tổn thương, động vật cắn hoặc cơn trùng đốt).

b. Truyền dọc: Từ mẹ sang thai nhi

3. Các bệnh truyền nhiễm thường gặp do vi rút:

- Bệnh đường hơ hấp (90% do virút): Viêm phổi, viêm phế quản, cảm lạnh, viêm đường hơ hấp cấp (SARS), cúm.

- Bệnh đường tiêu hố: Viêm gan, quai bị, tiêu chảy, …

- Bệnh thần kinh: Virut vào cơ thể theo nhiều con đường: hơ hấp, tiêu hố, niệu rồi vào máu đến hệ thần kinh trung ương gây bệnh: viêm não Nhật Bản, bại liệt.

- Bệnh đường sinh dục: HIV, hecpec, viêm gan B.

- Bệnh da: đậu mùa, mụn cơm, sởi,..chúng lây qua đường hơ hấp, tiếp xúc trực tiếp.

II. MIỄN DỊCH:

1. Khái niệm:

Miễn dịch là khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. 2. Các loại miễn dịch

a. Miễn dịch khơng đặc hiệu:

Miễn dịch khơng đặc hiệu là miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.

VD: Các yếu tố bảo vệ tự nhiên của cơ thể: Da, niêm mạc, dịch do cơ thể tiết ra (dịch tiêu hĩa, dịch mật, nước mắt,…), dịch nhầy & lơng rung, đại thực bào, bạch cầu trung tính,…

Đặc diểm:

- Khơng địi hỏi tiếp xúc trước với kháng nguyên.

- Cĩ vai trị quan trọng khi cơ chế miễn dịch đặc hiệu chưa kịp phát huy tác dụng.

b. Miễn dịch đặc hiệu:

Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể khi cĩ kháng nguyên xâm nhập vào.

Cĩ 2 loại:

* Miễn dịch thể dịch: Là miễn dịch sản xuất ra kháng thể (do tế bào limphơ B tiết ra) nằm trong thể dịch (máu, sữa, dịch bạch huyết, dịch nước ối,…)

- Kháng nguyên phản ứng đặc hiệu với kháng thể.

* Miễn dịch tế bào: Là miễm dịch cĩ sự tham gia của các tế bào T độc. Tế bào T khi phát hiện ra tế bào nhiễm thì sẽ tiết ra protein để làm tan tế bào nhiễm khiến virut khơng nhân lên được. Miễn dịch tế bào đĩng vai trị chủ đạo trong các bệnh do virut.

Một phần của tài liệu BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI SINH HỌC 10 (Trang 55 - 57)