Xây dựng NN pháp quyền XHCN dưới sự lãnh đạo của Đảng

Một phần của tài liệu Đề cương đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 30 - 53)

Cải cách tổ chức và hoạt động của NN gắn liền với xây dựng, chỉnh đốn Đảng.

Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng đối với NN, xây dựng bộ máy NN tinh gọn, nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức Đảng và đảng viên trong các cơ quan NN.

Nội dung tư tưởng HCM về xây dựng NN pháp quyền được Đảng và NN ta vận dụng thực hiện trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước, như ĐH IX của Đảng đã khẳng định:” NN ta là công cụ chủ yếu để thực hiện quyền làm chủ của dân,do dân, vì dân.

Quyền lực NN là thống nhất, có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan NN trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. NN quản lý xã hội bằng pháp luật. Mọi cơ quan, tổ chức, cán bộ, công chức, mọi công dân có nghĩa vụ chấp hành hiến pháp và pháp luật./.

Câu 5a : Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà Nước quản lý xã hội bằng pháp luật Bài làm

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tài sản tinh thần quý báu của Đảng và dân tộc. Tư tưởng đó là sự kế thừa có chọn lọc những tinh hoa nhân loại và của dân tộc, là sự tiếp thu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện Việt Nam. Trong toàn bộ nội dung tư tưởng của Người thì tư tưởng về nhà nước chính là sự kế thừa và phát triển của Hồ Chí

Minh về các kiểu nhà nước trong lịch sử, là sự vận dụng lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước vào điều kiện nước ta.

Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân, Người đã ra đi tìm đường cứu nước và đã tìm thấy con người cách mạng vô sản, đồng thời Hồ Chí Minh cũng lựa chọn xây dựng một nhà nước kiểu mới ở Việt Nam, một nhà nước của dân do dân, vì dân khác về bản chất so với nhà nước thực dân phong kiến. Người đã nhận thức được tất cả các nhà nước trước cách mạng vô sản đều chỉ là nhà nước của một số ớt người, nhà nước của giai cấp búc lột. Vỡ thế Hồ Chớ Minh đó chỉ rừ : “Chỳng ta đó hy sinh làm cách mạng thì nên làm cho đến nơi, nghĩa là làm sao cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng, chớ để trong tay một bọn ít người”.

Nhà nước kiểu mới theo Hồ Chí Minh là một nhà nước của dân, do dân. “Tất cả quyền bính trong lúc này là của toàn thể nhân dân Việt Nam. Việc nước là việc chung, mỗi một người con rồng cháu tiên, bất kỳ già trẻ gái trai, giàu nghèo, nồi giống, tôn giáo đều phải gánh vác một phần …”. Nhân dân là người bầu ra nhà nước, bầu ra quốc hội và chính phủ.

Hồ Chí Minh nhấn mạnh “tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc dân tự do lựa chọn những người có tài có đức để gánh vác công việc nước nhà” và “hễ là công dân đều có quyền đi bầu cử”. Nhân dân có quyền kiểm soát, góp ý, phê bình chính phủ, dân có quyền bãi miễn đại biểu quốc hội, hội đồng nhân dân nếu họ không còn xứng đáng, làm hại dân.

Nhà nước kiểu mới là phải coi việc đưa lại quyền lợi chính đáng cho nhân dân là mục tiêu hoạt động của mình. Đó là nhà nước vì dân, phải đặt quyền lợi của nhân dân trên hết

“Việc gì có lợi cho dân ta phải hết sức làm. Việc gì có hại cho dân ta phải hết sức tránh”.

Nhà nước phải chịu trách nhiệm trước dân, nhà nước là công bọc, là đầy tớ của nhân dân, phải yêu dân, kính dân.

Như vậy nhà nước kiểu mới theo Hồ Chí Minh là nhà nước của dân do dân vì dân, thể hiện rừ quan điểm : “Nước lấy dõn làm gốc”. Đú là nhà nước xõy dựng trờn khối liờn minh chủ nghĩa, trí thức doa Đảng CSLĐ là nhà nước quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật.

Vấn đề xây dựng một nhà nước pháp quyền dựa trên cơ sở phục vụ nhân dân, đã đượ thể hiện rừ trong tư tưởng Hồ Chớ Minh. Người cú ý thức rất sớm về tầm quan trọng của phỏp luật trong việc quản lý xã hội, trong bảng yêu sách của nhân dân An Nam do Người soạn thảo gởi đến hội nghị Vecsây 1919 đã thể hiện tư tưởng pháp quyền của Hồ Chí Minh.

Người đã yêu cầu “Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu Châu” “Thay chế độ ra sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật. Trong quan niệm của Hồ Chí Minh, pháp luật phải là ý chí của giai cấp công nhân đồng thời là ý chí của nhân dân lao động, là văn kiện của một giai cấp thống trị. Luật pháp của chế độ thực dân phong kiến, đặt ra là để bảo vệ lợi ích cho giai cấp bóc lột … còn hiến pháp, pháp luật của ta là bảo vệ quyền lợi cho nhân dân lao động. Pháp luật là phải lấy chữ nhân làm trọng và phải thấy mối quan hệ giữa đức trị và pháp trị. Đây là điểm rất đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh, một tư tưởng thắm đượm chủ nghĩa nhân đạo, chủ nghĩa nhân văn, luôn chú trong đến con người, vì sự nghiệp giải phóng con người, luôn tìm cách hướng con người đến cái chân thiện mỹ. Người đã bao giờ cũng nhấn mạnh đến cả hai yếu tố “có lý có tình”. Người đã kết hợp nhuần nhuyễn cả “đức trị” và

“pháp trị”. Người dùng sức cảm hóa để ngăn ngừa tiêu cực có thể xảy ra với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh. Hồ Chí Minh có tấm lòng độ lượng bao dung, nhân hậu nhưng

Người cũng rất nghiêm khắc bỏ qua sai lầm, khuyết điểm, không bao che, luôn đòi hỏi sự bình đẳng trước pháp luật.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền Người đã có ý trước hết tính hợp hiến, hợp pháp của quyền lực nhà nước. Khi nhà nước Việt Nam mới ra đời năm 1945, Người muốn làm nhanh “càng sớm càng tốt” cuộc tổng tuyển cử để bầu ra quốc hội và sau đó là ủy ban soạn thảo hiến pháp đầutiên của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Trong 24 năm làm chủ tịch nước (1945 – 1969) Hồ Chí Minh đã chủ trì soạn thảo hai hiến pháp năm 1946 và 1959. Đó là cơ sở pháp lý của quyền lực nhà nước. Người cũng thường xuyên nhắc nhỡ hoạt động của bộ máy hành pháp, trị pháp phải dựa trên cơ sở vững chắc của hiến pháp và pháp luật.

Hồ Chí Minh không theo thuyết “tam quốc dân lập”, đây là lý luận xây dựng nhà nước tư sản được nhà nước áp dụng từ trước đến nay. Quan điểm của Hồ Chí Minh là không có sự chia sẻ quyền lực mà quyền lập pháp (quốc hội) hành pháp (chính phủ), tư pháp (viện kiểm sát tòa án) phải thống nhất chặt chẽ với nhau để tất cả quyền lực đều thống nhất là quyền lực của nhân dân. Nhưng giữa các quyền đó có sự phân công, phối hợp nhau, tránh chòng chéo và phản quyền.

Nhà nước quản lý xã hội bằng hiến pháp và pháp luật là tư tưởng nhất quán của Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền. Tư tưởng này được thể hiện rất sớm qua bản yêu sách 8 điểm gời đến hội Nghị Vec-sây 1919. Người chú trọng đặc biệt đến việc xây dựng pah1pluật và việc đưa pháp luật vào thực hiện có kết quả trong cuộc sống. Theo Người, phải tuyên truyền giáo dục pháp luật cho nhân dân, làm cho dân nắm được pháp luật, hiểu được luật và làm theo uật. Người yêu cầu các cơ quan nhà nước, cán bộ viên chức kể cả cán bộ chủ chốt phải gương mẫu chấp hành. Ngay cả Đảngcầm quyền cũng phải hoạt động trong khuôn khổ hiến pháp và pháp luật. Bản thân Hồ Chí Minh là một tấm gương về chấp hành hiến pháp và pháp luật, không có ngoại lệ nào dù đó là chủ tịch nước.

Về xây dựng bộ máy nhà nước, Hồ Chí Minh nhất quán quan điểm xây dựng ở Việt Nam. Quốc hội lthực sự là cơ quan quyền lực cao nhất ; chính phủ là cơ quan hành chính cao nhứt. Với một nền hành chính quốc gia hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ đặt dưó7i sự kiểm soát chặt chẽ của nhân dân. Hồ Chí Minh chủ trương xây dựng tổ chức tư pháp hiện đại và dân chủ. Tòa án được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc của cơ quan tài nghĩa là độc lập với cơ quan hành chính, trong xét xử cóphụ thẩm nhân dân tham gia, thẩm phán do chính phủ bổ nhiệm, phiên tòa xét xử công khai, quyền bào chữa của các bị cáo được bảo đảm trong xét xử. Thẩm phán chỉ tuân theo pháp luật, các cơ quan khác không có quyền can thiệp. Tóm lại, một bộ máy nhà nước kiểu mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh là một bộ máy nhà nước hiện đại, dân chủ, có hiệu lực, phải cấu tạo luôn luôn thì yêu cầu kết quả của từng thời kỳ cụ thể, tránh tùy tiện, tránh. Hồ Chí Minh cũng coi trọng vấn đề cán bộ, công chức nhà nước, đề cao vị trí và vai trò của họ. Người cho rằng : “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt. Cán bộ là những người đem chính sách của chính phủ, của đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ dỡ thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. Người có quan điểm nhất quán về tiêu chuẩn cán bộ – viên chức nhà nước là phải vừa có đức, có tài, vừa hồng “vừa chuyên”. Hai mặt đó phải luôn luôn đi đôi với nhau mà đứa phải là gốc. Theo Hồ Chí Minh tiêu chuẩn người cán bộ – công chức nhà nước có những yêu cầu là : phải tuyệt đối trung thànhvới sự nghiệp cách mạng (là yêu cầu đầu tiên phải có), thành thạo công việc, phải có mối liên hệ mật thiết với dân, phải dám phụ trách,

dám quyết đoán, dám chịu trách nhiệm nhất là trong những tình huống khó khăn, thất bại không hoang mang, thắng lợi không kiêu ngạo, phải trung thực, luôn có chí tiến thủ, luôn luôn tự phê bình và phê bình, biết người, biết việc, không thành kiến, không bao che.

Trong việc lựa chọn người vào đội ngũ cán bộ – công chức nhà nước, Hồ Chí Minh coi trọng biện phỏp thi tuyển đội ngũ cỏn bộ – cụng chức. Điều này thể hiện rừ trong hai sắc lệnh do Người ký 1948, 1950 hoặc sắc lệnh năm 1946 qui định tiêu chuẩn chuyên môn hóa cán bộ tư pháp. Những qui định về thi tuyển, về tiêu chuẩn hoá đội ngũ viên chức nhà nước của Người vẫn có ý nghĩa quan trọng trong quá trình cải cách hành chính hiện nay.

Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh vào xây dựng nhà nước và pháp luật trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải xây dựng một nhà nước và đảm bảo cho nhà nước thật sự là của dân do dân, vì dân, phát huy hơn nữa vai trò và quyền lực của nhân dân trong xây dựng nhà nước của mình. Bộ máy nhà nước phải hoạt động có hiệu lực từ quốc hội đến chính phủ và cơ quan tư pháp. Xây dựnghệ thống pháp luật hoàn chỉnh, khắc phục tình trạng pháp luật thiếu, sơ hở, bất cập đồng thời đưa pháp luật vào thực thi có kết quả, tuyên truyền giáo dục phápluật cho nhân dân. Tiếp tục đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức nhà nước, nâng cao trình độ mọi mặt để không bị “đuối tần”, trước yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tổ chức thi tuyển công chức, phòng ngừa và hắc phục tình trạng một bộ phận cán bộ công chức tham ô, những nhiễm, thoái hóa, biến chất.

Trong thời kỳ chống Pháp 1945 – 1954, do không có điều kiện họp đoàn thể quốc hội, Hồ Chí Minh với tư cách là chủ tịch nước, buộc phải ra những sắc lệnh nhưng Người luôn tôn trọng tính hợp hiến của các sắc lệnh bằng cách xin ý kiến ban thường trực quốc hội.

CÂU 6: Tư tưởng HCM về đại đoàn kết (cơ sở của việc xác định khối đại đoàn kết;

nguyên tắc, phương pháp xây dựng khối đại đoàn kết).

Bài làm

Tư tưởng ĐĐK HCM là một hệ thống những luận điểm, những nguyên tắc, những phương pháp giáo dục và tập hợp tổ chức lực lượng cách mạng, nhằm phát huy với mức cao nhất sức mạnh của dân tộc và sức mạnh của thời đại vào sự nghiệp đấu tranh vì độc lập dân tộc và CNXH.

Đoàn kết là truyền thống quí báu, là sức mạnh vô địch của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Vì vậy, tư tưởng ĐĐK HCM là nội dung xuyên suốt và nhất quán trong toàn bộ hệ thống tư tưởng HCM nói chung và là cơ sở cho chiến lược của Đảng ta, nhờ đó mà đã dẫn tới những thành công của cách mạng Việt Nam trong cách mạng dân tộc dân chủ và XHCN.

Tư tưởng ĐĐK HCM được hình thành trên cơ sở truyền thống đoàn kết, nhân ái, tình cảm trong lối sống tự nhiên và triết lý nhân sinh của người Việt Nam.

Đoàn kết dựa vào dân là tư duy chính trị và là kế sách giữ nước của ông cha ta (biểu hiện trong thơ các văn học), và HCM đã kế thừa có chọn lọc những tư tưởng văn hóa của phương đông có giá trị hợp lý như: tư tưởng nhân ái, tư tưởng đại đồng, tinh thần từ bi bác ái và những trào lưu dân chủ tư sản phương tây về tư tưởng tự do bình đẳng, bác ái. Mặt khác HCM tiếp thu và vận dụng sáng tạo những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về đoàn kết và tập

hợp lực lượng. Người đã thấm nhuần quan điểm cách mạng của Mác: cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử, cho nên cách mạng muốn mạnh phải đoàn kết các dân tộc, các giai cấp và các tầng lớp khác thành lực lượng hùng mạnh để chống thực dân đế quốc và áp bức bất công.

Những quan điểm này được đúc kết thành các khẩu hiệu trong phong trào cộng sản như “GCVS và các dân tộc bị áp bức trên thế giới đoàn kết lại”.

Xuất phát từ thực tiễn XH Việt Nam vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX lúc này XH bị phân hóa sâu sắc, các giai cấp khác thì có thái độ khác nhau đối với vận mệnh của dân tộc, thực dân Pháp dùng chính sách chia rẽ để tự làm cho mâu thuẫn XH gay gắt thêm. Phong trào quần chúng chống pháp của Việt Nam lúc này rất sôi nổi nhưng đều thất bại (hệ tư tưởng phong kiến, tư sản dân chủ Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu…). HCM đã khảo sát tình hình thế giới và đi đến kết luận rất quan trọng gắn liền với tư tưởng ĐĐK: trên thế giới có hai loại người là người bóc lột và người bị bóc lột, họ có cùng cảnh ngộ, cùng tâm tư nguyện vọng. Vì vậy, họ đoàn kết lại với nhau để chống kẻ thù chung. HCM cho rằng các phong trào giải phóng dân tộc chưa thành công là do các nước thuộc địa chưa đoàn kết trên phạm vi toàn thế giới, HCM đã nghiên cứu các cuộc cách mạng điển hình trên thế giới như Công xã Paris (1871), vì tổ chức không khéo léo, không liên lạc với dân cày nên họ bị thất bại; còn cuộc cách mạng tháng Mười Nga (1917) dạy chúng ta muốn cách mạng thành công phải dân chúng là gốc.

Mặt khác tư tưởng ĐĐK HCM được hình thành từ những nhân tố chủ quan của Người như môi trường giáo dục của gia đình, tư chất thông minh, bản lĩnh chính trị vững vàng và tính năng động sáng tạo của HCM, Người sớm tiếp thu với các nhà tiền bối yêu nước (Phan Chu Trinh, Phan Bội Châu…), có tinh thần phấn đấu vươn lên không ngừng trong học tập. Trong nắm bắt tri thức của Người, HCM có bản chất nhân văn, đạo đức trong sáng, lòng rộng lượng bao dung, lo cho dân, lo cho nước, yêu thương con người và có sức thu hút rất lớn với mọi người, thu hút được sức mạnh ĐĐK.

Tư tưởng ĐĐK HCM định hướng cho việc xây dựng củng cố, mở rộng, tăng cường lực lượng cách mạng trong sự nghiệp đấu tranh nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng XH, giải phóng con người. Đoàn kết là truyền thống quí báu của dân tộc ta, đã được HCM nâng lên tầm cao mới “Đoàn kết, ĐĐK, thành công đại thành công”, ở đây muốn nói lên phạm vi và đối tượng ĐĐK rất rộng, nhiều tầng, nhiều lớp.

Đối với Đảng, thì việc đoàn kết trong Đảng là nhân tố hạt nhân của mọi sự đoàn kết, vì Đảng là người lãnh đạo toàn diện, chỉ có đoàn kết nhất trí cao trong Đảng thì mới có thể tập hợp đoàn kết các tầng lớp khác. Đây là một quan điểm luôn được HCM quan tâm và đã khắc ghi trong di chúc thiêng liêng của Người

“Đoàn kết là cực kỳ quí báu của Đảng ta. Các đồng chí từ TW đến cơ sở phải giữ gìn sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.

Đoàn kết trong nước (toàn dân) là nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng, đoàn kết toàn dân là đoàn kết tất cả những người Việt Nam yêu nước, không phân biệt tôn giáo, sắc tộc, đảng phái, lứa tuổi… thể hiện trong đường lối tập hợp lực lượng, xác định lực lượng cách mạng rất rộng rãi, bao gồm không chỉ nhân dân, công nhân, nông dân mà còn cả tiểu tư sản, trí thức, trung nông, phú nông, trung địa chủ, tiểu địa chủ, tư sản dân tộc được biểu hiện thông qua lời kêu gọi toàn dân (đặc biệt là lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến).

Tư tưởng đoàn kết quốc tế được HCM rất coi trọng, mặc dù yếu tố nội lực là chính, nhưng cũng phải đoàn kết với phong trào cộng sản và công nhân quốc tế,

Một phần của tài liệu Đề cương đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 30 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(53 trang)
w