Câu 9: Phân tích phương châm “Di bất biến ứng vạn biến” trong phương pháp cáchmạng Hồ Chí Minh.

Một phần của tài liệu Đề cương đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 50 - 53)

CM Tháng Mười Nga giành được thắng lợi hoàn toàn, lập ra nhà nước Xô viết của Công-Nông-Binh.

Câu 9: Phân tích phương châm “Di bất biến ứng vạn biến” trong phương pháp cáchmạng Hồ Chí Minh.

“Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”. Người chỉ rõ “Muốn hướng dẫn nhân dân mình, mình phải làm mực thước cho người ta bắt chước”. Hô hào dân tiết kiệm, mình phải tiết kiệm trước đã. Hồ Chí Minh là tấm gương sáng về đạođức cách mạng trong đó đặc biệt là đạo làm gương.

Ngày nay, Đảng viên đang trong giai đoạn đổi mó7I vớinền kinh tế thị trường, giao lưu mở cửa thì mặt trái của nó đang đặt ra những vấn đề Đảng cần phải giảiquyết. Do vậy, giươngcao ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh trongsự nghiệpđổimới mà cụ thể ở đây là tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức, chúng ta phải phấn đấu xây dựng cho đội ngũ cán bộ Đảng viên một động cơ có 04 thái độ đúng trong sự nghiệp phục vụ nhân dân, phục vụ cách mạng, chống lại mọi biểu hiện sai trái, đặc biệt là chủ nghĩa cá nhân, tăngcường giáo dục đạo đức cách mạng cho các thế hệ công dân Việt Nam ở cả ba môi trường : gia đình, nhà trường và xã hội. Coi trọng nêu gương người tốt việc tốt, những điển hình tiến tiến, đó cũng là cách gián tiếp phê phán những mặt trái, điều xấu và đó là một cách lấy quần chúng giáo dục quần chúng. Phải xây dựng thóiquen tự phê bình và phê bình, gắn mìnhvới tổ chức, với tập thể để rèn luyện, chống mọi sự chia rẻ, cục bộ, mất đoàn kết

Câu 9 : Phân tích phương châm “Di bất biến ứng vạn biến” trong phương pháp cách mạngHồ Chí Minh. Hồ Chí Minh.

Bài làm

Phương pháp cach mạng là một bộ phận đặc biệt quan trọng trong hệ thốngtư tưởng Hồ Chí Minh. Trong tiến trình cách mạngViệt Nam, đường lối cách mạng và tư tưởng chính trị đúng đắn của Hồ Chí Minh có vị trí vô cùng quan trọng. Song chỉ có sự đúng đắn của tư tưởng chính trị, của lý luận cách mạng cũng chưa đủ để đưa cách mạng tiến đến thành công. Tư tưởng CT, chiến lược cách mạng có được hiện thực hoá hay không, có trở thành phong trào cách mạng của quần chúng, có được quần chúng tiếp nhân như một nhu cầu thiết yếu hàng ngày, địnhhướng hành động, biến thành sức mạnh VC trong đấu tranh của họ hay không là còn phụ thuộc vào phương pháp cách mạng. Hồ Chí Minh nhận thức rất sâu sắc về điều đó. Người thường nhắc nhỡ những người cách mạng Việt Nam phải luôn chú ý tới phương châm : chủ trương một, kế hoạch phải hai và biện pháp phải ba. Quá trình vạch đường chỉ lối và trực tiếp lãnhđạo cách mạng Việt Nam đã hình thành trong tư duy Hồ Chí Minh một phương pháp cách mạng thích hợp, đầy tính sáng tạo và nhạy bén.

Ta có thể hiểu phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh theo nghĩa rộng là sự vận động của tư tường Hồ Chí Minh trong thực tiễn. Nói cách khác đó là những qui luật hoạt động mà theo đó tư tưởng CT của Người được hiện thực hoá. Theo nghĩa hẹp, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là hệ thống các cách thức, biện pháp, qui trình hợp thành các nguyên tắc điều chỉnh và hướng dẫn hành động của các lực lượng cáchmạng trong đấu tranh giành độc lập dân tộc, đi lên xây dựng CNXH ở Việt Nam. Tóm lại, có thể hiếu ngắn gọn phương pháp

cách mạng Hồ Chí Minh là phương pháp khoa học của Hồ Chí Minh trong tiến hành CN phương pháp cách mạng - Hồ Chí Minh, có cơ sở hình thành từ phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ những phạm trù biện chứng của VN và phương Đông về thời và thế, bỉ và thái, binh và biến … từ kinh nghiệm của các cuộc đấu tranh dựng và giữ nước của dân tộc và các cuộc cách mạng tiêu biểu trên thế giới và nhất là không thể thiếu vai trò của nhân tố CQ - Hồ Chí Minh. Trên cơ sở nắm vững lý luận cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin, nắm vững phép biện chứng duy vật, Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo vào cách mạng Việt Nam những kinh nghiệm đã tiếp thu được. Người đã tiếp thu có chọn lọc những kinh nghiệm qui báu của dân tộc, những phương pháp điều hành có hiệu quả của các nhà chính trị, quân sự lổi lạc trong và ngoài nước để xac lập cho mình một phương pháp cách mạng thích hợp. Có thể tìm thấy trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh tính nguyên tắc, bản chất khoa học và cách mạng triệt để của chú nghĩa Mác – Lênin, cách thức của người Việt Nam trong đánh giặc giữ nước cũngnhư trong sản xuất xây dựng đất nước, kinh nghiệm lịch sử hoá thân trong hiện đại, sức mạnh dân tộc hoà nhập với sức mạnh thời đại, lợi ích dân tộc bằng với lợi ích giai cấp.

Như vậy, phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là phương pháp cách mạng và khoa học, nó thuộc phạm trù phương pháp cách mạng của chủ nghĩa Mác – Lênin.

Phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh là bí quyết, là linh hồn sống của tư tưởng HỒ CHí Minh trong cuộc đấu tranh để giành độc lập cho dân tộc, Hồ Chí Minh cũng như những nhà cách mạng yêu nước Việt Nam cùng thời đều xác định cùng mục tiêu độc lập dân tộc, đều xác định được phải đánh đuổi để giải phóng dân tộc và lạikhác nhau ở chỗ xác định ai đánh và đánh như thế nào. Chính sự khác nhau này, khác nhau về phương pháp cách mạng mà pHan bội Châu đã “Một trăm thất bại không một thành công”, các nhà yêu nước khác cũng không mang về độc lập cho dân tộc trong khi Hồ CHí Minh bằng phương pháp cách mạng phù hợp với thực tiễn Việt Nam đã mang vinh quang về cho đất nước, đã đem ánh sáng độc lập xua tan đêm trường nô lệ trên dãi đất Việt Nam. Phương pháp cách mạng đúng đắn, đã giúp đưa tư tưởng Hồ Chí Minh đi vào thực tiễn, vận dụng vào cuộc sống.

Trong phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh đã nổi lên phương pháp xử lý tình huống, đó là phương châm : “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, phương châm này xuyên suốt trong quá trình hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh (Tháng 5/ 1946. Hồ chủ tịch đi thăm Pháp trong hoàn cảnh đất nước “ngàn cân treo sợi tóc”. Người giao cho các đồng chí Huỳnh Thúc Kháng làm quyền chủ tịch nước với lời dặn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến”). “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” là lấy cái không thay đổi để đối phó với vạn cái thay đổi. Nó là bí quyết đảm bảo thắng lợi của cách mạng, trong xử lý tình huống cách mạng. Phương châm này của Hồ Chí Minh hàm ý là trên thế giới cái gì cũng thay đổi nhưng những cái là chân lý thì không bao giờ thay đổi. Người cách mạng phải đứng vững trên chân lý cách mạng để đối phó với những tình huống phức tạp. Đó là những chân lý như : Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Định lý thống nhứt đất nước là không thay đổi, định lý dân tộc ắn liền CNXH là chân lý của cách mạng Việt Nam, chủ nghĩa Mác – Lênin là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam là mặt trời chân lý của chủ nghĩa vô sản. Từ những chân lý, đòi hỏi người làm cách mạng phải sáng tạo ra các hình thức, biện pháp để xử trí các tình huống cách mạng, để đưa cách mạng đến thành công. Vận dụng trong đấu tranh cách mạng, phương châm này đòi hỏi phải nắm vững nguyên tắc cách mạng đồng thời phải có sự khôn khéo, mềm dẽo, linh hoạt về sách lược để đối phó với những âm mưu thủ đoạn của kẻ thù.

Ở Hồ Chí Minh, Người đã vận dụng phương châm này ở mức độ nghệ thuật cao, sau khi CMT.8 thành công, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà ra đời, nhà nước công nông do Hồ chủ tịch đứng đầu đã phải đương đầu với bao thế lực thù trong giặc ngoài đang lăm le bóp chết chính quyền cách mạng non trẻ. Đó là 20 vạn quân Tưởng tràn vao miền Bắc để giải giáp quân Nhật, là quân Anh vào tước vũ khí quân Nhật ở miền Nam và theo sau là quân Pháp muốn trở lại xâm chiếm nước ta một lần nữa. Đó là bọn vIệt quốc, Việt cách bám gót quân Tưởng về nước chống phá cách mạng là bọn tay sai của thực dân, bọn địa chủ phong kiến phản cách mạng … Trước tình cảnh đất nước như ngàn cân treo sợi tóc, vận dụng phương châm “”Dĩ bất biến, ứng vạn biến”, Hồ Chí Minh đã phân hoá và lần lượt gạt bỏ từng kẻ thù, phá thế lưỡng đầu thọ địch, giữ vững được chính quyền cách mạng. HỒ Chí Minh đã đứng vững trên chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”, lúc này là “dân tộc trên hết”, “tổ quốc trên hết”. Hồ chủ tịch và Đảng ta đã chủ trương hoà với Tưởng để đối phó với Pháp ở miền Nam, sau đó lại tạm hòa với Pháp để điuổi Tưởng ra khỏi miển Bắc, và như vậy là đuổi luôn bọn Việt Quốc, Việt Cách theo đuôi quân Tưởng. Còn lại kẻ thù chính là thực dân Pháp, Hồ chủ tịch lại ra sách lược “hoà để tiến” bằng hiệp định sơ bộ ngày 06/ 3/ 1946 và sau đó là tạm ước ngày 11/ 9/ 1946, đã tạo thời gian quí báu cho chính quyền cách mạng củng cố lực lượng chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài với thực dân Pháp. Hiệp định sơ bộ là một chủ trương đúng đắn, sáng tạo “Một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lêninít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng ngũ kẻ địch và về nhân nhượng có nguyên tắc”. Như vậy, với những sách lược ngoại giao tài tình, sáng suốt Hồ Chí Minh đã lèo lái con thuyền cách mạng vượt qua được bão tố phản cách mạng của năm 1946, đưa cách mạng Việt Nam tiếp tục tiến lên giành thắng lợi mới.

Trong những năm đấu tranh và xây dựng CNXH ở miền Bắc, cách mạng Việt Nam với tinh thần “tự lực cánh sinh là chính, song sự giúp đỡ của bè bạn quốc tế là vô cùng quan trọng, là sự giúp đỡ của Liên Xô và Trong Quốc. Hồ Chí Minh cũng đã vận dụng phương châm “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong việc giải quyết mối quan hệ giữa nước ta với liên Xô và Trung Quốc để tranh thủ sự giúp đỡ của hai nước này cho cách mạng Việt Nam khi mà Liên Xô và Trung Quốc có những bất đồng (Đúng là “Hồ Chí Minh đã khéo lái con thuyền Việt Nam đi giữa hai ngọn sóng Xô – Trung trong thập kỷ 60”).. Vì chân lý “Dân tộc Việt Nam là một, nước Việt Nam là một, sông có thể cạn, nước có thể , song chân lý đó không bao giờ thay đổi”, vì mục tiêu độc lập dân tộc và CNXH trên cả nước, cách mạngViệt Nam đã sẵn sàng đối phó với cái “vạn biến” của kẻ thù. Từ chiến tranh đặc biệt đến chiến tranh cục bộ rồi Việt Nam hoá chiến tranh thì phương pháp cách mạng Việt Nam cũng đã có chiến lược hai chân ba mũi đánh địch bằng ba thứ quân, trên ba chiến lược diệt địch để làm chủ, làm chủ để diệt địch, kết hợp kinh nghiệm của quần chúng với chiến tranh cách mạng …

Như vậy, có thể nói cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác là nhờ có phương pháp cách mạng đúngđắn, trong đó có sự vận dụng linh hoạt phương châm “Dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh. Trong công cuộc xây dựng đất nước ngày nay, vận dụng phương châm này vào công tác hàng ngày đó là việc nắm vững đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà Nước, trên cơ sở sáng tạo ra các hình thức biện pháp đề hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng là rất phong phú, toàn diện và sâu sắc. Hơn bao giờ hết trong thời kỳ đổi mới hiện nay, chúng ta cần học tập vận dụng phát triển tư tưởng đó vào công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước. Tư tưởng Hồ Chí Minh về phương pháp cách mạng nói riêng và toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ

Chí Minh (là nền tảng tư tưởng là kim chỉ nam cho hành của Đảng ta và cách mạng Việt Nam) có mãi sáng soi cho con đường cách mạng Việt Nam.

Câu 1: Đồng chí hãy phân tích: Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM, làm rõ mối quan hệ giữa các nguồn gốc đó và khẳng định nhân tố có vai t rò quan trọng nhất.

Câu 1a : Nguồn gốc hình thành tư tưởng HCM (câu 1-đề 6 câu)

---

Câu 2 : Làm rõ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong tư tưởng giải phóng dân tộc.

Câu 2b : Làm rõ những sáng tạo của Hồ Chí Minh trong tư tưởng về Cách mạng giải phóng dân tộc

Câu 2c : Con đường cứu nước của Hồ Chí Minh (câu 2-đề 6 câu)

---

Câu 3 Phân tích cơ sở để Hồ Chí Minh lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội.

Câu 3a Làm rõ căn cứ khoa học để Hồ Chí Minh lựa chọn mục tiêu CNXH – CNCS ở VN

---

Câu 4: Tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cầm quyền.

Câu 4a : Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh (câu 4 - đề 6 câu)

---

Câu 5: Tư tưởng HCM về xây dựng nhà nước trên cơ sở hiến pháp và pháp luật ?

Câu 5a : Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà Nước quản lý xã hội bằng pháp luật (câu 3 - đề 6 câu)

---

Một phần của tài liệu Đề cương đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 50 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(55 trang)
w