Cơ sở hình thành.

Một phần của tài liệu Đề cương đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 27 - 28)

Thuở thiếu thời HCM đã tận mắt chứng kiến thực trạng của bộ máy nhà nước thực dân phong kiến Ở nước ta, đó là một kiểu nhà nước không thể chấp nhận được. Người nhận thức nhà nước PK tuy có thời đã có pháp luật, nhưng quyền hành lại tập trung vào tay nhà vừa, do vậy, thời PK nhà nước là sự thống trị của chế độ độc tài chuyên chế. Trong xã hội thực dân PK, sự cai trị của NN theo kiểu chuyên chế, không có luật pháp dân chủ mà theo kiểu toàn quyền do Pháp đặt ra cho chế độ thuộc địa Ở Đông Dương, cai trị bằng lệnh, mang dấu ấn cá nhân chứ không thực hiện chế độ ra các đạo luật thể hiện nhân quyền, bảo đảm về mặt pháp luật.

Trong quá trình tìm đường cứu nước, HCM đã bắt gặp ánh sáng chân lý của CN Mác- Lênin. Từ những lý luận của CN Mác-Lênin về vấn đề nhà nước của GCCN, của đại đa số quần chúng nhân dân lao động. HCM đã rút ra những quan điểm cơ bản để hình thành tư tưởng của mình và sau này trở thành đường lối của ĐCSVN là bộ máy N.nước và pháp luật của CM phải xuất phát từ lợi ích của dân, do dân và vì dân. Khi giành được chính quyền phải chăm lo giữ chính quyền, có được chính quyền phải xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân, tức là nhà nước phải thuộc về số đông mới tồn tại được.

Qua theo dõi phát triển cách mạng thế giới, HCM đã rút ra tư tưởng của mình về vấn đề nhà nước.

Công xã Pari ( 1871 ) thất bại là do tổ chức nhà nước không có người dân và ít trí thức tham gia, không tạo được sức mạnh toàn dân.

Các cuộc CMTS Pháp (1789), Mỹ (1776), Anh (1664), Trung Quốc (1911)… có tiến bộ ( tự do, bình đẳng, bác ái ) nhưng thực sự là mang tiếng mị dân, chính quyền không thuộc về nhân dân mà thuộc về số ít người, tức là nằm trong tay giai cấp thống trị, không vì lợi ích của quần chúng nhân dân lao động.

Một phần của tài liệu Đề cương đáp án môn Tư tưởng Hồ Chí Minh (Trang 27 - 28)