2.2. Phân tích tình hình tài chính tại công ty Cp công trình giao thông vận tải Quảng Nam
2.2.2 Phân tích tình hình tài chính thông qua các nhóm tỷ số tài chính
2.2.2.1 Các tỷ số về khả năng thanh toán
a. Hệ số khả năng thanh toán tổng quát.
Hệ số khả năng thanh toán tổng quát là mối quan hệ giữa tổng tài sản mà hiện doanh nghiệp đang quản lý sử dụng với tổng số nợ phải trả (nợ ngắn hạn, nợ dài hạn,...)
Hệ số thanh toán
tổng quát = Tổng tài sản
Tổng nợ phải trả
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tổng tài sản 60.689.759.040 54.518.727.204
62.546.763.05
4 -6.171.031.836 -10,17 8.028.035.850 14,73 Tổng nợ phải
trả 38.282.100.711
30.638.997.88 8
37.849.141.73
7 -7.643.102.823 -19,97 7.210.143.849 23,53 Hệ số thanh
toán tổng quát 1,59 1,78 1,65 0,19 12,24 -0,13 -7,13
Nhận xét:
Vào thời điểm cuối năm 2006, hệ số thanh toán tổng quát bằng 1,59 có nghĩa là một đồng nợ được bảo đảm bằng 1,59 đồng tài sản.
Cuối năm 2007 thì hệ số này tăng 1,78 đồng là vì vào thời điểm cuối năm 2007 thì tài sản giảm 10,17%, trong khi đó khoản nợ phải trả giảm tới 19,97 %.
Vào thời điểm cuối năm 2008 thì một đồng nợ được bảo đảm 1.65 đồng tài sản. Vào thời điểm cuối năm 2008 thấp hơn 2007 là do công ty đã huy động thêm
từ bên ngoài là 7.210.143.849 đồng tăng 23,53%, trong khi tổng tài sản chỉ tăng 8.028.035.850 đồng, tương ứng với tỷ lệ 14,73%.
Hệ số thanh toán tổng quát như thế này ta thấy được mức an toàn là không cao, măc dù các khoản huy động từ bên ngoài đều có tài sản đảm bảo nhưng hệ số đảm bảo không cao.
b. Hệ số khả năng thanh toán nợ ngắn hạn(Khả năng thanh toán hiện hành).
Một trong những thước đo khả năng thanh toán của một doanh nghiệp được sử dụng rộng rãi nhất là khả năng thanh toán hiện hành
Hệ số thanh toán nợ ngắn hạn thể hiện mức độ đảm bảo của tài sản lưu động với nợ ngắn hạn. Đó là quan hệ giữa tổng tài sản với tổng nợ sắp đến hạn
HTTHH = Tài sản ngắn hạn
Tổng nợ ngắn hạn
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tài sản ngắn hạn 55.473.221.893
49.467.900.21 8
56.776.887.10
6 -6.005.321.675 -10,83
7.308.986.88
8 14,78
Nợ ngắn hạn
38.223.313.55 4
30.638.997.88 8
37.849.141.73
7 -7.584.315.666 -19,84
7.210.143.84
9 23,53
HTTHH 1,45 1,61 1,50 0,16 11,25 -0,11 -7,09
Nhận xét:
Vào cuối năm 2006, cứ một đồng nợ ngắn hạn được bảo đảm bằng 1,45 đồng tài sản ngắn hạn. Cuối năm 2007 thì hệ số này tăng cao hơn là 1,61 nguyên nhân là năm 2007 thì nợ ngắn hạn giảm 7.584.315.666 đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là 19,84%, trong khi đó tài sản ngắn hạn của công ty giảm nhưng tỷ lệ giảm là 10,83% và thấp hơn so với nợ ngắn hạn.
Năm 2008 thì hệ số này giảm cứ một đồng nợ ngắn hạn thì được đảm bảo 1,50 đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân là năm 2008 tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn đều tăng nhưng tỷ lên tăng của nợ ngắn hạn lớn hơn so với tài sản ngắn hạn là 8,83%.
Hệ số này giảm vào thời điểm cuối năm 2008 so với thời điểm cuối năm 2007, điều này chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty đã giảm. Đây là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính tiền tệ.
c. Hệ số thanh toán nhanh.
Các tài sản mang đi thanh toán cho chủ nợ đều phải chuyển đổi thành tiền.
Khả năng thanh toán nhanh được tính toán dựa trên những TSNH có thể nhanh chóng chuyển đổi thành tiền, bao gồm tài sản ngắn hạn trừ hàng tồn kho, vì ta đã biết hàng tồn kho là tài sản khó chuyển đổi thành tiền, nhất là hàng ứ đọng, kém phẩm chất.
Công thức:
HTTN = Tài sản ngắn hạn - Dự trữ
Nợ ngắn hạn
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tài sản ngắn
hạn- Dự trữ 45.124.657.235
33.724.851.07 4
43.848.271.40
7 -11.399.806.161 -25,26
10.123.420.33
3 30,02
Nợ ngắn hạn
38.223.313.55 4
30.638.997.88 8
37.849.141.73
7 -7.584.315.666 -19,84 7.210.143.849 23,53
HTTN 1,18 1,10 1,16 -0,08 -6,76 0,06 5,25
Nhận xét:
Vào cuối năm 2006, công ty có 1,18 đồng để sẳn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn.
Vào cuối năm 2007, thì công ty có 1,1 đồng để sẳn sàng đáp ứng cho một đồng nợ ngắn hạn. Hệ số này giảm vì cuối năm 2007 cả tài sản ngắn hạn - dự trữ và
nợ ngắn hạn đều giảm nhưng tỷ lệ này khác nhau, trong khi nợ ngắn hạn giảm 19,84% thì tài sản ngắn hạn trừ dự trữ giảm 25,26% điều này làm cho hệ số thanh toán nhanh giảm.
Vào năm 2008 thì hệ số thanh toán nhanh là 1,16 hệ số này cao hơn so với năm 2007.
d. Khả năng thanh toán bằng tiền.
Đó là quan hệ giữa vốn bằng tiền so với tổng số nợ ngắn hạn.
Công thức:
HTTBT = Tiền
Nợ ngắn hạn
Hệ số này cao là tốt, song để lượng vốn của doanh nghiệp tồn tại dưới hình thái tiền tệ lớn sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn.
Năm
Chỉ tiêu
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008
So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
(+/-) (%) (+/-) (%)
Tiền 5.353.893.573 2.902.221.540 1.923.623.177 -2.451.672.033 -45,79 -978.598.363 -33,72 Nợ ngắn hạn 38.223.313.55 30.638.997.88 37.849.141.73 -7.584.315.666 -19,84 7.210.143.84 23,53
4 8 7 9
HTTBT 0,14 0,09 0,05 -0,05 -32,37 -0,04 -46,35
Nhận xét:
Qua tính toán trên ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền của công ty qua ba năm là rất thấp và giảm dần qua các năm.Nguyên nhân là lượng tiền mặt so với nợ ngắn hạn thấp hơn rất nhiều. Mà cụ thể là lượng tiền mặt của công ty rất thấp và có xu hướng ngày càng giảm xuống, trong khi đó nợ ngắn hạn trong năm 2007 giảm so với năm 2006 nhưng đến năm 2008 nợ ngắn hạn đã tăng lên rất nhiều.
Cụ thể năm 2006 hệ số này bằng 0,14, đến năm 2007 hệ số này giảm còn 0,09 và năm 2008 là 0,05. Điều này thể hiện khả năng thanh toán bằng tiền của công ty không tốt và có khuynh hướng ngày càng kém hơn. Như vậy trong những năm tới công ty cần phải có biện pháp khắc phục bằng cách nâng mức dự trữ tiền mặt lên đến mức cho phép và giảm phần nợ phải trả ngắn hạn đến giới hạn cần thiết để có thể nâng cao hệ số này lên đáp ứng ngay nhu cầu thanh toán
e. Khả năng thanh toán lãi vay
Công thức:
HTTLV = Thu nhập trước thuế và trả lãi Chi phí trả lãi
Năm
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007
(+/-) (%) (+/-) (%)
Thu nhập trước
thuế và trả lãi 3.807.989.683 5.660.991.409 5.368.953.735
1.853.001.72 6
48,6
6 -292.037.674 -5,16 Chi phí trả lãi 252.543.176 276.999.636 26.780.533 24.456.460 9,68 -250.219.103 -90,33
HTTLV 15,08 20,44 200,48 5,36
35,5
4 180,04 880,97
Nhận xét:
Qua tính toán ta thấy hệ số khả năng thanh toán lãi vay của công ty qua ba năm là rất cao. Vì ta thấy hiện tại nguồn vốn đi vay của công ty là rất thấp dẫn tới chi phí lãi vay không cao.
Hệ số này vào năm 2006 là 15,08 và tăng dần qua các năm năm 2007 là 20,44 còn năm 2008 là 200,48. Hệ số thanh toán lãi vay cao chứng tỏ khả năng độc lập về tài chính của công ty là rất lớn, đây là một điều tốt và đặc biệt hơn là trong điều kiện khủng hoảng như hiện nay. Nhưng điều này cũng dẫn đến hiện tượng khả năng rủi ro cho đồng vốn chủ sở hửu là lớn hơn, công ty sẽ bị hạn chế trong việc chia sẽ rủi ro.
triệu đồng