Vòng quay vốn lưu độn

Một phần của tài liệu Đề tài: "Phân tích tình hình tài chính" docx (Trang 78 - 81)

- Giá trị hao mòn lũy kế

g.Vòng quay vốn lưu độn

Trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, vốn lưu động không ngừng vận động. Nó lần lượt mang nhiều hình thái khác nhau như: tiền, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ sản phẩm nó lại trở thành hình thái tiền tệ nhằm đảm bảo cho nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển vốn lưu động chi phối trực tiếp đến vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của doanh nghiệp. Khả năng luân chuyển được thể hiện qua các chỉ tiêu sau:

Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần Tài sản lưu động Công thức:

Số ngày một vòng quay = Số ngày trong kỳ

Số vòng quay vốn lưu động là một trong những chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chất lượng công tác sản xuất kinh doanh trong từng giai đoạn và trong cả quá trình sản xuất kinh doanh. Số vòng quay vốn lưu động càng lớn hoặc số ngày của một vòng quay càng nhỏ sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất

Năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 (+/-) (%)

Doanh thu thuần 41.362.869.056 75.510.397.255 59.600.829.409 34.147.528.199 82,56 -15.909.567.846

Tài sản lưu động 55.473.221.893 49.467.900.21 8 56.776.887.10 6 -6.005.321.675 -10,83 7.308.986.888 Số vòng quay vốn lưu động 0,75 1,53 1,05 0,78 104,72 Số ngày một vòng quay 482,81 235,84 342,94 -247 -51,15

Nhận xét: Năm 2007 số vòng quay vốn lưu động tăng so với năm 2006 là 0,78 vòng tương ứng với tăng 104,72%. Nguyên nhân là do doanh thu thuần tăng 82,56%, còn tài sản lưu động giảm 10,83%. Và điều này dẫn đến số ngày một vòng quay giảm xuống từ 482,81 ngày còn 235,84 ngày. Trong năm 2008 thì số vòng quay vốn lưu động giảm còn 1,05 vòng và số ngày một vòng quay vốn lưu động tăng lên tới 342,94 ngày. Do đặc điểm của công ty nên tài sản lưu động của công ty luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng tài sản nên điều này dẫn đến số vòng quay vốn lưu động thấp và số ngày một vòng quay vốn lưu động cao. Công ty cần quan tâm hơn đến vốn lưu động vì số vòng quay vốn lưu động càng lớn và số ngày một vòng quay vốn lưu động càng nhỏ thì sẽ góp phần tiết kiệm tương đối vốn cho sản xuất.

2.2.2.3. Tỷ số đòn bẩy tài chính và cơ cấu tài sản.a. Tỷ số đòn bẩy tài chính a. Tỷ số đòn bẩy tài chính

Hệ số nợ (HN ) và hệ số vốn chủ sở hửu (HCSH ) là hai tỷ số quan trọng nhất phản ánh cơ cấu nguồn vốn.

Tổng tài sản

HCSH = Vốn chủ sở hửu Tổng tài sản

HN = 1- HCSH

Năm

Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

So sánh 2007/2006 So sánh 2008/2007 (+/-) (%) (+/-) Nợ phải trả 38.282.100.71 1 30.638.997.88 8 37.849.141.73 7 -7.643.102.823 -19,97 7.210.143.849 Vốn chủ sở hửu 22.407.658.329 23.879.729.31 6 24.697.611.31 7 1.472.070.987 6,57 817.882.001 Tổng tài sản 60.689.759.04 0 54.518.727.204 62.546.763.05 4 -6.171.031.836 -10,17 8.028.035.850 HN 0,63 0,56 0,61 -0,07 -10,91 HVCSH 0,37 0,44 0,39 0,07 18,63 -0,04

Nhận xét: Hệ số nợ cho biết trong một đồng vốn kinh doanh có bao nhiêu đồng được hình thành từ nợ bên ngoài.

Hệ số vốn chủ sở hửu đo lường sự đóng góp của vốn chủ sở hửu trong tổng vốn hiện nay của doanh nghiệp.

Năm 2006 thì trong một đồng vốn kinh doanh có 0,63 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,37 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hửu.

Năm 2007 thì hệ số này giảm đi trong một đồng vốn kinh doanh thì có 0,56 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,44 đồng được hình thành từ vốn chủ sở hửu. Nguyên nhân là do trong năm 2007 thì tài sản của công ty giảm 10,17% trong khi vốn chủ sở hửu tăng nhưng tỷ lệ tăng không bằng sự giảm của tài sản chỉ tăng 6,57%.

Năm 2008 thì trong một đồng vốn kinh doanh có 0,61 đồng được hình thành từ nợ phải trả và 0,39 đồng hình thành từ vốn chủ sở hửu. Mặc dù, trong năm 2008 vốn chủ sở hửu có tăng nhưng 3,43%, nợ phải trả tăng 23,53%, tổng tài sản tăng 14,735 điều này làm cho hệ sộ nợ tăng nên dẫn đến hệ số vốn chủ sở hửu giảm đi.

Một phần của tài liệu Đề tài: "Phân tích tình hình tài chính" docx (Trang 78 - 81)