Bố trí cốt thép ngang cho cấu kiện

Một phần của tài liệu tiêu chuẩn xây dựng việt nam 356 - 2005 (Trang 148 - 151)

D. Tính toán dầm gãy khúc

8.7 Bố trí cốt thép ngang cho cấu kiện

8.7.1 ở tất cả các mặt cấu kiện có đặt cốt thép dọc, cần phải bố trí cốt thép đai bao quanh các thanh cốt thép dọc ngoài cùng, đồng thời khoảng cách giữa các thanh cốt thép đai ở mỗi mặt cấu kiện phải không lớn hơn 600 mm và không lớn hơn hai lần chiều rộng cấu kiện.

Trong cấu kiện chịu nén lệch tâm có cốt thép dọc căng đặt ở khoảng giữa tiết diện (ví dụ: cọc ứng lực trớc), cốt thép đai có thể không cần đặt nếu chỉ riêng bê tông đảm bảo chịu đợc lực ngang.

Trong cấu kiện chịu uốn, nếu theo chiều rộng của cạnh sờn mỏng (chiều rộng sờn bằng hoặc nhỏ hơn 150 mm) chỉ có một thanh cốt thép dọc hoặc một khung thép hàn thì cho phép không đặt cốt thép đai theo chiều rộng cạnh sờn đó.

Trong các cấu kiện thẳng chịu nén lệch tâm, cũng nh ở vùng chịu nén của cấu kiện chịu uốn có đặt cốt thép dọc chịu nén theo tính toán, cốt thép đai phải đợc bố trí với khoảng cách nh sau:

− Trong kết cấu làm từ bê tông nặng, bê tông hạt nhỏ, bê tông nhẹ, bê tông rỗng:

+ Khi Rsc≤ 400 MPa: không lớn hơn 500 mm và không lớn hơn:

15d đối với khung thép buộc;

20d đối với khung thép hàn;

+ Khi Rsc ≥ 450 MPa: không lớn hơn 400 mm và không lớn hơn:

12d đối với khung thép buộc;

15d đối với khung thép hàn;

– Trong các cấu kiện làm từ bê tông tổ ong đặt khung thép hàn: không lớn hơn 500 mm và không lớn hơn 40d (ở đây d – đờng kính nhỏ nhất của cốt thép dọc chịu nén, mm).

Trong các kết cấu này cốt thép đai cần đảm bảo liên kết chặt với các thanh cốt thép chịu nén

để các thanh cốt thép này không bị phình ra theo bất kỳ hớng nào.

Tại các vị trí cốt thép chịu lực nối chồng không hàn, khoảng cách giữa các cốt thép đai của cấu kiện chịu nén lệch tâm không lớn hơn 10d.

Nếu hàm lợng cốt thép dọc chịu nén S′cao hơn 1,5%, cũng nh nếu toàn bộ tiết diện cấu kiện

đều chịu nén và hàm lợng tổng cộng của cốt thép SS ′lớn hơn 3%, thì khoảng cách giữa các cốt thép đai không đợc lớn hơn 10d và không đợc lớn hơn 300 mm.

Các yêu cầu của điều này không áp dụng cho các cốt thép dọc đợc bố trí theo cấu tạo, nếu

đờng kính các cốt thép này không vợt quá 12 mm và nhỏ hơn 1/2 chiều dày lớp bê tông bảo vệ.

8.7.2 Trong cấu kiện chịu nén lệch tâm, cần cấu tạo cốt thép đai trong khung thép buộc sao cho các cốt thép dọc (tối thiểu là cách một thanh) đợc đặt vào chỗ uốn của cốt thép đai và các chỗ uốn này cách nhau không quá 400 mm theo cạnh tiết diện. Khi chiều rộng cạnh tiết diện không lớn hơn 400 mm và trên mỗi cạnh có không quá 4 thanh cốt thép dọc, cho phép dùng một cốt thép đai bao quanh toàn bộ cốt thép dọc.

Khi cấu tạo cấu kiện chịu nén bằng các khung thép hàn phẳng thì cần liên kết chúng lại thành khung không gian bằng cách dùng các thanh cốt thép ngang hàn điểm tiếp xúc với những thanh cốt thép dọc ở góc khung. Cho phép dùng các thanh cốt thép ngang có uốn móc buộc với thanh dọc tại những vị trí có thanh ngang trong khung thép hàn.

Nếu trong mỗi khung thép hàn phẳng có nhiều cốt thép dọc, cần dùng các thanh cốt thép ngang uốn móc để buộc liên kết các thanh cốt thép dọc trung gian trong các khung đối diện, cứ cách một cốt thép dọc tối thiểu có một cốt đợc buộc nh vậy và khoảng cách các thanh cốt thép buộc này không quá 400 mm. Cho phép không đặt các thanh cốt thép buộc nếu cạnh của tiết diện không quá 500 mm và số cốt thép dọc trên cạnh ấy không quá 4 thanh.

8.7.3 Trong các cấu kiện chịu nén lệch tâm có tính toán cốt thép gián tiếp ở dạng lới hàn (làm từ cốt thép nhóm CI, A-I, CII, A-II, CIII, A-III với đờng kính không lớn hơn 14 mm và loại Bp-I) hoặc có dạng xoắn không căng hoặc cốt thép vòng cần lấy:

− Kích thớc ô lới không nhỏ hơn 45 mm, nhng không lớn hơn 1/4 cạnh tiết diện cấu kiện và không lớn hơn 100 mm;

− Đờng kính vòng xoắn hoặc đờng kính vòng tròn không nhỏ hơn 200 mm;

− Bớc lới không nhỏ hơn 60 mm, nhng không lớn hơn 1/3 cạnh nhỏ hơn của tiết diện cấu kiện và không lớn hơn 150 mm;

− Bớc xoắn hoặc bớc vòng tròn không nhỏ hơn 40 mm, nhng không lớn hơn 1/5 đờng kính tiết diện cấu kiện và không lớn hơn 100 mm;

− Lới thép, cốt thép xoắn (hoặc vòng) cần phải ôm đợc tất cả các thanh cốt thép dọc chịu lùc;

− Khi gia cờng đoạn đầu mút các cấu kiện chịu nén lệch tâm bằng các lới thép hàn, cần bố trí không ít hơn 4 lới trên đoạn không nhỏ hơn 20d tính từ đầu mút cấu kiện nếu cốt thép dọc là thanh tròn trơn và không nhỏ hơn 10d nếu cốt thép dọc là thanh có gờ.

TCXDVN 356 : 2005 8.7.4 Trong cấu kiện thẳng chịu nén lệch tâm, đờng kính cốt thép đai trong khung thép buộc cần

lấy không nhỏ hơn 0,25d và không nhỏ hơn 5 mm, với d – đờng kính thanh cốt thép dọc lớn nhÊt.

Đờng kính cốt thép đai trong khung thép buộc của cấu kiện chịu uốn cần lấy:

− không nhỏ hơn 5 mm khi chiều cao tiết diện cấu kiện không lớn hơn 800 mm;

− không nhỏ hơn 8 mm khi chiều cao tiết diện cấu kiện lớn hơn 800 mm.

Tơng quan giữa đờng kính cốt thép ngang và cốt thép dọc trong khung thép hàn và lới thép hàn đợc xác định theo qui định hiện hành về hàn.

8.7.5 Trong kết cấu kiểu dầm có chiều cao lớn hơn 150 mm, cũng nh trong bản có nhiều lỗ rỗng (hoặc kết cấu tơng tự nhiều sờn) có chiều cao lớn hơn 300 mm, cần phải đặt cốt thép ngang.

Trong bản đặc không phụ thuộc chiều cao, trong panen có lỗ (hoặc kết cấu tơng tự nhiều s- ờn) có chiều cao không lớn hơn 300 mm và trong kết cấu kiểu dầm có chiều cao nhỏ hơn 150 mm, cho phép không đặt cốt thép đai nhng phải đảm bảo các yêu cầu tính toán theo

điều 6.2.2.13.

8.7.6 Trong kết cấu dạng dầm và dạng bản nêu trong điều 8.7.5, cốt thép ngang đợc bố trí nh sau:

− ở vùng gần gối tựa: một khoảng bằng 1/4 nhịp khi có tải trọng phân bố đều, còn khi có lực tập trung bằng khoảng cách từ gối tựa đến lực tập trung gần gối nhất, nh– ng không nhỏ hơn 1/4 nhịp, khi chiều cao tiết diện cấu kiện h, bớc cốt thép ngang lấy nh sau:

≤ 450 mm: lấy không lớn hơn h/2 và không lớn hơn 150 mm.

> 450 mm: lấy không lớn hơn h/3 và không lớn hơn 500 mm.

– Trên các phần còn lại của nhịp khi chiều cao tiết diện cấu kiện lớn hơn 300 mm, bớc cốt thép đai lấy không lớn hơn 3/4h và không lớn hơn 500 mm.

8.7.7 Cốt thép ngang đợc đặt để chịu lực cắt phải đợc neo chắc chắn ở hai đầu bằng cách hàn hoặc kẹp chặt cốt thép dọc, để đảm bảo độ bền của liên kết và của cốt thép đai là tơng đơng.

8.7.8 ở vùng chịu nén thủng, cốt thép ngang trong bản đợc đặt với bớc không lớn hơn h/3 và không lớn hơn 200 mm, chiều rộng vùng đặt cốt thép ngang không nhỏ hơn 1,5h (với h

chiều dày bản). Neo các cốt thép này cần theo chỉ dẫn ở điều 8.7.7.

8.7.9 Cốt thép ngang của các công xôn ngắn đợc đặt theo phơng ngang hoặc nghiêng một góc 45°. Bớc cốt thép ngang phải không lớn hơn h/4 và không lớn hơn 150 mm (với h là chiều

cao công xôn).

8.7.10 Trong cấu kiện chịu uốn xoắn đồng thời, cốt thép đai buộc cần đợc làm thành vòng kín và neo chắc chắn ở hai đầu (đoạn nối chồng lên nhau dài 30d), còn với khung thép hàn tất cả

các thanh cốt thép ngang theo cả hai phơng cần đợc hàn vào các thanh cốt thép dọc ở góc

để tạo thành vòng kín, đồng thời phải bảo đảm độ bền của liên kết và của cốt thép đai là tơng

đơng.

Một phần của tài liệu tiêu chuẩn xây dựng việt nam 356 - 2005 (Trang 148 - 151)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(195 trang)
w