Pháp luật về thương hiệu

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo vệ thương hiệu điều Bình Phước (Trang 48 - 51)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU ĐIỀU TỈNH

2.3. Pháp luật về thương hiệu

2.3.1. Pháp luật về thương hiệu của việt nam

Như đã trình bày ở trên, ta đã biết các khái niệm về thương hiệu, song ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu, ta có:

2.3.1.1. Một khái niệm về thương hiệu theo pháp luật:

Nhãn hiệu hàng hóa là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau (Điều 4, luật sở hữu trí tuệ 2005). Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh đƣợc chạm khẳc trực tiếp lên hàng hóa, bao bì, thương phẩm của hàng hóa (Điều 3, Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/09/2006 về nhãn hàng hóa).

Tên thương mại là tên của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh (Điều 4, luật sở hữu trí tuệ 2005).

Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể (Điều 4, luật sở hữu trí tuệ 2005).

Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất đó ( Điều 3, Nghị định 89/2006/NĐ-CP ngày 30/09/2006 về nhãn hàng hóa).

2.3.1.2. Bảo hộ thương hiệu theo quy định của pháp luật Việt Nam:

Quyền sở hữu công nghiệp đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý…đƣợc xác lập trên cơ sở quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi thực hiện việc đăng kí các đối tượng đó theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ ( Điều 752, Bộ luật dân sự 2005).

Theo khoản 3, Điều 6, Luật sở hữu trí tuệ 2005,thì quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bản bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký quy định tại Luật này hoặc công nhận đăng ký quốc tế theo quy định của điều ƣớc quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Đối với nhãn hiệu nổi tiếng, quyền sở hữu đƣợc xác lập trên cơ sở sử dụng, không phụ thuộc vào thủ tục đăng ký.

Thủ tục đăng kí bảo hộ thương hiệu trong nước tuân theo các quy định theo luật sở hữu trí tuệ 2005 và các văn bản có liên quan. Theo đó, các chủ thể có nhãn hàng hóa, tên thương mại đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại các Điều 72,76, Luật sở hữu trí tuệ đều có quyền nộp đơn xin bảo hộ độc quyền thương hiệu, để được cấp văn bằng bảo hộ độc quyền.

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có hiệu lực từ ngày cấp đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần mười năm. Còn tên thương mại đƣợc đảm bảo đến khi chủ thể đó chấm dứt hoạt động kinh doanh. Đối với chỉ dẫn địa lý và xuất xứ hàng hóa, Nhà nước cho phép tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm mang xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, tổ chức tập thể đại diện cho các tổ chức cá nhân đó hoặc cơ quan quản lý hành chính địa phương nơi có chỉ dẫn địa lý thực hiện quyền đăng ký xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý. Người thực hiện đăng kí chỉ dẫn địa lý không trở thành chủ sở hữu xuất xứ hàng hóa, chỉ dẫn địa lý đó. Giấy chứng nhận đăng ký chi dẫn địa lý, xuất xứ hàng hóa có hiệu lực vô hạn kể từ ngày cấp.

Thủ tục đăng ký thương hiệu ra được thực hiện theo các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên hoặc tham gia. Trong điều kiện hội nhập thì việc vảo vệ thương hiệu không chỉ đạt ra với thị trường trong nước, mà đó cũng là vấn đề quan trọng, cần thiết với thị trường quốc tế. theo quy định của pháp luật Việt Nam thì khi

đăng kí bảo hộ thương hiệu tại Việt Nam, thương hiệu đó không đương nhiên được bảo hộ tại các quốc gia khác trừ trường hợp hiệp định song phương của các quốc gia có quy định khác. Vì vậy, để thương hiệu của mình được bảo vệ tại các quốc gia khác hay bảo hộ trên phạm vi toàn thế giới thì các chủ thể cũng phải tiến hành đăng kí bảo hộ theo quy định của điều ƣớc quốc tế.

2.3.2.Những qui đi ̣nh về thương hiê ̣u của thế giới

Theo qui định của Thỏa ƣớc Madrid: Để đƣợc đăng ký nhãn hiệu theo Thỏa ƣớc Madrid, nhãn hiệu nhất thiết phải được đăng ký tại nước sở tại. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu phải đƣợc làm bằng tiếng Pháp và phải kèm theo mẫu nhãn hiệu. Trong Đơn cần chỉ rừ cỏc nước thành viờn Thoả ước Madrid mà người nộp đơn muốn nhón hiệu đƣợc bảo hộ. Đơn đăng ký quốc tế nhãn hiệu đƣợc nộp cho Văn phòng quốc tế thông qua Cục Sở hữu trí tuệ.

Thủ tục xét nghiệm đơn đăng ký được tiến hành độc lập tại mỗi nước thành viên, việc từ chối bảo hộ của một nước thành viên không làm ảnh hưởng đến hiệu lực bảo hộ ở các nước còn lại. Nhãn hiệu đăng ký quốc tế có hiệu lực bảo hộ giống như nhãn hiệu được đăng ký trực tiếp tại từng Quốc gia thành viên. Thông thường, trong vòng 12 tháng (Theo Thỏa ƣớc) và 18 tháng ( theo Nghị định thƣ) kể từ khi đơn đƣợc nộp hợp lệ, nhãn hiệu đăng ký quốc tế sẽ được chấp nhận bảo hộ ở nước chỉ định trong đơn (nếu đơn không bị từ chối bảo hộ).

Theo qui định của Nghị định thƣ Madrid: Nghị định thƣ không thay thế mà cùng tồn tại với thỏa ước. Trong Đơn cần chỉ rừ cỏc nước thành viờn nghị định thư Madrid mà người nộp đơn muốn nhãn hiệu được bảo hộ. Các thủ tục nộp đơn và quá trình xét nghiệm đơn theo Nghị định thư cũng tương tự như nộp đơn theo Thoả ước Madrid, nhƣng đăng ký theo nghị định thƣ có một số điều kiện thuận lợi hơn so với đăng ký theo Thỏa ƣớc:

- Có thể nộp đơn đăng ký sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Việt Nam, mà

không bắt buộc phải đợi đến thời điểm nhãn hiệu đó đƣợc đăng ký tại Việt Nam.

- Có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia tại các nước được chỉ định để chuyển đổi đăng ký quốc tế thành đăng ký quốc gia trong thời hạn 03 tháng kể

từ ngày đăng ký quốc tế theo Nghị định thƣ bị mất hiệu lực do đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tương ứng ở Việt Nam bị mất hiệu lực và trong trường hợp đó các đơn đăng ký nhãn hiệu quốc gia được giữ nguyên ngày nộp đơn, ngày ƣu tiên (nếu có) của đơn đăng ký quốc tế.

- Có thể chọn sử dụng tiếng Pháp hoặc tiếng Anh trong đơn đăng ký quốc tế theo Nghị định thƣ.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể lựa chọn trong một đơn đăng ký quốc tế có thể chỉ định các quốc gia là thành viên Thỏa ƣớc hoặc Nghị định thƣ.

2.3.3. Các thông tin cần cung cấp cho việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ theo Thoả ƣớc/Nghị định thƣ Madrid

1. Giấy uỷ quyền có chữ ký và đóng dấu của người nộp đơn.

2. Tên, điạ chỉ đầy đủ của người nộp đơn.

3. 18 mẫu nhãn hiệu (kích thước không lớn hơn 8cm x 8cm và không nhỏ hơn 2cm x 2cm).

4. Tên các quốc gia chỉ định bảo hộ theo đơn quốc tế.

5. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá/dịch vụ đƣợc cấp tại Việt Nam (nếu nộp theo Thoả ƣớc Madrid).

6. Bản sao đơn đăng ký nhãn hiệu (có xác nhận của cơ quan đơn đầu tiên - Nếu đơn nộp theo Nghị định thƣ Madrid).

7. Bản liệt kê danh mục hàng hoá/dịch vụ yêu cầu bảo hộ (nếu hàng hoá, dịch vụ yêu cầu bảo hộ tại các quốc gia chỉ định là khác nhau thì liệt kê danh mục riêng cho từng quốc gia tương ứng.

Để nộp đơn và thủ tục đăng kí, doanh nghiệp có thể sử dụng đại diện hoặc chi nhánh tại quốc gia đó, hoặc sử dụng công ty đại diện sở hữu công nghiệp Việt Nam và nước ngoài.

2.4. Thực trạng xây dựng thương hiệu điều Bình Phước

Một phần của tài liệu Xây dựng và bảo vệ thương hiệu điều Bình Phước (Trang 48 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)