Rủi ro từ phía nhà NK

Một phần của tài liệu Những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng thư L/C và các biện pháp phòng tránh (Trang 36 - 45)

a) Rủi ro do nhà NK không nhận hàng:

Xuất phát từ phía nhà NK. Vì một số lí do chủ quan mà nhà NK không chịu nhận hàng. Do đó, không chịu kí vào biên bản nhận hàng làm cho bộ chứng từ L/C bị thiếu. NH không thể thực hiện thanh toán cho nhà XK.

* Tình huống (nguồn: www.unctad.com và www.uncitral.com)

Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đó bỏn một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture Co.Ltd của Đài Loan. Về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại NH của mình một thư tín dụng L/C để chuyển nhượng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một NH Thuỵ Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày . Tiền hàng cũng được thanh toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP500.

Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, NH Đài Loan sẽ tiến hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, NH Thuỵ Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do NH tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ được cấp sau khi có thông báo của Cadtrak rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận.

Sau khi hàng đến Đài Loan, NH Thuỵ Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. NH Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, NH đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhưng vẫn bảo lưu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thức từ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hàng đồ gỗ này.

Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã không cú dũng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình với nhận định rằng: "theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vòng 12 thỏng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không được đảm bảo về chất lượng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hàng này. Về phía Lagergren, hóng đó cú đơn kiện gửi Uỷ ban trọng tài quốc tế (Unctad) mà hai bờn đó lựa chọn giải quyết khi cú tranh chấp. Đơn kiện ghi rừ Cadtrak đó

I. RỦI RO ĐỐI VỚI NHÀ XUẤT KHẨU

Thư tín dụng L/C Trang 37

từ chối không đúng cách bộ chứng từ và yêu cầu được thanh toán khoản tiền hàng cộng lãi suất hàng năm 13%.

Trước hết, Uỷ ban trọng tài cho rằng lý do duy nhất mà hàng chưa thuộc quyền sở hữu của Cadtrak - người mở thư tín dụng, là do họ đã từ chối lô hàng đó khi hàng đã đến nơi. Quyết định phải đưa ra là trong tình huống này liệu điều kiện "hàng hoỏ đó được nhận bởi người mở thư tín dụng" được thoả mãn hay chưa? Tiếp đó, Uỷ ban trọng tài định nghĩa bản chất của thư tín dụng và cách mà người ta phải hiểu nó: “Thư tín dụng là một sự cam kết chắc chắn của NH mở thư tín dụng thanh toán hoặc sẽ thanh toán nếu các điều kiện của thư tín dụng được thoả mãn, nếu thư tín dụng đú dựng để thanh toán (Điều 3 Quy tắc và Thực hành thống nhất tín dụng chứng từ)”.Bản chất của thư tín dụng là người bán chắc chắn sẽ được thanh toán nếu xuất trình đúng bộ chứng từ. Một đặc tính cơ bản của tín dụng chứng từ là tính hình thức của nó. Các chứng từ được xuất trình chỉ có thể là đúng hoặc không đúng. Sự mập mờ ở đây không được chấp nhận.

Một tín dụng chứng từ không thể được hiểu theo bất cứ một luật quốc gia nào mà cỏc bờn không có thoả thuận, thư tín dụng phải được hiểu theo các thông lệ được áp dụng cho đối tượng này trong thương mại quốc tế. Một đặc tính nữa của thư tín dụng là việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của cỏc bờn.

Chỉ cần các điều kiện trong thư tín dụng được thoả mãn và người hưởng lợi xuất trình đúng bộ chứng từ thì việc thanh toán sẽ được thực hiện. Cadtrak lập luận rằng trong trường hợp này, với việc hàng giao không được người mở thư tín dụng chấp nhận nên điều kiện "hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng" đã không được thoả mãn. Nhưng theo trong tài thì việc thư tín dụng có được thanh toán hay không phụ thuộc vào thiện chí của người mở thư tín dụng (nguời mua). Việc hiểu điều kiện "hàng đã được nhận bởi người mở thư tín dụng"

như vậy mâu thuẫn với mục đích của thư tín dụng chứng từ. Theo đó, việc thanh toán không được phụ thuộc vào thiện ý hay ý chí chủ quan của Cadtrak. Ở đây, hàng của Lagergren không có bất cứ sai phạm gì theo thoả thuận giữa hai bên, mà việc hạn sử dụng của hàng hoá là do Cadtrak không kiểm chứng từ trước, hãng có thể khởi kiện vi phạm hợp đồng chứ không thể từ chối thanh toán được. Điều đó có nghĩa là nếu căn cứ vào lập luận của Cadtral thì hoàn toàn không an toàn cho Lagergren.

Như vậy rừ ràng Cadtrak đó sai khi từ chối việc thanh toỏn hoặc việc cho phộp thanh toỏn cho NH Thuỵ Điển. Bởi vậy, Uỷ ban trọng tài quyết định Lagergren được hưởng số tiền hàng cộng với mức lãi suất là 13%/năm trong thời gian thanh toán quá hạn.

* Giải pháp

Nhà XK cần phải nắm thỏa thuận cỏc điều khoản khi kớ hợp đồng L/C một cỏch rừ ràng: về chất lượng sản phẩm, về số lượng, về thời hạn giao nhận hàng,… Ngoài ra nhà XK nên quy định rừ cỏc điều khoản xử phạt khi bên NK vi phạm hợp đồng.

b) Rủi ro do nhà NK không có khả năng thanh toán hoặc không có thiện chí trong giao dịch:

* Tình huống (nguồn http://www.baobinhduong.org.vn)

Chiều ngày 17/9/2008, Thương vụ Việt Nam tại Pakistan đã phát đi thông báo về việc doanh nghiệp cần thận trọng trong giao dịch mua bán với các đối tác Pakistan.

Bởi thời gian qua, tại Pakistan có một số đối tượng xấu giả danh làm bên NK đã tìm cách vô hiệu hóa phương thức CAD (Cash Against Documents) bằng cách khi bên NK không hoàn

Thư tín dụng L/C Trang 38

thành nghĩa vụ thanh toán, bên XK không thể bán lô hàng cho đơn vị NK khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan. Kết cục thường là bên XK mất trắng lô hàng.

Theo quy định của Hải quan Pakistan, một khi đã mở tờ khai hàng NK thì không được phép tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan

Theo phương thức CAD (Cash Against Documents), bên NK trả trước cho bên XK một số tiền (10-30% trị giá hợp đồng). Bên XK sau khi giao hàng xong sẽ gửi bộ chứng từ giao hàng cho NH của bên NK. Bên NK thanh toán nốt số tiền còn lại cho NH để được nhận bộ chứng từ giao hàng.

Trong một số trường hợp, khi bên NK không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên XK sẽ yêu cầu NH của bên NK trả lại bộ chứng từ giao hàng để tìm cách bán lô hàng cho đơn vị NK khác hoặc yêu cầu hãng tầu tái xuất lô hàng đi nước khác hoặc đưa trở lại Việt Nam.

Bên XK sẽ dùng số tiền bên NK đã trả để trang trải các chi phí liên quan đến việc giải quyết lô hàng.

Tuy nhiên, tại Pakistan, một số đối tượng xấu giả danh làm bên NK đã tìm cách vô hiệu hóa phương thức này bằng cách khi bên NK không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán, bên XK không thể bán lô hàng cho đơn vị NK khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan. Kết cục thường là bên XK mất trắng lô hàng. Công ty G. (TP.HCM) ký hợp đồng XK 1 container hạt tiêu cho Công ty Trade Corporation Services (Pakistan). Trong khi giá hạt tiêu trên thị trường là khoảng 3.500 USD/tấn thì vị khách Pakistan này đồng ý mua với giá 4.600 USD/tấn. Công ty G. lập tức tiến hành giao hàng và gửi bộ chứng từ giao hàng cho NH Pakistan. Sau đó Công ty G. nhận được giấy báo chuyển tiền của NH. Tuy nhiên, Công ty G. đã cảnh giác và tiến hành thẩm tra giấy báo chuyển tiền với sự giúp đỡ của các chuyên viên NH và phát hiện ra giấy báo chuyển tiền là giả. Cuộc “đấu khẩu” giữa hai bên diễn ra và bên NK lộ nguyên hình là đối tượng lừa đảo. Đối tượng này thẳng thừng tuyên bố là Công ty G. sẽ mất lô hàng vì không thể bán lô hàng này cho khách hàng khác và cũng không thể tái xuất lô hàng ra khỏi Pakistan. Với kinh nghiệm nhiều năm buôn bán quốc tế với nhiều nước thuộc thị trường châu Âu, châu Mỹ... Công ty G. không tin lời đe dọa của vị khách hàng lừa đảo và tìm cách bán lô hàng cho một khách hàng khác. Sau khi gặp một số khó khăn trong việc bán lô hàng tại Pakistan, công ty quyết định tái xuất lô hàng trở lại Việt Nam. Sau gần hai tháng cố gắng, sử dụng mọi phương cách, Công ty G. vẫn không thể tái xuất lô hàng về Việt Nam. Rất may là với sự giúp đỡ của một khách hàng lớn của Pakistan, Công ty G. đã tránh được kết cục mất trắng lô hàng.

Tại sao đối tượng xấu lại có thể cản trở việc tái xuất lô hàng mặc dù có sự can thiệp kịp thời và theo đúng luật pháp quốc tế? Phân tích của Thương vụ Việt Nam tại Pakistan cho biết, hãng tàu với tư cách là người chuyên chở, có trách nhiệm vận chuyển và giao hàng theo sự chỉ đạo của chủ hàng. Theo yêu cầu của Công ty G., Thương vụ đã gặp đại diện hãng tàu tại Pakistan và cảnh báo hãng tàu về những diễn biến phức tạp có thể xảy ra. Nhưng cuối cùng hãng tàu đã không thực hiện được việc tái xuất lô hàng. Thương vụ cũng đã gửi công văn và trực tiếp gặp Hải quan cảng Karachi, Tổng cục Thuế (cơ quan cấp trên của Hải quan Pakistan), Bộ Thương mại Pakistan, Bộ Ngoại giao Pakistan, nhưng cũng không thực hiện được việc tái xuất lô hàng, bởi vị khách hàng lừa đảo đã lợi dụng một quy định của Hải quan Pakistan nhằm đối phó với hành vi trốn thuế NK của một số doanh nghiệp Pakistan. Quy định đó là hàng NK một khi đã mở tờ khai hàng NK (Goods Declaration-GD) thì không được phép tái xuất ra khỏi Pakistan.

Thư tín dụng L/C Trang 39

* Giải pháp

Nhà XK cũng cần tìm hiểu kĩ đối tác NK về tình hình tài chính, khả năng thanh toán trong quỏ khứ cũng như hiện tại để hiểu rừ về mức tớn nhiệm của đối tỏc nhằm hạn chế rủi ro.

Nếu là lần kí kết đầu tiên thì cần có cuộc gặp gỡ trực tiếp để tìm hiểu đối tác, về sự tồn tại tư cách pháp nhân cũng như tìm hiểu về thiện chí của họ trong giao dịch thương mại.

c) Rủi ro do nhà XK không nắm rừ cỏc điều khoản được quy định trong L/C

Nhà XK chưa nắm rừ cỏc điều khoản được qui định trong L/C và các pháp luật điều chỉnh có liên quan. Do đó, không đáp ứng được các yêu cầu thanh toán khi cần thiết.

Trong thanh toán TDCT, NH mở L/C đứng ra cam kết thanh toán cho người XK khi họ xuất trình bộ chứng từ phù hợp với nội dung của L/C, NH chỉ làm việc với các chứng từ quy định trong L/C. Phương thức thanh toán TDCT đòi hỏi sự chính xác tuyệt đối giữa bộ chứng từ thanh toán với nội dung quy định trong L/C. Chỉ cần một sơ suất nhỏ trong việc lập chứng từ thì nhà XK cũng có thể bị NH mở L/C và người mua bắt lỗi, từ chối thanh toán. Do đó, việc lập bộ chứng từ thanh toán là một khâu quan trọng và rất dễ gặp rủi ro đối với nhà XK.

Một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với L/C phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

– Các chứng từ phải phù hợp với luật lệ và tập quán thương mại mà hai nước người mua và người bán đang áp dụng và được dẫn chiếu trong L/C.

– Nội dung và hình thức của các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng yêu cầu đề ra trong L/C.

– Những nội dung và các số liệu có liên quan giữa các chứng từ không được mâu thuẫn với nhau, nếu có sự mâu thuẫn giữa các chứng từ mà từ đó người ta không thể xác định một cỏch rừ ràng, thống nhất nội dung thuộc về tờn hàng, số lượng, trọng lượng, giỏ cả, tổng trị giá, tên của người hưởng lợi…thỡ cỏc chứng từ đó sẽ bị NH từ chối thanh toán vì bộ chứng từ đó mâu thuẫn với nhau.

– Bộ chứng từ phải được xuất trình tại địa điểm qui định trong L/C và trong thời hạn hiệu lực của L/C.

Trên thực tế có rất nhiều sai sót xảy ra trong quá trình lập chứng từ, thường gặp vẫn là:

+ Lập chứng từ sai lỗi chính tả, sai tên, địa chỉ của các bên tham gia, của hãng vận tải + Chứng từ không hoàn chỉnh về mặt số lượng.

+ Các sai sót trên bề mặt chứng từ : số tiền trên chứng từ vượt quá giá trị của L/C; các chứng từ không ghi số L/C, không đánh dấu bản gốc; các chứng từ không khớp nhau hoặc không khớp với nội dung của L/C về số lượng, trọng lượng, mô tả hàng hoỏ…; cỏc chứng từ không tuân theo quy định của L/C về cảng bốc dỡ hàng, về hãng vận tải, về phương thức vận chuyển hàng húa…

Tất cả những sai sót trên đều là những nguyên nhân gây nên rủi ro cho nhà XK khi lập bộ chứng từ thanh toán.

Ngoài ra, do sự khác biệt về tập quán, luật lệ ở mỗi nước cho nên dễ dẫn đến những sai sót khi nhà XK hoàn tất bộ chứng từ hàng hoá để gửi NH xin thanh toán.

*Tình huống (nguồn: http://vietforward.com/showthread.php?t=403)

Thư tín dụng L/C Trang 40

- Tranh chấp về tên hàng (loại hàng hoá)

Trong hợp đồng thuê tàu chuyến quy định về tên hàng không chỉ thể hiện đối tượng chuyên chở của hợp đồng mà còn là cơ sở giúp người chuyên chở có thể nhận biết được tính chất, tính nguy hiểm của hàng hoá. Từ đó, người chuyên chở mới có biện pháp xếp đặt và bảo quản cho phù hợp với hàng hoá.

Sau đây là một số ví dụ minh hoạ cho tranh chấp phát sinh từ vấn đề này.

Giữa năm 1991, Công ty Nhật Secolye mua của một công ty Y ở An giang 200 tấn than gáo dừa theo điều kiện FOB cảng Hồ Chí Minh. Trong hợp đồng mua bán ghi tên là "than gáo dừa" và tiếng Anh là "Coconut Shell Carbide'". Ngày 29/9/91, công ty Y thay Secolye ký hợp đồng thuê tàu chuyến với công ty Younglee của Hồng Kụng để chở hàng với giá 23USD/MT. Công ty Younglee lại thuê công ty Việt Nam Vantaiship chở hàng với giá 25USD/MT. Trong hợp đồng vận tải tên hàng được ghi giống trong hợp đồng mua bán là

"Than gáo dừa" - "Coconut Shell Carbide".

Ngày 03/10/91 than được bốc lên tàu VT 93 trên cơ sở vận đơn số 01/HK. Sau đó để vận dụng trọng tải, tàu lại nhận chở thêm 241 tấn mủ cao su. Lượng cao su này được xếp lên trên than vì than được bốc xuống trước.

Ngày 17/10/91 tàu vào trỏnh bóo tại cảng Ba Ngòi và ngày 24/10/91 thuỷ thủ phát hiện ta lô than gáo dừa cháy ngầm bốc khói. Chỏy đó lan sang cao su, làm cháy nhiều kiện cao su.

Chỏy đó được dập tắt và tàu dỡ hàng lên cảng. Tàu an toàn nhưng số cao su bị thiệt hại tới 200 triệu đồng và tiền cước không thu được lên tới 8000 USD. Tàu để lại hàng ở cảng và ra đi không chở tiếp nữa.

Ngày 23/2/1992, Công ty Việt Nam Vantaiship kiện Younglee tức là người ký hợp đồng với mình tại Cơ quan trọng tài kinh tế tỉnh đòi bồi thường tổn hại 200 triệu đồng và 8000 USD.

Trọng tài kinh tế đã buộc Younglee bồi thường số tiền như trên với lập luận như sau: chủ hàng đã không thông báo cho người vận chuyển biết tính chất nguy hiểm của hàng hoỏ khụng cung cấp những chỉ dẫn cần thiết để bảo quản hàng cũng như không có mã hiệu đầy đủ để hướng dẫn người chuyên chở.

Sau đó, Younglee đòi Secolye phải hoàn trả cho mình số tiền mỡnh đó bồi thường theo phán quyết của Trọng tài kinh tế tỉnh.

Vụ việc còn kéo dài và khi đưa ra Trọng tài kinh tế quốc tế Việt Nam đã nảy sinh nhiều vấn đề như: chất xếp hàng không hợp lý, người chuyên chở không tuyên bố tổn thất chung, trọng tài kinh tế địa phương làm trái với thẩm quyền được quy định... Tuy nhiên ở đây chỉ dừng lại phân tích ở khía cạnh tên hàng hoá trong hợp đồng thuê tàu chuyến.

Ở nước ta nhiều người vẫn nhầm hai tên hàng "than hoạt tính" và "than nguyên liệu để sản xuất than hoạt tính". Nhầm lẫn đó xảy ra nhiều nhất đối với trường hợp than gáo dừa.

Từ nguyên liệu gáo dừa cho đến khi có được than gáo dừa XK, quy trình công nghệ gồm nhiều khâu:

- Gáo dừa được than hoá thành than gáo.

- Than gáo dừa được xay, sàng thành than bụi và than gáo dừa dạng hạt.

- Than gáo dừa dạng hạt nếu được XK thì thành "than gáo dừa XK" còn nếu được hoạt hoỏ thỡ thành " than hoạt tính gáo dừa dạng hạt".

Một phần của tài liệu Những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng thư L/C và các biện pháp phòng tránh (Trang 36 - 45)