Phần 2: cách thức chuyển giao hàng hoá, mô tả về hàng hoá chuyển giao

Một phần của tài liệu Những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng thư L/C và các biện pháp phòng tránh (Trang 27 - 30)

III. NỘI DUNG CỦA L/C

3.2.Phần 2: cách thức chuyển giao hàng hoá, mô tả về hàng hoá chuyển giao

Cách thức chuyển giao hàng hoá, mô tả về hàng hoá chuyển giao…

1. Giao hàng từng phần:

43P: PARTIAL SHIPMENTS ALLOWED

Tại phần này, phải chú ý những đòi hỏi của nhà NK về việc hàng hoá được chuyển giao như thế nào?

Giao hàng từng phần là việc giao hàng được tiến hành nhiều lần, nhiều chuyến khác nhau ở nhiều thời điểm khác nhau trên từng chuyến tàu khác nhau. Giao hàng có thể tiến hành nhiều lần nhưng trên cùng một phương tiện vận tải, cùng một cuộc hành trình và thể hiện cùng nơi đến thì được hiểu là không giao hàng từng phần. Giao hàng bằng đường bưu điện, dịch vụ chuyển phát nhanh sẽ được hiểu là không giao hàng từng phần.

Giao hàng từng phần có nghĩa là thanh toán từng phần, nếu không có quy định gỡ khỏc về thanh toán. Cũn cú quy định khác về thanh toán phải quy định rõ trong L/C.

 Nếu L/C ghi như trên: “PARTIAL SHIPMENTS: permitted/allowednghĩa

là nhà XK có quyền chuyển giao hàng thành từng phần.

 Nếu L/C ghi là: “PARTIAL SHIPMENTS: prohibited/not allowednghĩa là

nhà XK không được quyền chuyển giao hàng thành từng phần mà phải chuyển tải một lần duy nhất.

2. Chuyển tải:

43T: TRANSSHIPMENT ALLOWED

Chuyển tải có nghĩa là hàng hóa bốc dỡ từ một phương tiện vận tải này lên một phương tiện vận tải khác trong quá trình vận chuyển đoạn đường từ cảng bốc hàng đến cảng dỡ hàng cuối cùng. Trong vận chuyển đa phương thức thì đương nhiên là được chuyển tải, miễn là sử dụng một vận đơn.

 Nếu L/C ghi như trên: “TRANSSHIPMENT: permitted /allowed” nghĩa là nhà

XK có quyền chuyển tải.

 Nếu L/C ghi là: “TRANSSHIPMENT: not permitted / not allowed” nghĩa là

nhà XK không được quyền chuyển tải.

Chú ý: Chuyển tải có thể thực hiện tại một cảng chỉ định do người chuyên chở và người NK lựa chọn: Transhipment at....port with through Bill of Lading acceptable.

Thư tín dụng L/C Trang 28 3. Những nội dung về vận tải, giao nhận hàng hóa:

Các điều kiện, cơ sở giao hàng (FOB, CIF, C&F…), nơi nhận hàng, nơi giao hàng, cách vận chuyển và cách giao hàng…cũng được thể hiện đầy đủ và cụ thể trong nội dung của L/C. Thông thường điều kiện giao hàng tùy thuộc vào khả năng cung ứng hàng của đơn vị XK, khả năng của đơn vị hàng NK, khả năng vận chuyển của phương tiện vận tải, hàng hóa phải được giao trên boong tàu. Nếu nhận thấy những điều kiện giao hàng ghi trong L/C không thể thực hiện được thì đơn vị XK có thể đề nghị điều chỉnh L/C.

Địa điểm xuất hàng:

44E: PORT OF LOADING/AIRPORT OF DEPARTURE ANY USA PORT

Địa điểm dỡ hàng:

44F: PORT OF DISCHARGE/AIRPORT OF DESTINATION HOCHIMINH CITY/CAT LAI PORT, VIETNAM

Ngoài ra: Nhà XK cũng cần chú ý đến các yêu cầu kốm thờm như: “on deck, on board, in bulk…”. Khi đó L/C sẽ thể hiện như sau:

44A: ON BOARD/DISP/TAKING CHARGE AT/F ANY PORT IN EUROPE

4. Thời hạn giao hàng (Date of shipment): Ngày giao hàng được phép sử dụng một số thuật ngữ sau:

Thời hạn giao hàng vào ngày (on), vào khoảng (about) hoặc những từ ngữ tương tự thì có nghĩa là nhà XK được phép giao hàng trong thời gian cho phép là trước và sau 5 ngày so với ngày giao hàng bao gồm cả ngày đầu và ngày cuối.

Ví dụ: Date of shipment on (about) 30/06/2007 có nghĩa là được phép giao hàng từ 25/6 đến 5/7 kể cả hai ngày 25/6 và ngày 5/7.

Những từ như: đến (to, until, till), từ (from), between (giữa) được sử dụng để xác định một khoảng thời gian giao hàng bao gồm ngày quy định.

Ví dụ: Date of shipment to 30/06/2007: nghĩa là thời hạn giao hàng tớnh luụn ngày 30/06/2007. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Những từ from (từ), after (sau) được sử dụng để xác định ngày đáo hạn không bao gồm ngày quy định.

Ví dụ: Date of shipment from/after 30/06/2007: nghĩa là thời hạn giao hàng không tính ngày 30/06/2007.

 Nửa đầu tháng: first half of a month (1 – 15).

 Nửa cuối tháng: second half of a month (16 – 30).

 Đầu tháng: beginning of a month (1 – 10).

 Giữa tháng: middle of a month (11 – 20).

Thư tín dụng L/C Trang 29

Tuy nhiên để đơn giản thuận tiện thì hấu hết trong các mẫu đơn mở L/C của NH hiện nay đều thiết kế sẵn ngày giao hàng trễ nhất (latest date of shipment).

Mục 44C là ngày trễ nhất để bốc hàng lên tàu.

44C: LATEST DATE OF SHIPMENT 080831

Thời hạn giao hàng có thể được ghi như sau:

 Ngày giao hàng chậm nhất hay sớm nhất: shipment must be effected not later

than ... hoặc ghi time of delivery: latest December 31st, 2000 or earliest September 1st, 2001.

 Trong vòng: shipment must be effected during....

 Khoảng: shipment must be about...

 Ngày cụ thể: shipment must be effected on....

Thời hạn giao hàng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. éõy là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực.

Ví dụ:

44D: SHIPMENT PERIOD

FOR 1ST SHIPMENT AND 2ND SHIPMENT: LATEST 060701 FOR 3RD SHIPMENT: LATEST 070101 BUT NOT BEFORE 061215 OR 4TH SHIPMENT: LATEST 070501 BUT NOT BEFORE 070415

Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì NH mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng. Thực tế, vẫn có trường hợp thời hạn giao hàng được mở rộng nhưng thời hạn hiệu lực thỡ khụng.

Tùy theo phương tiện vận tải, thời hạn hiệu lực được xác định như sau:

 Phương tiện vận tải đường biển: Ngày giao hàng là ngày hàng chính thức được

bốc lên tàu (shipped on board).

 Nếu hàng hóa được giao nhiều lần nhiều chuyến khác nhau thì ngày giao hàng là ngày giao hàng của chuyến cuối cùng (ngày giao hàng chậm nhất).

 Điều 19 UCP 600, ngày giao hàng là ngày phát hành chứng từ, trừ khi “onboard” có ghi ngày kèm theo thì ngày đó được hiểu là ngày giao hàng.

 Điều 27 UCP 600, NH chỉ chấp nhận những chứng từ vận tải hoàn hoản nhưng B/L không nhất thiết phải đóng đấu “onboard”.

 Phương tiện vận tải đường hàng không, đường sắt, đường bưu điện thì ngày

giao hàng là ngày phát hành chứng từ vận tải khi người chuyên chở nhận hàng hóa trừ khi trong chứng từ có ghi ngày giao hàng thực tế. Kể cả trong L/C không quy định thì ngày đó là ngày giao hàng điều 23, 24 UCP 600.

Thư tín dụng L/C Trang 30 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thời hạn giao hàng phải được quy định chính xác, rõ ràng. Không được dựng cỏc thuật ngữ sau để diễn tả thời hạn giao hàng: ngay tức thì (promptly), ngay lập tức (immediately), càng sớm càng tốt (as soon as possible) điều 3 UCP 600. Để thuận tiện, hầu hết các mẫu đơn của NH hiện này đều được thiết kế sẵn ngày giao hàng trễ nhất (lastest date of shipment).

5. Điều khoản về hàng hóa (Description of good/services):

45A: DESCRIPTION OF GOODS &/OR SERVICES

+ COMMODITY: DISTILLERS DRIED GRAINS WITH SOLUBLES (GOLDEN)] + SPECIFICATION:

PROFAT: 36.00 PCT MIN MOISTURE: 12.00 PCT MAX

+ UNIT PRICE: USD 10.00 PER MT (CFR HOCHIMINH CITY PORT, VIET NAM) + QUANTITY: 51.00 MTS (+/ - 10 PCT)

+ TOTAL AMOUNT; USD 510,000.00 (+/ - 10 PCT) + PACKING: IN BULK IN CONTAINER 40 OR 20 + ORIGIN: USA

Là những điều khoản chỉ ra những quy định có liên quan đến hàng hóa, bao gồm tên hàng, số lượng và trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, kí hiệu,…

Một phần của tài liệu Những rủi ro trong phương thức thanh toán tín dụng thư L/C và các biện pháp phòng tránh (Trang 27 - 30)