Một số về nghiên cứu về các vấn đề cảm xúc hành vi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 21 - 24)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.2. Một số về nghiên cứu về các vấn đề cảm xúc hành vi

Cuộc điều tra của Tổ chức Y tế thế giới vào năm 1990 (WHO) trên 60.559 người thuộc 14 quốc gia khác nhau bằng bộ câu hỏi CIDI nhằm xác định tỷ lệ bệnh tâm thần trong cộng đồng, thiệt hại do bệnh tâm thần gây ra [39]. Kết quả nghiên cứu thu được như sau (trích theo giáo trình “Dịch tễ học tâm thần, ĐH Y Phạm Ngọc Thạch, tác giả Đặng Hoàng Hải) [14]

Vùng và quốc gia

Rối loạn tâm thần

Suốt đời 12 tháng

% Độ lệch chuẩn % Độ lệch chuẩn Châu Âu

Ý 18 1.1 7.2 0.7

Tây Ban Nha 20 1.4 8.4 0.6

Đức 25 1.6 8.6 0.9

Bỉ 29 2.3 10 1.1

Hà Lan 21 3.1 11 0.9

Ukranie 33 1.7 19 1.3

Pháp 38 2 14 1.2

Châu Mỹ

Mexico 25 1.1 13 0.9

Colombia 36 1.4 18 0.9

Mỹ 47 1.1 26 0.9

Châu Á

Thành phố Bắc

Kinh 17 2.4 9.3 1.6

Thành phố

Thượng Hải 8.6 1.3 4.5 0.9

Nhật Bản 20 1.7 8.3 1.1

Theo tổ chức Y tế thế giới, thống kê nghiên cứu dịch tễ về vấn đề sức khỏe tâm thần ở thanh thiếu niên cho thấy: 20% trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới được tiờn lượng là cú rối loạn hay vấn đề về tõm thần. Trong đú khoảng ẵ cỏc rối loạn tâm thần bắt đầu từ trước lứa tuổi 14. Đây là vấn đề thực tế đang gặp phải và gây ra khó khăn, lo lắng cho nhiều gia đình [39]. Ngoài ra, rối loạn nhân cách trong đó có các vấn đề cảm xúc hành vi là một dạng tổn thương sức khỏe tinh thần [41].

Tại Việt Nam, tổng quan các bằng chứng về sức khỏe tâm thần ở Việt Nam cho thấy tỉ lệ hiện mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung đối với trẻ em và vị thành niên ở Việt Nam dao động từ 8% đến 29% và khác nhau theo tỉnh, giới tính và đặc điểm người trả lời và tùy thuộc vào phương pháp nghiên cứu. Một khảo sát về dịch tễ học gần đây trên mẫu đại diện quốc gia của 10 trong số 63 tỉnh/ thành cho thấy tỉ lệ trung bình các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em khoảng 12% đồng nghĩa với việc hơn 3 triệu trẻ em có nhu cầu về các dịch vụ sức khỏe tâm thần. Các loại hình vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất trong trẻ em Việt Nam là các vấn đề hướng nội (lo âu, trầm cảm, cô độc …) và vấn đề hướng ngoại (tăng động, giảm chú ý). Trong khi đang gia tăng lo ngại về tỷ lệ tự tử trong thanh thiếu niên ở Việt Nam, tỷ lệ tự tử của Việt Nam được báo cáo là thấp đáng kể so với những ước tính toàn cầu. Trong một nghiên cứu ở 90 quốc gia, trên tổng số ca tử vong ở vị thành niên là 9,1%) trong khi ở Việt Nam, tỷ lệ này là 2.3% (Blum và cộng sự 2012). Tuy nhiên, lạm dụng chất, đặc biệt là thuốc lá là phổ biến trong nam vị thanh niên Việt Nam (gần 40%) [46].

Theo nghiên cứu do McKelvey và cộng sự thực hiện trên 1546 trẻ em từ 4 đến 18 tuổi ở hai khu vực dân cư tại Hà Nội bằng CBCL (bảng kiểm kê hành iv trẻ em dành cho cha mẹ) do bố mẹ các em thực hiện đồng thời thu thập thông tin về phía các em. Dựa theo tiêu chuẩn của Mỹ , từ độ tuổi 4 đến 11 có 5.3% trẻ nam và 7.7%

trẻ nữ, từ độ tuổi 12 đến 18 có 9.5% trẻ nam và 10.1 trẻ nữ được coi là mắc các rối loại sức khỏe tâm thần.

Viện sức khỏe tâm thần ban ngày Mai Hương, khảo sát sức khỏe tâm thần học sinh trường học thành phố Hà Nội bằng công cụ SDQ của Tổ chức Y tế thế giới chuẩn hóa Việt Nam cho thấy trên mẫu nghiên cứu gồm 1202 học sinh viên học và trung học cơ sở từ 10 đến 16 tuổi có tỷ lể vấn đề sức khỏe tâm thần nói chung là 19.46%. Không có sự khác viể giới tính, cấp học, trường nội thành hay ngoại thành.

Đặng Hoàng Minh và Hoàng Cẩm Tú năm 2009 sử dụng công cụ YSR thực hiện khảo sát trên 1727 học sinh, lứa tuổi 11-15 ở 2 trường THCS Hà Nội cho thấy trẻ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần là 10.94% [28].

Nghiên cứu “Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền bắc có các vấn đề sức khỏe tâm thần” trên 240 trẻ vị thành niên tuổi từ 12 đến 16 ở các tỉnh, thành phố: Hà

Nội, Thái Nguyên, Hải Phòng, Hòa Bình của Nguyễn Cao Minh cho thấy có khoảng 18% số trẻ gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần. Nam và nữ có tỉ lệ cân bằng [26].

Nhìn chung, các kết quả nghiên cứu tỉ lệ các vấn đề sức khỏe tâm thần của trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam từ 9% đến 20%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 21 - 24)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)