Đặc điểm mặt nhiễu tâm (N)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 48 - 50)

CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin

3.1.1. Đặc điểm mặt nhiễu tâm (N)

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã thừa nhận nhiễu tâm như những rối loạn về tư duy, cảm giác và ứng xử. Những rối loạn nhiễu tâm phát triển trong cả cuộc đời của một người bệnh có xu hướng dần hạn chế và làm tổn hại khả năng sống một cuộc sống bình thường. Trong nghiên cứu này, khía cạnh nhiễu tâm (N) được đánh giá xu hướng cá nhân với những trải nghiệm về cảm xúc tiêu cực, kém thích nghi, linh hoạt điều chỉnh và thay đổi về cảm xúc của sinh viên ngành công nghệ thông tin. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên nhận định đúng và đúng hoàn toàn về những đặc điểm “Đơi khi có những ý nghĩa đáng sợ xuất hiện” và “Tơi thường lo về những việc có thể trở nên tồi tệ” chiếm tỉ lệ cao nhất với giá trị tương ứng là 74,3%, tiếp đến là đặc điểm “Đôi khi cảm thấy cay đắng và uất ức” chiếm 54,4%; điểm “Nhiều lần, khi sự việc trở nên tồi tệ, tôi thấy chán nản và muốn từ

bỏ” chiếm 48,9% và các điểm còn lại trong nhóm chiếm dưới 39%. Đặc biệt, nhằm có sự so sánh về các đặc điểm trong mặt nhiễu tâm, chúng tôi đã thực hiện tính điểm trung bình để có sự xếp loại và đối sánh.

Bảng 3.3. Đặc điểm nhân cách trong mặt nhiễu tâm (N)

Mặt nhiễu tâm (N) ĐTB ĐLC Xếp loại

Câu 29: Đôi khi những ý nghĩ đáng

sợ xuất hiện trong đầu tôi. 2.89 1.00 1

Câu 19: Tôi thường lo về những

việc có thể trở nên tồi tệ. 2.89 0.903 2

Câu 14: Hiếm khi tôi lo sợ về

tương lai. 2.66 1.1 3

Câu 9: Hiếm khi tôi buồn hay chán

nản. 2.5 1.12 4

Câu 24: Đôi khi tôi cảm thấy cay

đắng và uất ức. 2.37 1.14 5

Câu 4: Hiếm khi tơi có cảm giác sợ

hãi hay lo lắng. 2.33 1.1 6

Câu 54: Tơi ít khi cảm thấy cô đơn

hay buồn bã. 2.31 1.16 7

Câu 34: Nhiều lần, khi sự việc trở nên tồi tệ, tôi thấy chán nản và muốn từ bỏ.

2.22 1.09 8

Câu 59: Rất khó làm tơi tức giận 2.05 1.12 9 Câu 44: Khi có quá nhiều căng

thẳng, tơi thấy như mình khơng thể chịu đựng thêm nữa.

2.03 1.1 10

Câu 49: Cảm xúc của tôi khá ổn

định. 1.86 1.14 11

Tương tự khi xem xét các nhận định đặc điểm nhân cách của sinh viên cho thấy điểm trung bình thể hiện cao nhất qua các đặc điểm “Đôi khi những ý nghĩ đáng sợ xuất hiện trong đầu tôi”; “Tôi thường lo về những việc có thể trở nên tồi tệ”. Có thể thấy, với mặt nhiễu tâm, nhìn chung những đặc điểm về suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện nhiều hơn là những đặc điểm về việc dễ thay đổi cảm xúc xuất hiện trong nhóm sinh viên ngành cơng nghệ thơng tin. Chính vì vậy, nhằm can thiệp và phòng ngừa rối nhiễu tâm lí cho sinh viên, nhà trường cần có chương trình giáo dục sức khỏe tinh thần hiệu quả theo hướng tăng tư duy tích cực, cũng như đáp ứng được đội ngũ chuyên môn làm công tác tư vấn nhằm kịp thời tư vấn cho sinh viên cũng như thiết kế chương trình học hiệu quả, giảm áp lực, căng thẳng trong học tập của sinh viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)