Điểm số trung bình của thang YSR

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 56 - 64)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Thực trạng các vấn đề hành vi cảm xúc của sinh viên công nghệ thông tin

3.2.1. Điểm số trung bình của thang YSR

Thang đo YSR sử dụng trong nghiên cứu này gồm 112 item, mỗi item được đánh giá mức độ điểm từ 0, 1, 2. Tổng các điểm ở các câu hỏi trong các thang đo hội chứng cung cấp một phân phối điểm thô thể hiện mức độ vấn đề hành vi cảm xúc được báo cáo về trẻ trong từng thang và tổng thang đo. Điểm thô của thang

được dùng để phân tích thống kê vì chúng trực tiếp phản ánh tất cả sự biến thiên của từng thang đo.

Biểu đồ 3.1. Hàm phân phối tổng điểm thô YSR

Bảng 3.8. Giá trị trung bình của tổng thang đo Số trường

hợp

Giá trị nhỏ nhất

Giá trị lớn nhất

Điểm trung bình

Độ lệch

chuẩn

325 6 237 79.11 28.81

Nhìn vào biểu đồ 3.1. Hàm phân phối tổng điểm thô YSR và bảng 3.1. Giá trị trung bình của tổng thang đo YSR trong tổng 560 khách thể nghiên cứu ta thấy:

- Tổng điểm thấp là 6, tổng điểm cao nhất là 237. Như vậy điểm của toàn thang đo YSR nghiên cứu trên 560 khách thể dao động từ 6-237 điểm.

- Điểm trung bình của thang đo là 79.11 điểm và độ lệch chuẩn là 28.81 điểm.

Nhìn vào biểu đồ phân phối, ta thấy hàm được vẽ theo hình chuông. So sánh với hàm phân phối, tổng điểm thô thang YSR trong nghiên cứu của Nguyễn Cao Minh và Trịnh Thị Mai cũng được phân bổ theo hình chuông. Chúng tôi nhận thấy một sự tương đồng nhất định về hàm phân phối tổng điểm thô YSR với nghiên cứu của chúng tôi. Điều này chứng minh tính khách quan của số liệu và cũng có nghĩa là các phép kiểm định giá trị trung bình đối với hàm số điểm tổng này có ý nghĩa thống kê.

So sánh điểm trung bình này với một số nghiên cứu khác trên thế giới:

- So với điểm thô trung bình của thang YRS nghiên cứu trên 24 quốc gia châu âu, chúng tôi thấy điểm thô trung bình trong nghiên cứu này cao hơn rất nhiều.

Cụ thể ở nghiên cứu này, điểm trung bình là 79.11 điểm trong khi điểm thô trung bình nghiên cứu trên thanh thiếu niên của 24 quốc gia (Đức, Đan Mạch, Ethiopia, Phần Lan, Puero Rico, Iran, Na Uy, Ba Lan, Thụy Sĩ, Ai xơ len, Úc, Jamaica, Israel, Mỹ, Hong Kong, Thụy Điển, Nhật, Lithuania, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Tây Ban Nha, Hà Lan, Romani, Hy Lạp) là 35,3.

- Một số nước châu Á ví dụ Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kong, Trung Quốc có điểm trung bình cao hơn châu Âu, chỉ số cao nhất được biết đến ở châu Á là 48,3 thuộc về Hy Lạp.

- Tại Việt Nam, có một số nghiên cứu sử dụng YSR như nghiên cứu “Điều tra tỉ lệ trẻ em và vị thành niên ở miền bắc có vấn đề sức khỏe tâm thần” của Nguyễn Cao Minh với điểm thô trung bình đại diện cho miền bắc là 51,99. Nghiên cứu “Thực trạng các vấn đề sức khỏe tâm thần của học sinh trung học phổ thông nội trú ở vùng dân tộc thiểu số phía bắc” của Trịnh Thị Mai với điểm thô trung bình là 79,33 điểm.

Ở nghiên cứu này, điểm thô trung bình của sinh viên ngành công nghệ thông tin là 79.11. Giải thích cho tổng điểm thô cao như vậy, chúng tôi có một số giả định sau: sinh viên ngành công nghệ thông tin thuộc ngành nghề có mức độ khó cao, đặc thù phải làm việc nhiều giờ trước máy tính, ít có thời gian vận động và giao lưu với

mọi người nên nguy cơ gặp phải vấn đề sức khỏe tâm thần cao hơn. Bên cạnh đó, đặc thù khách thể chúng tôi lựa chọn ở đây là sinh viên công nghệ thông tin trường ĐH FPT, một trong những người tư có mức học phí cao cùng áp lực thi cử lớn, điều này làm tăng áp lực cho sinh viên khi theo đuổi ngành nghề này.

Bảng 3.9. Bảng phân loại vấn đề HVCX của sinh viên ngành công nghệ thông tin theo giới tính

Vấn đề HVCX

Nam Vấn

đề HVCX

Nữ Vấn

đề HVCX

Tổng

M Std N M Std N M Std N

Hướng

ngoại 19.48 8.58 Hướng

nội 21.41 13.78 Hướng

ngoại 19.33 8.55 Hướng

nội 17.38 9.59 Hướng

ngoại 18.78 8.44 Hướng

nội 18.23 10.72 Vấn đề

tư duy 11.39 4.62 1 Vấn đề

tư duy 12.04 5.56 1 Vấn đề

tư duy 11.53 4.83 1 Hành

vi xâm kích

9.91 5.21 2

Hành vi xâm kích

10.42 4.93 2

Hành vi xâm kích

10.02 5.15 2

Phá bỏ

quy tắc 9.57 4.23 3 Vấn đề

chú ý 9.39 3.66 3 Phá bỏ

quy tắc 9.31 4.3 3 Vấn đề

chú ý 9.08 3.44 4

Lo âu trầm cảm

9.3 6.79 4 Vấn đề

chú ý 9.15 3.49 4 Lo âu

trầm cảm

7.68 4.89 5 Phá bỏ

quy tắc 8.36 4.43 5

Lo âu trầm cảm

8.02 5.38 5

Vấn đề

xã hội 6.874 3.63 6 Vấn đề

xã hội 7.17 4.29 6 Vấn đề

xã hội 6.91 3.77 6 Trầm 5.21 3.33 7 Bệnh 6.12 4.47 7 Trầm 5.38 3.53 7

cảm thu mình

tâm thể cảm

thu mình

Bệnh

tâm thể 4.49 3.01 8

Trầm cảm thu mình

5.99 4.17 8 Bệnh

tâm thể 4.83 3.43 8

Nhìn vào bảng 3.2, bảng phân loại các vấn đề hành vi cảm xúc ở sinh viên ngành công nghệ thông tin ta thấy:

Xét về vấn đề hướng nội và vấn đề hướng ngoại thì sinh viên nam gặp vấn đề hướng ngoại nhiều hơn với mức điểm trung bình M = 19.48, Độ lệch chuẩn std = 8.58. Sinh viên nữ gặp vấn đề về hướng nội nhiều hơn với mức điểm trung bình 21.41 và độ lệch chuẩn Std = 13.78. Trong nghiên cứu này, vấn đề hướng nội của sinh viên chủ yếu xét đến một số khía cạnh: lo âu trầm cảm, trầm cảm thu mình và bệnh tâm thể. Vấn đề hướng ngoại chủ yếu xét đến một số khía cạnh: hạnh vi phá luật và hành vi gây hấn. Nhìn chung, sinh viên ngành công nghệ thông tin gặp phải vấn đề hướng ngoại nhiều hơn hướng nội với điểm trung bình nhìn chung là 11.53 và độ lệch chuẩn 4.83. Điều này có thể giải thích là do tỉ lệ nam, nữ trong ngành công nghệ thông tin đặc thù này khá chênh lệch, số lượng nam thường gấp nhiều lần so với các bạn nữ.

Xét về từng vấn đề hành vi, cảm xúc ở sinh viên ngành công nghệ thông tin, ta thấy có nhiều điểm đáng chú ý. Điểm nổi bật thứ nhất, thứ hai trong vấn đề HVCX ở cả sinh viên nam và nữ đều là Vấn đề tư duy và hành vi xâm kích. Trong đó vấn đề tư duy ở nam thấp hơn nữ, điểm trung bình của nam là 11.39, độ lệch chuẩn 4.62, trong khi đó điểm trung bình của nữ là 12.04, độ lệch chuẩn 5.56. Vấn đề tư duy của sinh viên nam và nữ ngành công nghệ thông tin thể hiện ở một số biểu hiện như: Không thể ngừng suy tư, Ngủ ít đi hoặc khó ngủ, Ý nghĩ lạ, một số có hành vi tự làm hại bản thân … Điểm trung bình vấn đề tư duy của tổng khách thể nghiên cứu là 11.53, độ lệch chuẩn là 4.83. Vấn đề hành vi xâm kích là vấn đề nổi bật thứ hai ở sinh viên ngành công nghệ thông tin. Điểm trung bình của nam là 9.91,

độ lệch chuẩn 5.21; điểm trung bình của nữ là 10.42 và độ lệch chuẩn là 4.93. Điểm trung bình của tổng khách thể nghiên cứu là 10.02, độ lệch chuẩn 5.15.

Thứ hạng thứ 3, 4, 5, 6, 7, 8 của tổng khách thể nghiên cứu lần lượt thuộc về các vấn đề: vấn đề phá bỏ quy tắc (điểm trung bình 9.31, độ lệch chuẩn 4.3); vấn đề chú ý (điểm trung bình 9.15, độ lệch chuẩn 3.49); vấn đề lo âu trầm cảm (điểm trung bình 8.02, độ lệch chuẩn 5.38); vấn đề xã hội (điểm trung bình 6.91, độ lệch chuẩn 3.77); vấn đề trầm cảm thu mình (điểm trung bình 5.38, độ lệch chuẩn 3.53);

vấn đề bệnh tâm thể (điểm trung bình 4.83, độ lệch chuẩn 3.43).

Có sự khác biệt về điểm nổi bật trong vấn đề HVCX ở sinh viên nam và nữ trong các thứ hạng tiếp theo bao gồm: Vấn đề phá bỏ quy tắc là vấn đề nổi bật thứ ba ở sinh viên nam ngành công nghệ thông tin. Điểm trung bình của nam là 9.57, độ lệch chuẩn là 4.23. Trong khi đó, vấn đề nổi bật thứ ba ở sinh viên nữ là vấn đề chú ý với điểm trung bình là 9.39, độ lệch chuẩn là 3.66. Ở thứ hạng thứ 4 và thứ 5 ở nam là vấn đề chú ý và vấn đề lo âu trầm cảm với điểm trung bình lần lượt là 9.08 (độ lệch chuẩn 3.44) và 7.68 (độ lệch chuẩn 4.89). Thứ hạng thứ 4 và thứ 5 ở nữ là lo âu trầm cảm và phá bỏ nguyên tắc với điểm trung bình lần lượt là 9.3 (độ lệch chuẩn 6.79) và 8.36 (độ lệch chuẩn 4.43). Ở thứ hạng 6, cả nam và nữ đều là vấn đề xã hội với điểm trung bình lần lượt là 6.87 (độ lệch chuẩn 3.63) và 7.17 (độ lệch chuẩn 4.29). Thứ hạng 7 và 8 có sự khác biệt giữa nam và nữ. Với sinh viên nam, vấn đề lần lượt là: vấn đề trầm cảm thu mình (điểm trung bình 5.21, độ lệch chuẩn là 3.33); vấn đề bệnh tâm thể (điểm trung bình 4.49, độ lệch chuẩn 3.01). Với sinh viên nữ, từ thứ hạng 7 đến thứ hạng 8 lần lượt là: vấn đề bệnh tâm thể (điểm trung bình 6.12, độ lệch chuẩn 4.47); vấn đề trầm cảm thu mình (điểm trung bình 5.99, độ lệch chuẩn 3.43).

Như vậy nhìn chung, xét tổng khác thể nghiên cứu ở cả nam và nữ thì vấn đề hướng ngoại là vấn đề nổi bật hơn với điểm trung bình là 19.33, độ lệch chuẩn 8.55.

Tuy nhiên, xét riêng theo giới tính thì vấn đề nổi bật ở nam là các vấn đề về hướng ngoại , các vấn đề hướng ngoại ở đây liên quan đến vấn đề phá bỏ quy tắc và hành vi xâm kích. Vấn đề nổi bật ở nữ sinh viên ngành công nghệ thông tin là các vấn đề

về hướng nội với các vấn đề hướng nội ở đây bao gồm vấn đề lo âu trầm cảm, trầm cảm thu mình và bệnh tâm thể.

Bên cạnh đó, để xác định tỉ lệ sinh viên ngành công nghệ thông tin gặp phải các vấn đề hành vi cảm xúc, ta có phân tích bảng dưới đây:

Bảng 3.10. Bảng tỉ lệ sinh viên ngành công nghệ thông tin gặp các vấn đề HVCX

STT Vấn đề HVCX

Nam (256) Nữ (69) Tổng tỉ lệ lâm

sàng (325) Bình

thường

Ranh giới

Lâm sàng

Tỉ lệ % lâm sàng

Bình thường

Ranh giới

Lâm sàng

Tỉ lệ %

lâm sàng Lâm sàng Tỉ lệ

1 Lo âu trầm cảm 154 [9;11] 54 21.1 48 [12;14] 13 18.8 67 20.62

2 Thu mình trầm

cảm 174 [7;8] 31 12.1 46 [8;9] 16 23.2 47 14.46

3 Bệnh

tâm thể 200 [7] 38 14.8 51 [8;11] 8 11.6 46 14.15

4 Vấn đề

xã hội 157 [8-9] 68 26.6 41 [8;9] 16 23.2 84 25.85

5 Vấn đề

tư duy 74 [9;10] 138 53.9 22 [10;12] 28 40.6 166 51.08

6 Vấn đề chú ý 134 [10;11] 63 24.6 31 [10;11] 15 21.7 78 24

7 Phá bỏ quy tắc 134 [10;12] 54 21.1 40 [9;13] 4 5.8 58 17.85

8 Hành vi xâm kích 178 [13;15] 32 12.5 54 [14;17] 2 2.9 34 10.46

9 Hướng nội 98 [14;17] 124 48.4 37 [19;23] 25 36.2 149 45.85

10 Hướng ngoại 108 [17;19] 117 45.7 23 [16;20] 23 33.3 140 43.08

11 Tổng 40 [51;61] 171 66.8 12 [57;69] 43 62.3 214 65.85

Nhìn vào bảng tỉ lệ sinh viên ngành công nghệ thông tin gặp các vấn đề về hành vi cảm xúc ta thấy:

Xét tổng khách thể nghiên cứu ở cả nam và nữ sinh viên ngành công nghệ thông tin, số lượng sinh viên gặp vấn đề sức khỏe tâm thần liên quan đến cảm xúc hành vi trên mức ranh giới là 214 sinh viên, chiếm 65.85%. Trong đó có 171 sinh viên nam và 43 sinh viên nữ.

Ở cả sinh viên nam và nữ thì tỉ lệ % số sinh viên có điểm lâm sàng trên mức ranh giới ở vấn đề hướng nội cao hơn hướng ngoại. Trong đó có 124 sinh viên nam (chiếm 48.4% số sinh viên nam) và 25 sinh viên nữ (chiếm 36.2% số sinh viên nữ).

Như vậy ở vấn đề hướng nội có tổng 149 sinh viên cả nam và nữ có điểm lâm sàng trên mức điểm ranh giới của vấn đề hướng nội (chiếm 45.85% tổng số sinh viên).

Vấn đề hướng nội ở sinh viên ngành công nghệ thông tin được thể hiện qua một số một số hội chứng như: lo âu trầm cảm, thu mình trầm cảm và bệnh tâm thể. Ở hội chứng lo âu trầm cảm và thu mình trầm cảm, sinh viên nữ có tỉ lệ % ở mức lâm sàng (tỉ lệ lần lượt là 18.8% và 23.2%). Trong khi đó tỉ lệ của hội chứng lo âu trầm cảm và thu mình trầm cảm ở nam (có tỉ lệ lâm sàng lần lượt là 21.1% và 12.1%), trong khi đó ở hội chứng bệnh tâm thể, sinh viên nam có tỉ lệ % lâm sàng cao hơn so với nữ.

Trong các hội chứng được nghiên cứu, hội chứng liên quan đến vấn đề tư duy có tỉ lệ sinh viên ngành công nghệ thông tin gặp phải nhiều nhất (166 người chiếm 51.08%). Trong đó sinh viên nam có 138 người ở mức lâm sàng (chiếm 53.9% tổng số sinh viên nam được nghiên cứu); sinh viên nữ có 28 người (chiếm 40.6% tổng số sinh viên nữ nghiên cứu).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 56 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)