Mối liên hệ giữa nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 24 - 28)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.3. Mối liên hệ giữa nhân cách và các vấn đề hành vi cảm xúc

Trong quá trình nhân cách phát triển, nó sẽ đi theo hai hướng: Hướng tích cực:

Là những nhân cách phát triển phù hợp với giá trị xã hội; Hướng bệnh lý: Là những nhân cách phát triển không phù hợp với giá trị xã hội.

Một nhân cách bình thường là một nhân cách mà quá trình phát triển của nó đi theo các chuẩn mực chung được xã hội thừa nhận. Sự phát triển đó được cá nhân thừa nhận và là động lực cho sự phát triển của cá nhân. Một nhân cách bình thường được đánh giá bởi các tiêu chí sau: Tính sẵn sàng trải nghiệm; Sự tận tâm; Tính hướng ngoại; Tính dễ hợp; Nhiễu tâm.

Tiêu chí để đánh giá sự hình thành nhân cách mỗi cá nhân là tính tích cực hoạt động của cá nhân đó. Nếu không tham gia hoạt động, cá nhân sẽ không hình thành được tâm lý, ý thức, nhân cách theo đó cũng không được hình thành. Một nhân cách được hình thành từ hoạt động của chính họ. Do đó, sẽ là không bình thường nếu một nhân cách thể hiện sự không sẵn sàng trải nghiệm.

Mặt khác, bản chất hoạt động của con người là hoạt động có ý thức, có mục đích. Bất kể một hoạt động nào, dù là tốt hay xấu thì cũng đều vì một mục đích nhất định. Nếu hoạt động của con người không thể hiện mục đích, sự cố gắng, tận tâm của chủ thể thì đó cũng có thể là dấu hiệu của một nhân cách không bình thường.

Điều này thấy rừ ở những người làm mà khụng biết mỡnh làm gỡ, hoặc thậm chớ không biết là mình đang làm, hoặc ở những người thực hiện hoạt động một cách hời hợt, không có trách nhiệm, không hướng đến mục tiêu.

Điều kiện để nhân cách phát triển là thực hiện hoạt động và xác lập các mối quan hệ xã hội qua giao tiếp. Giao tiếp giúp mỗi cá nhân lĩnh hội được chuẩn mực của xã hội, hiện hữu trong các chế tài, quy định, hoặc trong cách ứng xử của những người xung quanh. Nếu một người không giao tiếp, không thể hiện tính hướng ngoại thì sẽ không có đủ thông tin để đối chiếu với bản thân, qua đó

quá trình phân tích thông tin có thể phiến diện, dẫn đến cac vấn đề trong quá trình phát triên nhân cách.

Tính dễ hợp về bản chất chính là tính linh hoạt, dễ thích nghi của nhân cách.

Để duy trì những thuộc tính ổn định nhân cách cần linh hoạt trong các giai đoạn phát triển. Nếu không đạt được tiêu chí này, một nhân cách không thể tham gia vào các quá trình hoạt động và giao tiếp khác nhau, điều này có thể là hạn chế đối với sự phát triển của nhân cách.

Mặt khác, một nhân cách bình thường là một nhân cách có những nhiễu tâm, nhận thức được những nhiễu tâm đó và có nhu cầu giải quyết nó. Khi nhân cách không thể nhận thức được rằng mình có nhiễu tâm, phủ nhận những vấn đề tâm lý của mình là nhân cách có dấu hiệu bệnh lý. Hoặc khi các nhiễu tâm không được giải quyết, duy trì và phát triển trong suốt cuộc đời con người trở thành các nhân cách bệnh lý.

Một nhân cách không đáp ứng các tiêu chuẩn trên có thể được xem xét như là đang trong trạng thái rối loạn.

Theo tiêu chuẩn chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ V của Hiệp hội Tâm thần Hoa Kỳ (DSM V), rối loạn nhân cách được chẩn đoán trên cơ sở các tiêu chí sau:

- Những mẫu hình hành vi bền vững và trải nghiệm bên trong sai lệch so với các chuẩn mực văn hóa cá nhân.

- Không linh hoạt một cách tương đối và lan tỏa hầu khắp các tình huống cá nhân và xã hội.

- Làm đau khổ hoặc làm yếu kém chức năng một cách đáng kể.

- Mẫu hình ổn định, lâu dài và khởi đầu trước khi trưởng thành.

- Không phải là nguyên nhân của việc dùng thuốc.

Hiện nay, những nhà chuyên môn sử dụng các bộ tiêu chí khác nhau để đánh giá, chẩn đoán và phân loại các rối loạn nhân cách. Nhưng về cơ bản, có hai bộ tiêu chí được sử dụng rộng rãi và chính thống nhất trên thế giới là: Bảng phân loại bệnh tật quốc tế lần thứ 10” (ICD 10) của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và “Sổ tay thống kê và chẩn đoán các rối loạn tâm thần lần thứ 5” (DSM V) của Hiệp hội Tâm thần Mỹ. Dù cách trình bày khác nhau, thuộc hai lĩnh vực khác nhau (Y học và Tâm lý

học), nhưng nhìn chung, cả hai bảng phân loại này đều hướng đến các nhóm bệnh như: Rối loạn cảm xúc; Rối loạn hành vi; Rối loạn phát triển thần kinh; Rối loạn tâm thần phân liệt và các rối loạn loạn thần ngắn; Rối loạn sinh lý và yếu tố thể chất; Rối loạn liên quan nghiện chất; Rối loạn nhân cách [46]

Như vậy, bản chất đặc điểm nhân cách và rối loạn nhân cách có liên quan với nhau, một trong những đặc trưng của rối loạn nhân cách là các vấn đề cảm xúc hành vi. Ngoài ra, rối loạn nhân cách là một dạng tổn thương sức khỏe tinh thần [13].

Theo nghiên cứu của Davidson vào năm 2000, những rối loạn nhân cách thường đi kèm với những rối loạn khác về cảm xúc/khí sắc. Cũng theo nghiên cứu nói trên, từ 24-27 % người rối loạn nhân cách cũng bị trầm cảm chủ yếu, và khoảng từ 4-20%

bị trầm cảm lưỡng cực. Tuy không biết chính xác tần số xảy ra đồng thời của rối loạn lo âu, nhưng người ta cho rằng ở những người rối loạn nhân cách, tỉ lệ này lớn hơn so với tỉ lệ chung. Trong nghiờn cứu của APA năm 2000 cũng chỉ rừ rối loạn chống đối xã hội và ái kỉ phổ biến hơn ở nam, trong đó có rối loạn kiểu đóng kịch và rối loạn ranh giới lại phổ biến hơn ở nữ. Sau đâu là một giả định mô tả sơ lược về rối loạn nhân cách chống đối xã hội, được đưa ra bởi mô hình 5 yếu tố về nhân cách dành cho rối loạn nhân cách chống đối xã hội [52]:

Trạng thái nhiễu tâm nhẹ: thiếu quan tâm đúng mức tới những vấn đề của sức khỏe hay sự điều chỉnh xã hội; nhạt nhẽo về mặt cảm xúc.

ít hướng ngoại: cô lập về mặt xã hội, tách mình ra khỏi các mối quan hệ liên cá nhân và thiếu một hệ thống hỗ trợ xã hội; cảm xúc cùn mòn; thiếu niềm vui và sự say mê cuộc sống; miễn cưỡng khẳng định bản thân hoặc thừa nhận các vai trò xã hội, thậm chí cả khi được đánh giá cao; hạn chế về mặt xã hội và nhút nhát.

Thiếu cởi mở: khó thích nghi với thay đổi về xã hội và con người; kém chịu đựng hoặc ít hiểu được những quan điểm khác hay các kiểu sống khác; lạnh nhạt về cảm xúc và không thể hiểu cũng như diễn đạt thành lời những cảm giác của chính mình; mất nhận thức cảm xúc; thu hẹp phạm vi hứng thú; vô cảm với nghệ thuật và thẩm mĩ; tuân theo quyền lực một cách thái quá.

Khó đồng tình: ý nghĩ hoài nghi và ý tưởng giống hoang tưởng; không có khả năng tin tưởng ngay cả bạn bè hay gia đình; dễ nổi cáu; luôn sẵn sàng đánh

nhau; thích liều lĩnh và lôi kéo; nói dối; ứng xử thiếu lịch sự và thiếu quan tâm làm cho bạn bè xa lánh, làm hạn chế sự cảm thông từ phía xã hội; thiếu tôn trọng những quy tắc xã hội dẫn đến rắc rối với pháp luật; cảm giác về bản thân được thổi phồng và phô trương; kiêu căng ngạo mạn.

Thiếu lương tâm: làm việc kém; không đáp ứng những tiềm năng trí tuệ và nghệ thuật; biểu hiện học thuật liên quan đến khả năng nghèo nàn; vô kỉ luật và thiếu trách nhiệm dẫn đến những rắc rối với pháp luật; không có khả năng tự kỉ luật với bản thân (chẳng hạn như tuân theo chế độ ăn uống hay kế hoạch tập luyện) thậm chí cả khi bị yêu cầu vì những lí do y tế; không quan tâm đến bản thân và có những mối bận tâm bâng quơ.

Quan điểm chiều hướng này không chỉ được đưa ra trong lĩnh vực lí thuyết và triết học mà nó còn tỏ ra hữu dụng hơn trong việc tiên lượng, so với hướng tiếp cận của DSM. Chẳng hạn, Ullrich và cộng sự (2001) tìm ra rằng kết quả test nhân cách còn có thể dùng để tiên lượng những hành vi lệch chuẩn tiếp theo tốt hơn so với các hạng mục chẩn đoán rối loạn nhân cách chống đối xã hội. Qua các nhà lâm sàng, Heumann và Morey (1990) cũng đã nhận thấy điểm chiều hướng đáng tin cậy hơn so với chẩn đoán theo tiêu chuẩn chẩn đoán của DSM.

Tại Việt Nam cũng đã có một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ giữa đặc điểm nhân cách với các vấn đề cảm xúc hành vi như nghiên cứu của Nguyễn Thị Duyên về mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt trên 303 học sinh THPT ở tỉnh Bắc Ninh sử dụng bảng nghiệm kê nhân cách EPI cho kết quả những học sinh có nhân cách bình thản ít khi bị bắt nạt, kiểu nhân cách hoạt bát và ưu tư tỷ lệ học sinh bị bắt nạt cao hơn nhiều lần [8]. Luận án tiến sĩ tâm lý học xã hội năm 2002 của Phan Thị Mai Hương với đề tài “ Tìm hiểu đặc điểm nhân cách, hoàn cảnh xã hội của thanh niên nghiện ma túy và mối liên hệ giữa chúng” cho thấy một số đặc điểm nhân cách nổi bật của nhóm đối tượng này. Một là đặc điểm chú trọng đến cảm xúc: mất cân bằng cảm xúc. Hai là phụ thuộc và thụ động. Ba là lối tư duy thử nghiệm và tầm nhìn hạn chế [20]. Nghiên cứu của Lê Thị Huyền về “ĐẶc điểm nhân cách và rối loạn trầm cảm của học sinh trung học phổ thông Cầu Giấy – Hà

Nội năm học 2016 – 2017” cũng cho thấy mối tương quan giữa các mặt của nhân cách với rối loạn trầm cảm.

Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có những nghiên cứu bước đầu cho thấy có mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi. Tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào đi sâu vào một nhóm đối tượng, cụ thể ở đây là sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin để tìm ra mối tương quan giữa đặc điểm nhân cách và các vấn đề cảm xúc hành vi, đồng thời dự báo xu hướng nhân cách có nguy cơ gặp các vấn đề cảm xúc hành vi. Nghiên cứu này của chúng tôi sẽ làm rừ vấn đề trờn.

1.4. Một số khái niệm cơ bản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 24 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)