Đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 45 - 56)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Đặc điểm nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin

Sử dụng công cụ nghiên cứu là thang đo NEO-PI-R 60 trên 325 sinh viên năm nhất ngành công nghệ thông tin ĐH FPT ta thấy có sự khác biệt về điểm trung bình giữa các mặt của nhân cách và có sự khác biệt điểm trung bình từng mặt của nhân cách theo giới tính nam và nữ.

Bảng 3.1: Các chỉ số thống kê cơ bản về các mặt trong nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin.

Các lĩnh vực của nhân cách

Tổng khách thể (325)

Nam (256) Nữ (69)

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Trung bình

Độ lệch chuẩn Mặt nhiễu tâm (N) 27.67 7.25 27.28 6.64 29.19 9.06 Mặt hướng ngoại (E) 27.44 7.93 27.60 7.72 26.84 8.69 Mặt cởi mở (O) 30.02 5.55 30.04 5.59 29.94 5.46 Mặt đồng thuận (A) 25.63 7.12 25.58 7.36 25.81 6.21 Mặt tận tâm (C) 29.12 6.37 29.21 6.25 28.80 6.87

Nhìn vào bảng ta thấy mặt nhân cách nổi bật của sinh viên ngành công nghệ thông tin là cởi mở (O) với điểm trung bình là 30.02 điểm và độ lệch chuẩn là 5.55.

Theo lý thuyết về 5 nhân tố lớn, điều này cho thấy đa phần các bạn sinh viên ngành công nghệ thông tin là những người cởi mở, ham học hỏi mạnh mẽ, thường tò mò về cả những điều bên trong họ và những gì bên ngoài thế giới, và họ có nhiều trải nghiệm phong phú hơn những người khác. Họ sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới và giá trị độc đáo, và họ trải nghiệm cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực nhiều hơn những người ít cởi mở hơn. Họ rất nhạy cảm với cảm xúc của riêng mình và có một khả năng lớn mức trung bình để nhận ra những cảm xúc của người khác.

Họ đánh giá cao về cái đẹp trong nghệ thuật và tự nhiên. Họ sẵn sàng xem xét

những ý tưởng mới và các giá trị và có thể hơi độc đáo theo quan điểm của họ.

Những người như vật là người tưởng tượng, táo bạo, độc lập và sáng tạo.

Tiếp sau là mặt tận tâm (C) với điểm trung bình 29.12 và độ lệch chuẩn 6.37.

Điểm tận tâm cao cho thấy sinh viên ngành công nghệ thông tin khá tỉ mỉ, đúng giờ và đáng tin cậy. Họ có một nhu cầu tương đối cao đối với việc đạt thành tích. Họ tổ chức tốt và đáng tin cậy và thực hiện các cam kết họ đã làm. Họ có ý thức tự giác, có trắc nghiệm một cách nghiêm túc. Họ là người cẩn thận, đáng tin cậy, chăm chỉ và kiên trì. Về mặt tích cực, điểm mặt C có liên quan đến thành tích học tập và nghề nghiệp, về mặt tiêu cực, nó có thể dẫn đến sự kén chọn, kỹ tính và sự rat ay ép buộc hoặc hoành vi tham công tiếc việt.

Với nam giới ngành công nghệ thông tin, mặt nhân cách nổi bật nhất ở đây cũng là Cởi mở (O) với điểm trung bình 30.04, độ lệch chuẩn 5.59. Điều này cho thấy sự ham học hỏi, tò mò và sẵn sàng tiếp thu những tri thức mới, đồng thời những sinh viên nam luôn có sự trải nghiệm phong phú về cảm xúc cũng như xem xét các ý tưởng mới và các giá trị có thể hơi độc đáo theo quan điểm của họ. Mặt nhân cách nổi bật thứ hai ở nam giới ngành công nghệ thông tin là mặt tận tâm với điểm trung bình là 29.21, độ lệch chuẩn 6.25, cho thấy sự tỉ mỉ, đúng giờ và đáng tin cậy của nhóm sinh viên này.

Với nữ giới, mặt nhân cách nổi bật là cởi mở với điểm trung bình 29.94 và độ lệch chuẩn 5.46, cho thấy sự ham học hỏi và sẵn sàng tiếp thu tri thức mới khá tương đồng với các sinh viên nam. Mặt nhân cách nổi bật thứ hai ở nữ công nghệ thông tin cũng là nhiễu tâm với điểm trung bình là 29.19 và độ lệch chuẩn 9.06.

Điều này cho thầy những trải nghiệm về cảm xúc tiêu cực, kém thích nghi, linh hoạt điều chỉnh và thay đổi về cảm xúc ở các sinh viên nữ ngành công nghệ thông tin.

Nếu chia từng mặt nhân cách theo từng mức độ: Thấp, trung bình, cao, ta có bảng chỉ số thống kê theo mức độ các mặt nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin như sau:

Bảng 3.2: Chỉ số thống kê theo mức độ các mặt nhân cách của sinh viên công nghệ thông tin

STT

Giới tính

Mặt nhân cách

Nam (256) Nữ (69) Tổng (325)

Số

lượng % Số

lượng % Số

lượng % Mức độ

1 Mặt tận tâm

Thấp 19 7.4 13 18.8 32 9.85

Trung

bình 177 69.1 36 52.2 213 65.54

Cao 60 23.4 20 29 80 24.62

2

Mặt đồng thuận

Thấp 45 17.6 10 14.5 55 16.92

Trung

bình 187 73 55 79.7 242 74.46

Cao 24 9.4 4 5.8 28 8.62

3

Mặt nhiễu tâm

Thấp 28 10.9 21 30.4 49 15.08

Trung

bình 189 73.8 37 53.6 226 69.54

Cao 39 15.2 11 15.9 50 15.38

4 Mặt cởi mở

Thấp 29 11.3 4 5.8 33 10.15

Trung

bình 160 62.5 49 71.0 209 64.31

Cao 67 26.2 16 23.2 83 25.54

5

Mặt hướng ngoại

Thấp 65 25.4 26 37.7 91 28

Trung

bình 168 65.6 40 58 208 64

Cao 23 9 3 4.3 26 8

Nhìn vào bảng 3.2: thống kê mức độ các mặt nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin ta thấy:

Mức độ cao của mặt nhân cách cởi mở ở cả nam và nữ đều có số lượng sinh viên nhiều nhất với 83 người trong đó có 67 nam và 16 nữ, điều này cho thấy sự tương đồng trong tính cách ở cả nam và nữ sinh viên ngành công nghệ thông tin.

Như vậy, sinh viên ngành công nghệ thông tin trong nghiên cứu đều có đặc điểm là những người cởi mở, ham học hỏi mạnh mẽ, thường tò mò về cả những điều bên trong họ và những gì bên ngoài thế giới, và họ có nhiều trải nghiệm phong phú hơn những người khác. Họ sẵn sàng đón nhận những ý tưởng mới và giá trị độc đáo, và họ trải nghiệm cả những cảm xúc tích cực và tiêu cực nhiều hơn những người ít cởi mở hơn. Họ rất nhạy cảm với cảm xúc của riêng mình và có một khả năng lớn mức trung bình để nhận ra những cảm xúc của người khác. Họ sẵn sàng xem xét những ý tưởng mới và các giá trị và có thể hơi độc đáo theo quan điểm của họ. Những người như vậy là người tưởng tượng, táo bạo, độc lập và sáng tạo.

Mặt nhân cách nổi bật thứ hai là tận tâm với 80 người ở mức độ cao với 60 nam và 20 nữ. Điều này thể hiện ở một số đặc điểm của sinh viên như “Khi đã cam kết thực hiện điều gì, mọi người có thể tin là tôi sẽ hoàn thành” hay như “Tôi lên kế hoạch cẩn thận trước khi bắt đầu một chuyến đi”. Điều này thể hiện ý thức tự giác khi thực hiện các công việc và sự tỉ mỉ, cận trọng trong quá trình làm bất kỳ công việc gì, thể hiện sự đáng tin cậy.

3.1.1. Đặc điểm mặt nhiễu tâm (N)

Cho đến nay, nhiều nghiên cứu đã thừa nhận nhiễu tâm như những rối loạn về tư duy, cảm giác và ứng xử. Những rối loạn nhiễu tâm phát triển trong cả cuộc đời của một người bệnh có xu hướng dần hạn chế và làm tổn hại khả năng sống một cuộc sống bình thường. Trong nghiên cứu này, khía cạnh nhiễu tâm (N) được đánh giá xu hướng cá nhân với những trải nghiệm về cảm xúc tiêu cực, kém thích nghi, linh hoạt điều chỉnh và thay đổi về cảm xúc của sinh viên ngành công nghệ thông tin. Cụ thể, kết quả nghiên cứu cho thấy, sinh viên nhận định đúng và đúng hoàn toàn về những đặc điểm “Đôi khi có những ý nghĩa đáng sợ xuất hiện” và “Tôi thường lo về những việc có thể trở nên tồi tệ” chiếm tỉ lệ cao nhất với giá trị tương ứng là 74,3%, tiếp đến là đặc điểm “Đôi khi cảm thấy cay đắng và uất ức” chiếm 54,4%; điểm “Nhiều lần, khi sự việc trở nên tồi tệ, tôi thấy chán nản và muốn từ

bỏ” chiếm 48,9% và các điểm còn lại trong nhóm chiếm dưới 39%. Đặc biệt, nhằm có sự so sánh về các đặc điểm trong mặt nhiễu tâm, chúng tôi đã thực hiện tính điểm trung bình để có sự xếp loại và đối sánh.

Bảng 3.3. Đặc điểm nhân cách trong mặt nhiễu tâm (N)

Mặt nhiễu tâm (N) ĐTB ĐLC Xếp loại

Câu 29: Đôi khi những ý nghĩ đáng

sợ xuất hiện trong đầu tôi. 2.89 1.00 1

Câu 19: Tôi thường lo về những

việc có thể trở nên tồi tệ. 2.89 0.903 2

Câu 14: Hiếm khi tôi lo sợ về

tương lai. 2.66 1.1 3

Câu 9: Hiếm khi tôi buồn hay chán

nản. 2.5 1.12 4

Câu 24: Đôi khi tôi cảm thấy cay

đắng và uất ức. 2.37 1.14 5

Câu 4: Hiếm khi tôi có cảm giác sợ

hãi hay lo lắng. 2.33 1.1 6

Câu 54: Tôi ít khi cảm thấy cô đơn

hay buồn bã. 2.31 1.16 7

Câu 34: Nhiều lần, khi sự việc trở nên tồi tệ, tôi thấy chán nản và muốn từ bỏ.

2.22 1.09 8

Câu 59: Rất khó làm tôi tức giận 2.05 1.12 9 Câu 44: Khi có quá nhiều căng

thẳng, tôi thấy như mình không thể chịu đựng thêm nữa.

2.03 1.1 10

Câu 49: Cảm xúc của tôi khá ổn

định. 1.86 1.14 11

Câu 39: Tôi dễ hoảng sợ. 1.58 1.11 12

Tương tự khi xem xét các nhận định đặc điểm nhân cách của sinh viên cho thấy điểm trung bình thể hiện cao nhất qua các đặc điểm “Đôi khi những ý nghĩ đáng sợ xuất hiện trong đầu tôi”; “Tôi thường lo về những việc có thể trở nên tồi tệ”. Có thể thấy, với mặt nhiễu tâm, nhìn chung những đặc điểm về suy nghĩ tiêu cực thường xuất hiện nhiều hơn là những đặc điểm về việc dễ thay đổi cảm xúc xuất hiện trong nhóm sinh viên ngành công nghệ thông tin. Chính vì vậy, nhằm can thiệp và phòng ngừa rối nhiễu tâm lí cho sinh viên, nhà trường cần có chương trình giáo dục sức khỏe tinh thần hiệu quả theo hướng tăng tư duy tích cực, cũng như đáp ứng được đội ngũ chuyên môn làm công tác tư vấn nhằm kịp thời tư vấn cho sinh viên cũng như thiết kế chương trình học hiệu quả, giảm áp lực, căng thẳng trong học tập của sinh viên.

3.1.2. Đặc điểm mặt hướng ngoại (E)

Mặt hướng ngoại trong nhân cách đánh giá mức độ hòa đồng, năng động và nhanh nhạy trong các mối quan hệ xã hội. Những người có tính hướng ngoại cao thường thích sự phấn khích và những kích thích, có xu hướng hướng tới sự vui vẻ trong những hoàn cảnh khác nhau, trông họ luôn lạc quan và tràn đầy năng lượng.

Ngược lại với người có tính hướng ngoại cao là những người có xu hướng hướng nội. Họ thường độc lập, trông có vẻ nhút nhát, tuy nhiên họ lại khá tò mò và thích tìm tòi nghiên cứu. Họ thường lặng lẽ và sống nội tâm, không thích tương tác với nhóm lớn. Nếu như trong nghiên cứu “Đặc điểm nhân cách của thanh niên Việt Nam qua thang đo NEP-60VN của nhóm tác giả Bùi Thị Thúy Hằng, Trần Văn Công và Nguyễn Phương Hồng Ngọc, thực hiện trên 633 thanh niên tại 23 tỉnh thành với độ tuổi trung bình là 21,88; mặt hướng ngoại là đặc điểm nổi bật nhất trong nhân cách của thanh niên Việt Nam thì trong nghiên cứu này, đặc điểm hướng ngoại không phải đặc điểm nổi bật, điểm trung bình của mặt nhân cách này khá thấp, chỉ cao hơn mặt nhõn cỏch đồng thuận (A). Để tỡm hiểu rừ hơn về đặc điểm hướng ngoại trong nhân cách sinh viên ngành công nghệ thông tin, chúng tôi có phân tích điểm trung bình các item của mặt nhân cách này như sau:

Bảng 3.4. Bảng đặc điểm của mặt hướng ngoại (E) Mặt

hướng ngoại (E) ĐTB ĐLC Xếp loại

Câu 35: Tôi dễ cười. 2.9 1.01 1

Câu 5: Tôi thấy mình dễ đồng cảm

với người khác. 2.79 0.99 2

Câu 10: Tôi là người cởi mở và dễ chấp nhận cách sống của người

khác.

2.67 1.05 3

Câu 60: Nếu tôi ở một mình quá lâu, tôi cảm thấy thực sự cần ai đó ở

bên.

2.67 1.28 4

Câu 15: Tôi thực sự thích trò

chuyện với mọi người. 2.43 1.04 5

Câu 55: Tôi thấy dễ dàng tươi cười

và thoải mái với người lạ. 2.41 1.19 6

Câu 45: Tôi là người vui vẻ và luôn

phấn khích. 2.38 1.053 7

Câu 25: Tôi thích có nhiều người

xung quanh mình. 1.99 1.12 8

Câu 40: Tôi thích đi chơi ở chỗ

đông đúc hơn là nơi vắng người. 1.85 1.17 9

Câu 30: Tôi thích những nơi náo nhiệt, có nhiều hoạt động đang diễn

ra.

1.83 1.19 10

Câu 20: Tôi thích những buổi liên

hoan đông người. 1.82 1.17 11

Câu 50: Nhiều người cho rằng tôi là

người hơi lạnh lùng và khó gần 1.67 1.2 12

Với mặt hướng ngoại (E), mặt nhân cách cho đặc điểm về tính hướng ngoại, hòa đồng trong các mối quan hệ và nhóm xã hội, đồng thời thể hiện sự cởi mở, thân thiện, quảng giao, tự khẳng định, tích cực hoạt động, tìm kiếm hứng thú, xúc cảm tích cực. Số liệu thống kê ở bảng 3.1.2 cho thấy có một số biểu hiện đặc trưng của sinh viên công nghệ thông tin cho nhóm mặt này: “Tôi dễ cười”, “Tôi thấy mình dễ đồng cảm với người khác”,Nếu tôi ở một mình quá lâu, tôi cảm thấy thực sự cần ai đó ở bên”. Tuy nhiên, hướng ngoại không phải điểm đặc trưng cho nhân cách của sinh viên ngành công nghệ thông tin do điểm trung bình ở mặt nhân cách này khá thấp so với các mặt nhân cách khác.

3.1.3. Đặc điểm mặt cởi mở (O)

Mặt nhân cách cởi mở (O) đặc trưng cho tính ham học hỏi và sự sẵn sàng đón nhận những ý tưởng và khái niệm mới. Nếu như trong nghiên cứu của Đinh Thị Kim Thoa và Trần Văn Công năm 2010 trên 1182 sinh viên về “Một số đặc điểm nhân cách sinh viên học các ngành học khác nhau”, nét nhân cách cởi mở cho điểm trung bình gần như thấp nhất ( chỉ cao hơn so với nét nhân cách nhiễu tâm) thì ở sinh viên công nghệ thông tin, đây là một trong những điểm nổi bật của nhân cách với điểm trung bình cao nhất trong các mặt nhân cách được nghiên cứu. Bảng dưới đây sẽ phân tích kỹ hơn về đặc điểm này:

Bảng 3.5. Bảng đặc điểm mặt cởi mở (O)

Mặt cởi mở (O) ĐTB ĐLC Xếp loại

Câu 13: Một số thể loại nhạc có sức cuốn

hút rất lớn đối với tôi. 3.17 0.86 1

Câu28: Thi thoảng tôi hoàn toàn đắm chìm

trong bản nhạc mà tôi đang nghe. 3.07 1 2

Câu 3: Tôi không quan tâm tới thẩm mỹ và

nghệ thuật. 2.93 1.12 3

Câu 58: Tôi có trí tưởng tượng rất phong

phú. 2.88 0.926 4

Câu 38: Khi còn nhỏ, hiếm khi tôi chơi trò 2.77 1.26 5

chơi tưởng tượng.

Câu 8: Tôi ít quan tâm đến việc tìm hiểu

bản chất vũ trụ hay loài người. 2.57 1.22 6

Câu 23: Tôi ít khi quan tâm đến cảm xúc

hiện tại của mình. 2.49 1.1 7

Câu 33: Tôi thích giải các câu đố. 2.4 1.08 8

Câu 43: Theo tôi việc giữ đúng các nguyên tắc sống đã có quan trọng hơn là sẵn sàng tiếp thu cái mới.

2.32 1.09 9

Câu 18: Tôi thích giải những câu đố hóc

búa. 2.3 1.07 10

Câu 48: Thơ ca thường không có tác động

gì đối với tôi. 2.1 1.28 11

Câu 53: Tôi thích ở những nơi quen thuộc. 1.04 0.99 12 Nhìn vào bảng 3.1.3 ta thấy một số đặc điểm nổi bật thuộc mặt nhân cách này của sinh viên ngành công nghệ thông tin như “Một số thể loại nhạc có sức cuốn hút rất lớn đối với tôi”; “Thi thoảng tôi hoàn toàn đắm chìm trong bản nhạc mà tôi đang nghe”. Điều này cho thấy niềm say mê cũng như vai trò quan trọng của âm nhạc đối với cuộc sống các em. Lý giải điều này, chúng tôi có phỏng vấn một số sinh viên ở trường và được biết: Ngoài những môn học chuyên ngành cũng như các môn chung giống các trường khác, các em còn được học môn Âm nhạc dân tộc (được trực tiếp thực hành chơi các thể loại đàn như tì bà, đàn bầu, đàn nguyệt … và sáo), bên cạnh đó, trường có rất nhiều các câu lạc bộ liên quan đến âm nhạc để tăng sự kết nối cũng như phát triển năng khiếu về âm nhạc cho các bạn trẻ. Như vậy, nhìn chung lại thì sinh viên ngành công nghệ thông tin thường đánh giá cao về vẻ đẹp trong nghệ thuật và tự nhiên, đặc biệt là âm nhạc. Họ sẵn sàng xem xét những ý tưởng tượng, tóa bạo, độc lập và sáng tạo.

3.1.4. Đặc điểm mặt nhân cách đồng thuận (A)

Mặt nhân cách đồng thuận là mặt nhân cách đánh giá mức độ chấp chận, bao

gồm một số khía cạnh như niềm tin, thẳng thắn, chân tình, vị tha, phục tùng, khiên tốn và nhân hậu. Theo nghiên cứu của Đinh Thị Kim Thoa và Trần Văn Công năm 2010 trên 1182 sinh viên về “Một số đặc điểm nhân cách sinh viên học các ngành học khác nhau”, nét nổi trội trong nhân cách của sinh viên Việt Nam (nếu coi 1182 sinh viên nghiên cứu là một sinh viên đại diện) là tính đồng thuận. Trong nghiên cứu này, tính đồng thuận có điểm trung bình đứng thứ hai, cũng là một trong những những nột nhõn cỏch khỏ nổi bật ở sinh viờn cụng nghệ thụng tin. Để làm rừ hơn một số đặc điểm trong mặt nhân cách này, chúng tôi có bảng phân tích sau:

Bảng 3.6. Đặc điểm mặt nhân cách đồng thuận (A)

Mặt đồng thuận/ dễ chấp nhận (A) ĐTB ĐLC Xếp loại Câu 17: Nếu cần thiết, tôi sẵn sàng thao túng mọi người để

có thứ mình muốn.

2.69 1.22 1

Câu 47: Tôi có khả năng đạt được những điều tôi muốn từ người khác với bất cứ giá nào.

2.62 1.06 2 Câu 2: Đôi khi tôi có thể đe dọa hoặc nịnh bợ người khác để

họ làm những gì tôi muốn.

2.53 1.13 3 Câu 12: Đôi khi tôi lừa mọi người làm những gì tôi muốn. 2.46 1.13 4 Câu 32: Tôi hay cãi nhau với người nhà và đồng nghiệp. 2.46 1.03 5 Câu 52: Một số người cho rằng tôi là người ích kỷ và tự cao

tự đại.

2.44 1.07 6

Câu 7: Khi cần tôi có thể mỉa mai và trở nên cay độc. 2.19 1.32 7 Câu 27: Một số người nghĩ rằng tôi là người lạnh lùng và

tính toán.

1.97 1.21 8 Câu 42: Tôi là người cứng đầu và bướng bỉnh. 1.66 1.13 9 Câu 57: Tôi hay nghi ngờ ý định của người khác. 1.62 1.03 10 Câu 22: Tôi tin rằng hầu hết mọi người sẽ lợi dụng bạn nếu

họ có dịp.

1.59 1.09 11

Câu 37: Nếu ai đó bắt đầu cuộc chiến, tôi sẽ sẵn sàng đấu lại. 1.4 1.02 12

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngành công nghệ thông tin (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)