CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Tóm tắt kết quả nghiên cứu
Kết quả sau khi chạy hồi quy, có 05 nhân tố ảnh hưởng nhiều đến sự thỏa mãn chung của người lao động là:
- Tiền lương, thưởng & phúc lợi
- Mối quan hệ & Nhận thức về công việc đang làm - Niềm tự hào về thương hiệu của Trường
- Đồng nghiệp và cơ hội đào tạo, học hỏi - Cấp trên
Mức ảnh hưởng (theo thứ tự giảm dần) cụ thể như sau:
- Khi mức thỏa mãn về Tiền lương, thưởng & phúc lợi tăng 1 đơn vị thì mức thỏa mãn chung tăng 0,264 đơn vị.
- Khi mức thỏa mãn về Mối quan hệ & Nhận thức về công việc đang làm tăng 1 đơn vị thì mức thỏa mãn chung tăng 0,231 đơn vị.
- Khi mức thỏa mãn về Niềm tự hào về thương hiệu của Trường tăng 1 đơn vị thì mức thỏa mãn chung tăng 0,222 đơn vị.
- Khi mức thỏa mãn về Đồng nghiệp và cơ hội đào tạo, học hỏi tăng 1 đơn vị thì mức thỏa mãn chung tăng 0,105 đơn vị.
- Khi mức thỏa cấp trên tăng 1 đơn vị thì mức thỏa mãn chung tăng 0,101 đơn vị.
84
Nhân tố Môi trường, điều kiện làm việc tại Trường và Cơ hội thăng tiến bị loại bỏ trong quá trình phân tích nhân tố EFA và chạy hồi quy do các nhân tố này ảnh hưởng không nhiều đến sự thỏa mãn công việc của người lao động trong nghiên cứu này.
Đối với kiểm định sự thỏa mãn công việc của các tổng thể con theo phương pháp Independent samples T-Test và phương pháp kiểm định Anova, đều có sự thỏa mãn công việc khác nhau giữa nam và nữ; các nhóm tuổi; học vị; thâm niên công tác; vị trí công tác; bộ phận công tác; thu nhâp bình quân mỗi tháng, cụ thể như sau:
Sự thỏa mãn công việc giữa nam và nữ:
- Sự thỏa mãn công việc giữa nam và nữ có khác nhau, mức thỏa mãn của Nam (4,0468) cao hơn nữ (3,8047).
Sự thỏa mãn công việc theo độ tuổi:
- Mức thỏa mãn của nhóm dưới 26 tuổi (3,8472) thấp hơn nhóm từ 36 – 45 tuổi (4,1830).
- Mức thỏa mãn của nhóm từ 26 – 35 tuổi (3,8929) thấp hơn nhóm từ 36 – 45 tuổi (4,1830).
Sự thỏa mãn công việc theo học vị:
- Mức thỏa mãn của nhóm Trung cấp/Cao đẳng (4,2778) cao hơn nhóm Thạc sỹ (3,9287).
- Mức thỏa mãn của nhóm Trung cấp/Cao đẳng (4,2778) cao hơn nhóm Cử nhân/Kỹ sư (3,9048).
Sự thỏa mãn công việc theo thâm niên công tác:
- Mức thỏa mãn của nhóm có thâm niên công tác từ 1 đến dưới 5 năm (3,8124) thấp hơn nhóm từ 5 đến dưới 10 năm (4,0427).
85
- Mức thỏa mãn của nhóm có thâm niên công tác từ 1 đến dưới 5 năm (3,8124) thấp hơn nhóm từ 10 năm trở lên (4,2583).
Sự thỏa mãn công việc theo vị trí công tác:
- Mức thỏa mãn của nhóm giảng viên tập sự (3,6260) thấp hơn nhóm quản lý (4,4203).
- Mức thỏa mãn của nhóm giảng viên (3,8544) thấp hơn nhóm quản lý (4,4203).
Sự thỏa mãn công việc theo bộ phận công tác:
- Mức thỏa mãn của nhóm Phòng, Ban, Trung tâm (4,0882) cao hơn nhóm Khoa thuộc khối xã hội (3,8036).
- Mức thỏa mãn của nhóm Phòng, Ban, Trung tâm (4,0882) cao hơn nhóm Khoa thuộc khối kỹ thuật (3,7975).
Sự thỏa mãn công việc theo thu nhâp bình quân mỗi tháng:
- Mức thỏa mãn của nhóm có thu nhập từ 5 đến 10 triệu (3,8751) thấp hơn nhóm có thu nhập 10 đến 15 triệu (4,2286).
Theo kết quả nghiên cứu, ta thấy trung bình sự thỏa mãn chung của người lao động tại Trường Đại học Lạc Hồng đạt 3,943 với thang đo Likert 5 mức độ (Bảng 4.9).
Khi xét từng nhân tố, ta thấy:
- Niềm tự hào về thương hiệu của Trường (ký hiệu I), có mức thỏa mãn trung bình cao nhất (4,013); kế đến là sự thỏa mãn chung của người lao động (ký hiệu XI), có mức thỏa mãn trung bình cao thư hai (3,943).
- Tiền lương, thưởng (ký hiệu III), có mức thỏa mãn trung bình thấp nhất (3,544);
86
- Cơ hội thăng tiến (ký hiệu VIII) có mức thỏa mãn trung bình thấp thứ hai (3,570).
Khi xét từng biến quan sát, ta thấy:
- Mức thỏa mãn cao nhất ở nhân tố I2.Tôi cảm thấy tự hào khi trả lời với người khác tôi đang làm việc ở đâu (Trung bình là 4,05), mức này khá cao sao với thanh đo Likert 5 mức độ.
- Mức thỏa mãn thấp nhất ở nhân tố III14.Tôi có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập tại Trường (Trung bình là 3,21), tuy nhiên mức này vẫn lớn hơn mức trung lâp (3).
5.2 Kiến nghị góp phần nâng cao sự thỏa mãn đối với công việc của người