Lắp đặt mạch đèn trang trí quảng cáo

Một phần của tài liệu Giáo trình Mạch điện chiếu sáng cơ bản (Nghề Điện điện tử CĐTC) (Trang 97 - 103)

Đây là đèn trang trí quảng cáo nên thường lắp thành các bảng hiệu trang trí với nhiều hình dáng đa dạng.

Là đèn phát quang có điện cực lạnh. Loại đèn này không sử dụng để thắp sáng mà chủ yếu dùng để trang trí quảng cáo… Nguyên lý làm việc của đèn dựa trên sự phóng điện giữa hai điện cực, dưới điện thế cao làm các chất khí chứa trong ống đèn bức xạ phát quang, màu sắc tuỳ thuộc chất khí chứa bên trong ống đèn, ánh sáng lạnh.

Hình 14.1: Đèn trang trí quảng cáo 1.1. Cấu tạo

Đèn này có cấu tạo gồm một ống thuỷ tinh dài, hình dáng có thể uốn cong nhiều dạng, đường kính ống khoảng từ 10-45mm, ở hai đầu ống đèn có các điện cực bằng kền- crôm hay bằng đồng, sắt. Bên trong ống được rút chân không và thay vào đó các chất khí tuỳ theo màu sắc phát ra của ánh sáng như:

- Khí néon cho ánh sáng màu đỏ - cam - Khí azote cho ánh sáng màu vàng – cam

- Khí Cácbonic (CO2) cho ánh sáng màu xanh nhạt

Hình 14.2: Cấu tạo của đèn neon

Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 97 - Khí Helium cho ánh sáng màu hồng tươi - Hơi thuỷ ngân cho ánh sáng màu xanh tím - Khí Krypton cho ánh sáng xanh da trời - Khi hiđro cho ánh sáng màu xanh lá cây 1.2. Nguyên lý làm việc

Đèn làm việc dựa trên sự phóng điện giữa 2 điện cực của điện thế cao, nên cần phải có một máy biến thế để tăng điện áp lên đến 15KV hay hơn nữa.

Khi đóng cầu dao điện dưới tác dụng của điện cao thế làm cho các chất khí chứa trong đèn tạo dòng phóng điện giữa 2 điện cực tác dụng lên chất khí tạo nên sự bức xạ mà phát ra ánh sáng. Đồng thời trong ống đèn được giữ ổn định nhờ cuộn cảm kháng mắc nối tiếp trong mạch, nên giữ vững nguồn sáng liên tục. Ánh sáng của bóng đèn ít phát nhiệt, nên bản chất ánh sáng là ánh sáng lạnh. Tuổi thọ đèn khoảng 2.000 giờ.

2. Thông số kỹ thuật các bộ phận mạch đèn

- Ống đèn: đường kính và chiều dài của đèn, thường đèn có chiều dài là 6m. Thời gian hoạt động là 2.000 giờ.

- Máy biến áp: Điện áp đầu vào thường là 220V, điện áp đầu ra là 15KV

- Cuộn kháng: Giúp ổn định ánh sáng đèn liên tục nên phải tùy thuộc vào công suất của đèn và chiều dài của đèn.

3. Cách kiểm tra các bộ phận

3.1. Quy trình kỹ thuật kiểm tra các bộ phận mạch đèn - Kiểm tra bóng đèn:

Hình 14.3: Mạch đèn neon

Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 98

Đối với bóng đèn cần kiểm tra dây tóc hai đầu bóng, thao tác kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng ở thang đo điện trở

- Kiểm tra máy biến áp:

Trước hết phải kiểm tra thông mạch các cuộn dây để chắc chắn rằng các cuộn dây không bị đứt.

Sau đú, kiểm tra cỏch điện giữa cỏc cuộn dõy, cỏch điện giữa cuộn dõy và lừi thộp.

Cuối cùng, đo điện áp đầu ra máy biến áp. Lưu ý, ở bước này do điện áp đầu ra máy biến áprất cao nên cần sử dụng máy biến điện áp.

- Kiểm tra cuộn kháng bằng VOM.

3.2. Thực hành kiểm tra các bộ phận mạch đèn 3.2.1. Dụng cụ

STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú

1 Đồng hồ vạn năng 01

2 Mê-ôm mét 01

3 Máy biến điện áp 01

4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01

5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01

3.2.2. Thiết bị vật tư

STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú

1 Mạch đèn trang trí quảng cáo 10m Hai màu 3.2.3. Đánh giá kết quả

Đối với kỹ năng kiểm tra các bộ phận mạch đèn trang trí quảng cáo, sinh viên phải đạt được những tiêu chí sau:

- Thao tác kiểm tra đúng trình tự, đúng tiêu chuẩn kỹ thuật - Kết luận chính xác tình trạng của các bộ phận trong mạch

- Thể hiện được tác phong công nghiệp và các quy tắc an toàn trong công việc

Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 99 4. Phương pháp lắp đặt

- Xác định vị trícần lắp bảng đèn; vị trí nguồn điện và bảng điều khiển.

- Gắn đèn lên giá đỡ theo các vị trí thích hợp.

- Lấy dấu và khoan vị trí định vị bảng đèn.

- Lắp bảng đèn cố định (sao cho chắc chắn và cân đối) vào vị trí xác định.

- Lắp đèn vào biến thế theo đúngtrình tự như hình vẽ

- Nối đất vỏ biến thế tăng thế và phần kim loại của khung đèn.

- Nối biến thế với chấn lưu.

- Kiểm tra các chân đèn xem đã chắc chắn chưa.

- Lắp các phần tử Aptomat (cầu chì; công tắc và ổ cắm) vào bảng điện.

- Lấy dấu và khoan định vị bảng điện ở vị trí điều khiển đã xác định.

- Đấu dây từ bảng điều khiển đến bảng đèn.

- Đấu dây từ nguồn điện đến bảng điện.

Sau khi đã đấu lắp chắc chắn, kiểm tra lại mạch 1 lần nữa rồi cấp nguồn cho mạch.

- Kiểm tra sự hoạt động của mạch.

5. Những lưu ý an toàn khi lắp đặt

Do đèn làm việc với điện áp cao, nên khi lắp đặt đèn phải tuyệt đối thực hiện các quy tắc an toàn điện. Bộ biến thế cao thế phải được đặt trong hộp kim loại kín và được nối đất bảo vệ, các dây dẫn điện đến đèn phải được đặt trên buli sứ cách điện. Đường dây nên đặt cao cách mặt đất khoảng 6m và cách cửa sổ, hàng rào ban công ít nhất 1m.

Thông thường với chiều dài ống đèn 6m thì điện thế làm việc cần đến 1000 V cho nên việc lắp đặt đèn này phải chú ý đảm bảo an toàn điện tuyệt đối.

Quá trình đo và kiểm tra mạch điện phải được thực hiện khi đã hoàn toàn ngắt nguồn điện.

Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 100 6. Lắp đặt mạch đèn trang trí quảng cáo 6.1. Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây Bước 1:Lắp các thiết bị lên panel thực hành

Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bộ đèn trang trí quảng cáo

Bước 2:Đấu dây

- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị

6.2. Thực hànhlắp ráp mạch 6.2.1. Dụng cụ

STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú

1 Kìm tuốt dây 01

2 Kìm điện 01

3 Kìm cắt dây 01

4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01

5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01

6 Máy bắn vít dùng Pin 01

6.2.2. Thiết bị vật tư

STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng G hi chú

1 Dõy dẫn đơn lừi một sợi 1,5 mm2 10m Hai màu

2 Bảng điện 01

3 Ống PVC 10m

4 Khớp nối 5 cái

5 Bộ đèn trang trí quảng cáo 01

6 Ốc, vít 20 cái

Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 101 6.2.3. Đánh giá kết quả

Đối với kỹ năng lắp đặt mạch đèn cao áp thủy ngân, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:

- Mạch đèn hoạt động tốt

- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện

Câu hỏi ôn tập

1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn trang trí quảng cáo 2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch đèn trang trí quảng cáo 3. Trình bày các lưu ý khi lắp đặt mạch đèn trang trí quảng cáo.

Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 102

BÀI 15:SỬA CHỮA MẠCH ĐÈN TRANG TRÍ QUẢNG CÁO

Một phần của tài liệu Giáo trình Mạch điện chiếu sáng cơ bản (Nghề Điện điện tử CĐTC) (Trang 97 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)