1.1. Cấu tạo
Đèn compactlà loại đèn huỳnh quang đặt biệtcó chất bột huỳnh quang mịn và tinh khiết hơn các đèn huỳnh quang thông thường nên có chất lượng màu và hiệu quả chiếu sáng cao (hình 8.1).
Đèn Compact có cấu tạo gồm đèn, chấn lưu, stắcte được tích hợp thành một khối. Trong đui đèn thông dụng có tích hợp chấn lưu điện tử. Vì thế thay thế đèn sợi đốt bằng đèn compact đơn giản. Ngoài ra còn có
các loại đèn có chấn lưu rời, đui đặc biệt để tránh mắc sai vào lưới.
Bóng đèn compact có đường kính ống đèn cực nhỏ được uốn cong hoặc ghép nhiều ống đèn thành một bộ. Có các loại bóng với kiểu dáng thông dụng như 1U, 2U, 3U và hình xoắn; đây chủ yếu là sự thay đổi về hình thức chứ không ảnh hưởng đến yếu tố kỹ thuật.
Bóng đèn compact giảm thiểu sự nhấp nháy ánh sáng (flicker) do được trang bị chấn lưu điện tử so với đèn huỳnh quang ống thẳng (thường dùng chấn lưu điện từ).
a) b) c) d) Hình 8.2: Các dạng bóng đèn compac
a-Dạng 1U; b-Dạng 2U; c-Dạng 3U; d-Dạng xoắn
Hình 8.1: Hình dạng bóng đèn Compact
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 58
Bóng đèn compact chủ yếu được dùng để thay thế cho bóng đèn sợi đốt, không thích hợp cho việc chiếu sáng chung (diện tích lớn), thích hợp cho việc chiếu sáng cục bộ trong các căn phòng có diện tích nhỏ (nhà tắm, nhà kho, cầu thang...).
Đèn compac có công suất 5 đến 30W có đặc điểm sau :
- Hiệu suất phát quang lớn, thường gấp hai lần đèn ống và bốn đến 10 lần đèn sợi đốt.
- Tuổi thọ cao, thường gấp hai lần đèn ống và năm lần đèn sợi đốt.
1.2. Nguyên lý làm việc
Nguyên lý làm việc của đèn compac cũng giống như nguyên lý làm việc của đèn huỳnh quang. Khi đóng công tắc, cuộn cảm, dây tóc đèn, tắc te được nối nối tiếp với nhau. Một dòng điện chạy qua stắcte sẽ tạo ra bên trong nó một đám mây điện tích, thanh lưỡng kim sẽ nóng lên cho đến khi tiếp điểm của nó đóng lại, tạo ra một dòng điện lớn gấp 1,5 lần dòng điện đèn, chạy qua dây tóc đèn và tạo ra trong cuộn cảm một từ trường mạch. Tiếp điểm thanh lưỡng kim đóng lại, thanh lưỡng kim bị nguội và mở ra. Dòng điện bị ngắt, sự thay đổi của từ trường tạo ra một điện áp cảm ứng vào khoảng 800V và đèn được mồi sáng. Sau đó cuộn cảm đóng vai trò như một điện trở để giới hạn dòng điện chạy qua đèn. Do điện áp rơi trên chấn lưu nên điện áp trên đèn chỉ còn khoảng 70V, với điện áp mà stắcte không hoạt động trở lại được.
Chất phốt pho đặt bên trong ống thủy tinh sẽ làm biến đổi tia bức xạ cực tím của quá trình phóng điện thành các tia sáng nhận thấy được.
2. Sơ đồ mạch điện 2.1. Sơ đồ nguyên lý
CC K Đ
L N
Trên hình vẽ là sơ đồ nguyên lýcủa mạch đèn compac, trong đó CC là cầu chì, K là công tắc và Đ là bóng đèn compac
Hình 8.3: Sơ đồ nguyên lý
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 59 2.2. Sơ đồ lắp đặt
3. Lắp đặt mạch đèn compac
3.1. Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây Bước 1: Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bóng đèn.
Bước 2: Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị
3.2. Thực hành lắp ráp mạch 3.2.1. Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
Ð L
CC
CT1
Hình 8.4: Sơ đồ lắp đặt
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 60
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
3.2.2. Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dõy dẫn đơn lừi một sợi 1,5 mm2 10m
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Bóng đèn 01
6 Ốc, vít 20 cái
3.2.3. Đánh giá kết quả
Đối với kỹ năng đấu mạch đèn compac, sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
4. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn compac
- Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
1
Bật công tắc đèn không sáng
- Chưa đóng nguồn cung cấp
- Công tắc tiếp xúc không tốt
- Dây nối bị đứt
- Kiểm tra và cấp lại nguồn cho mạch
- Dùng ĐHVN kiểm tra thông mạch công tắc
- Kiểm tra thông mạch cả mạch
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 61
- Chân đèn chưa vặn sát với đuôi đèn
- Bóng đèn bị hỏng.
- Kiểm tra và vặn chặt đuôi đèn
- Kiểm tra và thay bóng đèn
2
Bóng đèn sáng yếu - Điện áp lưới đặt vào đèn không đủ (Ul < Uđm)
- Hoặc do bóng đèn bị già hoá
- Bụi bẩn bám vào thành bóng đèn
- Kiểm tra điện áp nguồn bằng ĐHVN ở thang đo điện áp
- Thay thế bóng mới
- Lau sạch bóng đèn
3
Cấp nguồn; bật công tắc - Đứt cầu chì hay nhảy Aptomat
- Chập mạch do kỹ thuật đấu dây
- Do đấu dây sai
- Dùng đồng hồ và bút thử điện xác định vị trí ngắn mạch và loại bỏ.
- Kiểm tra lại dây nối để phát hiện sai sót rồi đấu lại
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch đèn compact
2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn compact 3. Trình bày các hư hỏng thường gặp của mạch đèn compact, nguyên nhân, cách kiểm tra và sửa chữa.
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 62
BÀI 9: LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN HUỲNH QUANG