1.1.Cấu tạo
Nguyên lý cấu tạo của bóng đèn halogen được cho trên hình vẽ 13.2. Sự ra đời của bóng đèn halogen đã khắc phục được các nhược điểm của bóng đèn dây tóc thường. Người ta sử dụng phần lớn thủy tinh thạch anh để làm bóng vì loại vật liệu này chịu được nhiệt độ và áp suất rất cao (khoảng 5 đến 7 bar) cao hơn thủy tinh bình
thường làm cho dây tóc đèn sáng hơn và tuổi thọ cao hơn bóng đèn thường.
Thêm vào đó, một ưu điểm của bóng halogen là chỉ cần một tim đèn nhỏ hơn so với bóng thường. Điều này cho phép điều chỉnh tiêu điểm chính xác hơn so với bóng bình thường, Đèn halogen có chứa khí halogen (như Iod hoặc Brôm). Các chất khí này tạo ra một quá trình hóa học khép kín: Iod kết hợp với vonfram (hay Tungsten) bay hơi ở dạng khí thành iodur vonfram, hỗn hợp khí này không bám vào vỏ thủy tinh như bóng đèn thường mà thay vào đó sự chuyển động đối lưu sẽ mang hỗn hợp này trở về vùng khí nhiệt độ cao xung quanh tim đèn (ở nhiệt độ cao trên 14500C) thì nó sẽ tách thành
Hình 13.2: Cấu tạo bóng đèn halogen.
1- Vỏ thủy tinh thạch anh; 2- Dây tóc tim cốt;
3- Dây tóc tim pha; 4- Giá đỡ; 5- Các tiếp điểm
Hình 13.1: Hình dạng ngoài bóng đèn hahogen
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 92
2 chất: vonfram bám trở lại tim đèn và các phần tử khí halogen được giải phóng trở về dạng khí.
Quá trình tái tạo này không chỉ ngăn chặn sự đổi màu bóng đèn mà còn giữ cho tim đèn luôn hoạt động ở điều kiện tốt trong một thời gian dài. Bóng đèn halogen phải được chế tạo để hoạt động ở nhiệt độ cao hơn 250 độ C. Ở nhiệt độ này khí halogen mới bốc hơi.
1.2. Nguyên lý làm việc
Khi có dòng điện chạy qua dây tóc thì sẽ có một lượng nhất định các phân tử kim loại bị bay hơi vào hỗn hợp khí trong bầu thủy tinh. Khí halogen (mà thành phần chính là Argon) nạp bên trong bầu thủy tinh là khí trơ nên các phân tử kim loại nói trên sẽ không kết hợp được với các phân tử khí và phần lớn các phân tử kim loại nói trên sẽ va chạm với các phân tử khí halogen, bật trở lại và bám vào dây tóc khi tắt bóng đèn.
Các phân tử kim loại không bám vào dây tóc sẽ bám trên bề mặt thủy tinh của bóng đèn.
Sự hao hụt trên khiến cho dây tóc của bóng đèn halogen sẽ bị nhỏ dần, cuối cùng là bị đứt dây tóc. Quá trìnhnày khiến cho bóng đèn halogen sẽ có tuổi thọ nhất định.
2. Sơ đồ mạch điện 2.1. Sơ đồ nguyên lý
Sơ đồ nguyên lý mạch đèn halogen được cho trên hình 13.3
Sơ đồ bao gồm các phần tử sau: Cầu chì, công tắc và đèn halogen Hình 13.3: Sơ đồ nguyên lý mạch đèn halogen
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 93 2.2. Sơ đồ lắp đặt
3. Lắp đặt mạch đèn halogen
3.1 Các bước thực hiện lắp đặt và đấu dây Bước 1:Lắp các thiết bị lên panel thực hành
Ở bước này cần xác định vị trí các thiết bị trên panel và gá lắp chúng lên. Với sơ đồ mạch như trên, các thiết bị cần gá lắp bao gồm: Ống PVC; bảng điện và bộ đèn halogen
Bước 2:Đấu dây
- Luồn dây trong ống đến các vị trí đấu lắp của các thiết bị - Đấu dây các thiết bị
3.2. Thực hành lắp đặt và đấu dây 3.2.1. Dụng cụ
STT Tên dụng cụ Số lượng Ghi chú
1 Kìm tuốt dây 01
2 Kìm điện 01
3 Kìm cắt dây 01
4 Tuốc nơ vít 4 cạnh 01
5 Tuốc nơ vít 2 cạnh 01
~ 0
Đèn halogen
Hình 13.4: Sơ đồ lắp đặt mạch đèn halogen
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 94 3.2.2. Thiết bị vật tư
STT Tên thiết bị, vật tư Số lượng Ghi chú
1 Dõy dẫn đơn lừi một sợi 1,5 mm2 10m
2 Bảng điện 01
3 Ống PVC 10m
4 Khới nối 5 cái
5 Bộ đèn halogen 01
6 Ốc, vít 20 cái
3.2.3. Đánh giá kết quả
Sản phẩm cuối cùng phải đạt được những tiêu chí sau:
- Mạch hoạt động tốt
- Các thiết bị đặt đúng theo kích thước của bản vẽ sơ đồ lắp ráp - Mạch điện đảm bảo các điều kiện về an toàn điện
4. Sửa chữa các hư hỏng mạch đèn
4.1. Một số hỏng hóc thường gặp, cách kiểm tra và sửa chữa
STT Hỏng hóc Nguyên nhân Cách khắc phục
1
Bật công tắc đèn không sáng
- Chưa đóng nguồn cung cấp - Công tắc tiếp xúc không tốt
- Dây nối bị đứt
- Chân đèn chưa vặn sát với đuôi đèn
- Bóng đèn bị hỏng.
- Kiểm tra và cấp lại nguồn cho mạch
- Dùng ĐHVN kiểm tra thông mạch công tắc
- Kiểm tra thông mạch cả mạch
- Kiểm tra và vặn chặt đuôi đèn
- Kiểm tra, thay bóng đèn
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 95 2
Bóng đèn sáng yếu
- Điện áp lưới đặt vào đèn không đủ (Ul < Uđm)
- Hoặc do bóng đèn bị già hoá
- Bụi bẩn bám vào thành bóng đèn
- Kiểm tra điện áp nguồn bằng ĐHVN ở thang đo điện áp
- Thay thế bóng mới
- Lau sạch bóng đèn
4.2. Thực hành kiểm tra và sửa chữa mạch điện 4.2.1. Công tác chuẩn bị
Thiết bị kiểm tra mạch điện là đồng hồ vạn năng và bút thử điện 4.2.2. Thực hành
- Chia nhóm và phân bổ các nhóm vào vị trí thực hành - Các nhóm tiến hành thực hiện công việc
4.2.3. Đánh giá kết quả
Đối với kỹ năng kiểm tra và sửa chữa mạch phải đạt được những tiêu chí sau:
- Thao tác kiểm tra thành thạo
- Kỹ năng sửa chữa mạch đúng cách, mạch điện sửa chữa hoạt động tốt - Thực hiện được những quy tắc an toàn cho người và thiết bị
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày cấu tạo và nguyên lý làm việc của đèn halogen 2. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước lắp đặt mạch đèn halogen
3. Trình bày quy trình kỹ thuật các bước kiểm tra và sửa chữa mạch đèn halogen.
Biên soạn: Ks. Phạm Thúy An 96
BÀI 14: LẮP ĐẶT MẠCH ĐÈN TRANG TRÍ QUẢNG CÁO